Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết vị trí của nitơ trong bảng hệ thống tuần hoàn.

- Hiểu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của nitơ.

- Biết được ứng dụng của nitơ và phương pháp điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp.

2. Kỹ năng

- Vận dụng cấu tạo của nitơ để giải thích tính chất vật lí, hoá học của nitơ.

- Rèn luyện kĩ năng dự đoán tính chất của một chất dựa vào mức oxi hoá của nó.

3. Thái độ - tình cảm

HS biết được những ứng dụng quan trọng của Nitơ trong cuộc sống từ đó yêu thích môn hoá học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11
Ngày soạn: 28/9/2009
Ngày dạy: 02/10/2009
NITƠ
I. Mục tiêu bài học
Kiến thức
Biết vị trí của nitơ trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Hiểu được tính chất vật lí và tính chất hoá học của nitơ.
Biết được ứng dụng của nitơ và phương pháp điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp.
Kỹ năng
Vận dụng cấu tạo của nitơ để giải thích tính chất vật lí, hoá học của nitơ.
Rèn luyện kĩ năng dự đoán tính chất của một chất dựa vào mức oxi hoá của nó.
Thái độ - tình cảm
HS biết được những ứng dụng quan trọng của Nitơ trong cuộc sống từ đó yêu thích môn hoá học.
II. Phương pháp giảng dạy
Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề kết hợp với phương tiện trực quan.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Chuẩn bị nội dung kiến thức.
Hoá chất và dụng cụ làm thí nghiệm biểu diễn.
Học sinh
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Khởi động: (5’).
Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS khi học bài mới.
GV: Cho một con cào cào vào một bình đựng N2, để vài phút.
HS: Quan sát và nhận xét.
GV: Dẫn dắt vào bài mới.
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 (5’)
Mục tiêu: Học sinh biết được vị trí và cấu tạo của Nitơ.
GV: cung cấp số thứ tự của nitơ. Yêu cầu học sinh viết cấu hình và xác định vị trí của nitơ trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Viết công thức cấu tạo của phân tử nitơ dựa vào qui tắc bát tử. Từ cấu tạo dự đoán tính tan trong nước.
Cho biết độ âm điện và các mức oxi hoá của nitơ.
Dự đoán tính chất hoá học của nitơ.
Hoạt động 2 (5’)
Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lí của nitơ dựa vào thực tế.
Từ thực tế hãy cho biết trạng thái màu sắc, mùi vị của nitơ trong tự nhiên.
Độc tính của khi nitơ. 
Từ cấu tạo phân tử hãy giải thích tính tan của nitơ trong nước.
Hoạt động 3 (5’)
Mục tiêu: Học sinh nắm được tính chất hoá học cơ bản của Nitơ dựa vào các mức oxi hoá có thể có của Nitơ.
GV: Từ các mức oxi hoá có thể có của nitơ hãy dự đoán tính chất hoá học của nitơ ? Khi nào thì thể hiện tính oxi hoá và khi nào thì thể hiện tính khử ?
Tại sao nitơ kém hoạt động ở nhiệt độ thấp ? 
Hoạt động 4 (8’)
Mục tiêu: HS viết được các phương trình phảnứng thể hiện tính oxi hoá của Nitơ.
0
GV: Tính oxi hoá của nitơ biểu hiện như thế nào ? Cho thí dụ minh họa.
Chú ý hướng dẫn cách gọi tên muối nitrua.
0
Phản ứng này để làm gì trong phòng thí nghiệm ?
Nitơ đóng vai trò gì trong các phản ứng này ?
Hoạt động 5 (5’)
Mục tiêu: HS viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của Nitơ.
0
GV: Tính khử biểu hiện như thế nào ? cho thí dụ minh hoạ.
Khí NO không màu sẽ nhanh chóng bị oxi hoá cho sản phẩm màu nâu đỏ.
Hoạt động 6 (5’)
Mục tiêu: HS nắm được một số ứng dụng quan trọng của Nitơ.
GV: Yêu cầu học sinh cho biết các ứng dụng của nitơ dựa vào hiểu biết của mình. GV cung cấp thêm một số thông tin ứng dụng của nitơ.
Hoạt động 7 (3’)
Mục tiêu: Cung cấp kiến thức cho HS về một số trạng thái tồn tại của Nitơ trong tự nhiên.
Nitơ tồn tại ở những dạng nào ?
Hoạt động 8 
Mục tiêu: HS nắm được phương pháp điều chế Nitơ trong PTN và trong CN.
GV: Nhắc lại kiến thức cũ. Nitơ trong công nghiệp được sản xuất cùng với oxi.
GV: Trong phòng thí nghiệm nitơ được điều chế bằng cách nào ?
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
- Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p3
- Nitơ thuộc chu kì 3 nhóm VA.
- Cấu tạo phân tử nitơ
NN.
- Độ âm điện 3,04 chỉ kém oxi, flo.
II. Tính chất vật lí
- Không độc, ít tan trong nước.
- Không duy trì sự sống.
III. Tính chất hoá học
Các mức oxi hoá của nitơ
-3 0 +1 +2 +3 +4 +5
Tính OXH Tính Khử
Td với CK Td với COX
1. Tính oxi hoá
a. Tác dụng với kim loại
- Tác dụng với các kim loại hoạt động mạnh.
-3
0
Mg + N2 Mg3N2
 magie nitrua
b. Tác dụng với hiđro
0
-3
 N2 + 3H2 2NH3
2. Tính khử
+2
0
 N2 + O2 2NO
 nitơ monoxit
 (không màu)
+4
NO + O2 → 2NO2
 (màu nâu đỏ)
IV. Ứng dụng SGK
V. Trạng thái tự nhiên
- Dạng tự do.
- Dạng hợp chất.
VI. Điều chế
1. Trong công nghiệp
- Chưng phân đoạn không khí lỏng.
2. Trong phòng thí nghiệm
NH4NO2N2 + 2H2O
NH4Cl +NaNO2 N2 + NaCl + 2H2O
V. Tổng kết (2’)
Tính chất hoá học cơ bản của nitơ là gì ? Giải thích nguyên nhân, cho thí dụ minh hoạ.
Dặn dò 
Làm bài tâp SGK và SBT.
Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docTiet1111.doc
Giáo án liên quan