Giáo án môn Hóa học lớp 11 -Tiết: 24 - Bài 16: Hợp chất của cacbon

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức

- Tính chát vật lí của CO và CO2.

- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).

- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.

2/ Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.

- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.

3/ Thái độ.

-Những hiểu biết về tính chất các hợp chất cacbon trong đời sống sẽ làm HS thích thú hơn

4/ Trọng tâm:

- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu

( tác dụng với Mg, C ).

- Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat.

 

docx3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 -Tiết: 24 - Bài 16: Hợp chất của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:12	Ngày soạn: 24/10/2014
Tiết: 24	Ngày dạy: 03/11/2014
BÀI 16: HỢP CHẤT CỦA CACBON
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1/ Kiến thức
- Tính chát vật lí của CO và CO2.
- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ).
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
- Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
2/ Kĩ năng
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của CO, CO2, muối cacbonat.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.
3/ Thái độ.
-Những hiểu biết về tính chất các hợp chất cacbon trong đời sống sẽ làm HS thích thú hơn 
4/ Trọng tâm:
- CO có tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hóa yếu 
( tác dụng với Mg, C ).
- Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat.
II. CHUẨN BỊ:
	- Gíao viên: Mô hình C, kim cương, mẫu than, bảng tuần hoàn 
	- Học sinh: Coi lại kiến thức về cấu trúc tinh thể kim cương, tính chất hóa học của C đã học ở lớp dưới.
III. PHƯƠNG PHÁP
	Đàm thoại gợi mở, quan sát, thảo luận 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Ổn định:Kiểm diện sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:Cacbon monooxit CO
GV: Yêu cầu hs viết cấu hình e của C và O, từ đó cho biết sự tạo thành phân tử CO
GV: Bổ sung và nhận xét 
GV: Yêu cầu hs nghiên cứu sgk mục này. 
GV: Từ đặc điểm cấu tạo của CO hãy dự đoán tính chất của CO 
GV: Bổ sung tính chất a, b và cho ví dụ 
GV: Hãy xác định số oxihoá của C trong các phản ứng
GV: CO được điều chế bằng pp nào trong CN và trong PTN 
HS: Tái hiện kiến thức cũ và trả lời câu hỏi của GV, sau đó viết CTCT của CO 
HS: Đọc sgk và ghi bài 
HS: Do có liên kết 3 nên phân tử CO rất trơ về mặt hóa học, chỉ họat động ở nhiệt độ cao 
HS Xác định số oxihoá
HS: Nghiên cứu sgk và ghi bài 
A. Cacbon monoxit: CO
I. Cấu tạo phân tử: 
C O 
Nhận xét: 
Có nhiều đặc điểm giống N2( liên kết 3 bền vững, Cùng KLPT, số e trong phân tử ...) 
II. Tính chất vật lý: SGK 
III. Tính chất hóa học: 
1. CO là oxít axít không tạo muối( Oxít trung tính ):
- CO không tác dụng với nước, axít, bazơ ở điều kiện thường 
2. Tính khử: 
- Khi đốt nóng, CO cháy trong không khí, cho ngọn lửa màu lam nhạt
2CO + O2 2CO2
- CO tác dụng với nhiều oxít kim loại: 
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2
IV. Điều chế: 
1. Trong PTN:
HCOOH CO + H2O 
2. Trong CN:
C + H2O CO +H2
CO2 + C 2CO
Hoạt động 2:Cacbonđioxit
GV: Cho hs quan sát mẫu CO2 trong ống nghiệm để nêu tính chất vật lý. 
GV: Yêu cầu hs nhận xét số oxi hóa của CO2 và dự đoán tính chất hóa học của CO2
GV: Yêu cầu hs viết phương trình phản ứng
GV: Thực hiện thí nghiệm điều chế CO2 .Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết PTHH
HS: Quan sát và rút ra tính chất vật lý 
HS: C có số OXH +4 cao nhất nên CO2 chỉ thể hiện tính oxi hóa, là oxít axít nên tác dụng với nước, bazơ ...
HS: Quan sát và lên bảng viết pt 
B. Cacbon đioxit ( CO2 ) 
I. Tính chất vật lý: SGK 
II. Tính chất hóa học:
1. Là chất khí không duy trì sự cháy và sự sống 
2. Là oxít axít: 
- Tác dụng với nước: 
CO2 + H2O H2CO3
III. Điều chế
1.Trong PTN: 
CaCO3 + 2HCl " CaCl2 + CO2 + H2O
2. Trong CN: 
CaCO3" CaO + CO2
Hoạt động 3:Axit cacbonic và muối cacbonat
GV: Cho hs thảo luận để rút ra được H2CO3 là axít yếu, không bền 
GV: Yêu cầu hs quan sát bảng tính tan trong sgk và rút ra kết luận về tính tan của muối Cacbonat
GV: Yêu cầu hs lấy ví dụ về phản ứng của muối cacbonat với axít
GV: Giới thiệu và yêu cầu hs viết pư minh họa 
GV: Yêu cầu hs đọc sgk 
HS: Thảo luận đưa ra phản ứng chứng minh 
HS: Quan sát bảng tính tan và rút ra nhận xét 
HS: Lấy ví dụ và viết pt ở dạng phân tử và ion 
HS: Viết phương trình phản ứng 
HS: Đọc sgk và liên hệ thực tế để thu nhập thông tin về ứng dụng của các muối cacbonat
C. Axít cacbonic và muối cacbonat:
I. Axít Cacbonic: 
- H2CO3 là axít 2 nấc rất yếu, kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng 
H2CO3D H+ + HCO(ion Hiđrocacbonat)
HCOD H+ + CO ( ion Cacbonat ) 
H2CO3 tạo 2 loại muối khác nhau là 
II. Muối cacbonat: 
1. Tính chất: 
a.Tính tan: sgk 
b.Tác dụng với axít: 
Vd: 
NaHCO3 + HCl " NaCl + CO2 + H2O 
Na2CO3 + 2HCl " NaCl + CO2 + H2O 
- Tác dụng với bazơ: Muối HCO dễ dàng tác dụng với bazơ 
NaHCO3 + NaOH " Na2CO3
c. Phản ứng nhiệt phân: 
- Các muối cacbonat của kim loại kiềm bền với nhiệt 
- Các muối khác và muối hiđrôcacbonat khác dễ bị phân hủy khi đun nóng 
Vd: 
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O 
MgCO3 MgO + CO2
2. Một số muối cacbonat quan trọng: sgk 
4/ Củng cố:
GV dùng bài tập 1,2 sgk để củng cố và yêu cầu hs tự đánh giá điểm với nhau
5/ Dặn dò:làm BT 4, 5, 6 SGK trang 75. 
- Xem bài silic
V.BỔ SUNG- RÚT KINH NGHIỆM: 
..

File đính kèm:

  • docxTUAN 1224THU.docx
Giáo án liên quan