Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 3: Sự điện li
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức
- Hs biết sự điện li, chất điện li là gì.
- Hs biết thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
2, Kỹ năng
- Hs quan sát và giải thích được thí nghiệm chứng minh tính dẫn điện của dung dịch.
- Hs có kỹ năng phân biệt chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3, Thái độ
Tích cực tiếp thu kiến thức và liên hệ với thực tế cuộc sống.
II/ Chuẩn bị
- Gv chuẩn bị bản photo khổ giấy lớn sơ đồ hình 1.1 SGK trang 4.
- Gv photo cho mỗi hs 1 bản đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm (thời gian 15 phút).
- Phân phối thời gian: 45 phút.
Ngày soạn :....../../.. Ngày giảng:../../. CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI Tiết 3: SỰ ĐIỆN LI I/ Mục tiêu 1, Kiến thức - Hs biết sự điện li, chất điện li là gì. - Hs biết thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 2, Kỹ năng - Hs quan sát và giải thích được thí nghiệm chứng minh tính dẫn điện của dung dịch. - Hs có kỹ năng phân biệt chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 3, Thái độ Tích cực tiếp thu kiến thức và liên hệ với thực tế cuộc sống. II/ Chuẩn bị - Gv chuẩn bị bản photo khổ giấy lớn sơ đồ hình 1.1 SGK trang 4. - Gv photo cho mỗi hs 1 bản đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm (thời gian 15 phút). - Phân phối thời gian: 45 phút. III/ Phương pháp Mô tả thí nghiệm, giải thích hiện tượng. IV/ Các hoạt động dạy và học: 1, Ổn định lớp: 2, Kiểm tra bài cũ Kiểm tra 15 phút (Khảo sát chất lượng đầu năm) Đề kiểm tra Cân bằng phương trình phản ứng hoá học bằng phương pháp thăng bằng electron: a, KNO3 + FeS2 → KNO2 + Fe2O3 + SO3 b, FeS2 + HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O Đáp án a, 15KNO3 + 2FeS2 → 15KNO2 + Fe2O3 + 4SO3 b, FeS2 + 18HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 15NO2 + 7H2O 3, Bài mới Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: - Gv treo sơ đồ hình 1.1 SGK trang 4 đã chuẩn bị trước, rồi mô tả thí nghiệm chứng minh tính dẫn điện của dung dịch với các hoá chất: nước cất, dung dịch saccarozơ, dung dịch muối ăn. - Hs quan sát sơ đồ và nhận xét về tính dẫn điện của dung dịch muối. - Gv yêu cầu hs mô tả thí nghiệm tương tự với 1 số hoá chất khác và rút ra kết luận chung. - Hs mô tả thí nghiệm rồi đưa ra kết luận. Hoạt động 2: - Gv giải thích cho hs hiểu vì sao các dung dịch axit, bazơ, muối có khả năng dẫn điện. Từ đó hướng dẫn hs viết phương trình điện li. - Hs tự viết thêm phương trình điện li với 1 số chất khác. Hoạt động 3: - Gv mô tả thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch HNO3 và dung dịch CH3COOH. Từ đó đặt câu hỏi: có thể chia chất điện li thành mấy loại? - Hs dựa vào hiện tượng thí nghiệm để so sánh khả năng dẫn điện của 2 chất và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: - Gv giới thiệu khái niệm chất điện li mạnh và chỉ ra 1 số loại chất thuộc chất điện li mạnh, sau đó hướng dẫn hs viết phương trình điện li. - Hs nêu 1 số ví dụ cụ thể về chất điện li mạnh và viết phương trình điện li với các chất đó. - Gv giới thiệu khái niệm chất điện li yếu và chỉ ra 1 số loại chất thuộc chất điện li yếu, sau đó hướng dẫn hs viết phương trình điện li. - Hs nêu 1 số ví dụ cụ thể về chất điện li yếu và viết phương trình điện li với các chất đó. I/ Hiện tượng điện li 1, Thí nghiệm - Tiến hành: nối các điện cực trong 3 cốc thuỷ tinh sau với cùng 1 nguồn điện: + cốc 1: nước cất + cốc 2: dung dịch saccarozơ (C12H22O11) + cốc 3: dung dịch muối ăn (NaCl) - Hiện tượng: chỉ có bóng đèn ở cốc 3 sáng. - Nhận xét: dung dịch NaCl dẫn điện; nước cất và dung dịch saccarozơ không dẫn điện. - Tiến hành thí nghiệm tương tự với NaCl khan, rượu etylic (C2H5OH), dung dịch NaOH, dung dịch HCl, thì chỉ có dung dịch NaOH và dung dịch HCl làm đèn sáng. - Kết luận: các dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện. 2, Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước - Axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion, đó là các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do, do vậy các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện. - Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li. Vậy axit, bazơ, muối là chất điện li. - Sự điện li biểu diễn bằng phương trình điện li. - Ví dụ: NaCl → Na+ + Cl- NaOH → Na+ + OH- HCl → H+ + Cl- II/ Phân loại chất điện li 1, Thí nghiệm - Tiến hành: nối các điện cực trong 2 cốc thuỷ tinh sau với cùng 1 nguồn điện: + cốc 1: dung dịch HNO3 0,10M + cốc 2: dung dịch CH3COOH 0,10M - Hiện tượng:bóng đèn ở cốc 1 sáng hơn bóng đèn ở cốc 2 - Nhận xét: nồng độ ion trong dung dịch HNO3 lớn hơn nồng độ ion trong dung dịch CH3COOH, hay số phân tử HNO3 phân li tạo ion nhiều hơn số phân tử CH3COOH phân li tạo ion. 2, Chất điện li mạnh và chất điện li yếu a- Chất điện li mạnh - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. - Chất điện li mạnh gồm: + axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, HClO4, + bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, + hầu hết các muối: NaCl, KCl, Mg(NO3)2, - Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh viết dấu mũi tên 1 chiều. - Ví dụ: NaNO3 → Na+ + NO3- b- Chất điện li yếu - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. - Chất điện li yếu gồm: + axit yếu: CH3COOH, H2S, H2CO3, H2SO3, + bazơ yếu: Bi(OH)3, Mg(OH)2, + 1 số muối: CuCl2, HgCl2, - Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, viết 2 dấu mũi tên ngược chiều nhau. - Ví dụ: CH3COOH CH3COO- + H+ 4, Củng cố : - Gv yêu cầu hs trả lời các bài tập 3, 4, 5 SGK trang 7 để củng cố kiến thức vừa học. 5, Dặn dò - Bài 1 → 5 SGK trang 7. Bài 1.3, 1.5, 1.6 SBT trang 3, 4 (hs khá, giỏi). .
File đính kèm:
- Giao an hoa 11 tiet 3.doc