Đề thi học kỳ I – khối 11 cơ bản (2007-2008) môn hoá - thời gian : 50 phút

1. Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau:(không kể sự phân li của H2O)

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

2. Hiện tượng xảy ra khi cho Cu vào HNO3 loãng:

A. Có khí H2 bay ra.

B. Dung dịch màu xanh, có khí nâu đỏ bay ra.

C. Dung dịch màu xanh, có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí.

D. Không có hiện tượng gì.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kỳ I – khối 11 cơ bản (2007-2008) môn hoá - thời gian : 50 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ A
ĐỀ THI HỌC KỲ I – KHỐI 11 CƠ BẢN (2007-2008)
MƠN HỐ - THỜI GIAN : 50 PHÚT
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3đ).
Học sinh kẻ bảng trả lời trắc nghiệm vào giấy làm bài như sau:
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trả lời
1. Trong dung dịch H3PO4 có bao nhiêu loại ion khác nhau:(không kể sự phân li của H2O)
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
2. Hiện tượng xảy ra khi cho Cu vào HNO3 loãng:
A. Có khí H2 bay ra.
B. Dung dịch màu xanh, có khí nâu đỏ bay ra.
C. Dung dịch màu xanh, có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí.
D. Không có hiện tượng gì.
3. Cặp oxít nào sau đây không tạo muối ?
A. CO2, SO2.	B. CO, NO.
C. SiO2, P2O5.	D. Mn2O7, N2O5.
4. Phương trình ion thu gọn: 
2H+ + SiO32- ----->H2SiO3 là phản ứng giữa các chất nào sau đây:
A. Acid cacbonic và canxi silicat.
B. Acid clohidric và natri silicat.
C. Acid cacbonic và natri silicat.
D. Acid clo hidric và canxi silicat.
5. Trong phản ứng :
H2SO4 + P ----> H3PO4 + SO2 + H2O.
Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:
A. 13.	B. 14.	C. 15	D. 16.
6. Nhiệt phân hoàn toàn NH4HCO3 thu được sản phẩm nào ?
A. NH3, CO2, H2O.	B. N2, CO2, H2O.
C. N2O, CO2, H2O.	D. NH4 và HCO3.
7. Phân bón nào có hàm lượng Nitơ cao nhất:
A. NH4NO3.	B. NH4Cl.
C. (NH2)2CO.	D. (NH4)2SO4.
8. Dãy chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh:
A. CH3COOH, NaHCO3, KNO3.
B. HCl, AgCl, Cu(NO3)2.
C. NaOH, BaSO4, H2SO4.
D. NH4Cl, Ba(OH)2, Na2CO3.
9. Khi nói về cacbon đioxit đều khẳng định nào sau đây là sai:
A. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là đám cháy kim loại mạnh.
B. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
C. Chất khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.
D. Chất khí không độc, không duy trì sự sống.
10. Cho 500 ml NaOH 1M vào 200 ml H3PO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch có những muối nào?
A. NaH2PO4, Na2HPO4.	B. NaH2PO4, H3PO4 dư.
C. Na2HPO4, Na3PO4.	D. Na3PO4, NaOH dư.
11. Natri silicat có thể điều chế bằng những cách nào?
A. Đun SiO2 với NaOH đặc, nóng.
B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
D. Cho Si tác dụng với dung dịch HCl.
12. Cacbon tác dụng trực tiếp với chất nào trong dãy sau đây:
A. Al2O3, H2SO4, I2, CO.	
B. MgO, SiO2, Cl2, Al.
C. O2, CO2, Fe2O3, H2.	
D. H2O, CaO, HNO3, K2Cr2O7.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 đ)
Câu 1: Viết chuỗi phương trình phản ứng sau ghi rõ điều kiện (1,5 đ).
 Al(NO3)3 ---> NO2 --->HNO3 ---> H3PO4 --->Na2HPO4 --->Na3PO4 ---> Ag3PO4.
Câu 2: Chỉ dùng 2 hoá chất nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: (2 đ).
Amoni nitrat, amoni clorua, sắt (III) nitrat, magie clorua.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,45 gam chất hữu cơ (A) thu được 0,15 mol CO2 ; 3,15 gam H2O; 0,56 lít N2 (đkc). Tìm công thức phân tử của (A), biết tỉ khối của A so với không khí là 3,07. (1 đ)
Câu 4: Cho 14,05 gam hỗn hợp (A) gồm Zn và Ag tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí màu nâu đỏ (đkc) và dung dịch (B).
a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp (A) ? (1,5 đ)
b/ Cô cạn dung dịch (B), rồi nhiệt phân hoàn toàn. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung ? (1 đ)
Cho biết Zn = 65, Ag = 108, H=1, O = 16, N=14

File đính kèm:

  • docHOA 11CB DE A.doc
Giáo án liên quan