Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 22: Silic và hợp chất của silic
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS biết:
- Tính chất vật lí, hh của Si và hợp chất của Si
- Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của Si
2/ Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan
II/ Chuẩn bị:
- Thí nghiệm biểu diễn: Tính chất của SiO2 , H2SiO3
- BTH
- Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
- Phiếu học tập
III/ Các bước lên lớp:
Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số
Bước 2: Kiểm tra bài cũ ( PHT )
Bước 3:Giảng bài mới
* Vào bài:
Tuần : 16 Tiết : 31 Chương: 3 NHÓM CACBON Bài : 22 SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: HS biết: - Tính chất vật lí, hh của Si và hợp chất của Si - Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của Si 2/ Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan II/ Chuẩn bị: - Thí nghiệm biểu diễn: Tính chất của SiO2 , H2SiO3 - BTH - Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng - Phiếu học tập III/ Các bước lên lớp: Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ ( PHT ) Bước 3:Giảng bài mới * Vào bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Silic ở vị trí nào trong BTH? Có tính chất giống nhau khác C? - Nêu những tcvl của Si? ( t0s và t0nc rất cao: giống Cacbon; Si tinh thể có tính bán dẫn: khác Cacbon ) * GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: - Si pứ với 1 số phi kim hoạt động như F2 ( ở nhiệt độ thường ); Cl2 , Br2 , I2 , O2 (đun nóng) C, N2 , S ( ở nhiệt độ cao ) ; tác dụng với dd kiềm giải phóng hidro ( Cacbon không có pứ này ), với 1 số kim loại, -> Qua các pthh, Si đóng vai trò gì? - Kết luận về tchh của Si? - Trong tự nhiên, Si có ở đâu? Si có tồn tại ở dạng đơn chất không? Tại sao? Si có trong thành phần của những loại hợp chất nào? - Si có những ứng dụng quan trọng nào? Ứng dụng đó có liên quan tới tính chất nào của Si? - Si được điều chế như thế nào? * SiO2, H2SiO3 và muối silicat là những hợp chất quan trọng của Si. Chúng có tính chất và ứng dụng gì? - Ở trong dd kiềm, silicat kl kiềm bị thủy phân mạnh tạo ra môi trường kiềm Na2SiO3 + 2 H2O 2NaOH + H2SiO3 I. Silic ( Si = 28 ) 1/ Tính chất vật lý - Có 2 dạng thù hình: tinh thể và vô định hình - Si tinh thể cấu trúc tương tự kim cương, màu xám và có tính bán dẫn, t0nc: 14200C - Si vô định hình: chất bột màu nâu. 2/ Tính chất hóa học a) Tính khử Tác dụng với phi kim: 0 +4 Si + 2 F2 à SiF4 ( silic tetreflorua ) Si + O2 à SiO2 ( silic đioxit ) Tác dụng với hợp chất: 0 +4 Si + 2 NaOH + H2O à Na2SiO3 + 2 H2 b/ Tính oxi hóa: 0 -4 2 Mg + Si à Mg2Si ( magie silixua ) Tương tự C, Si có tính khử và tính oxh. Trong hợp chất trên, Si có số oxh: +4 , -4. Do số e ngoài cùng = 4 ( tương tự C ) Khác C: Si không pứ trực tiếp với hidro, Si có thể tan trong kiềm, Si hoạt động yếu hơn C. Do RSi lớn hơn (số lớp e nhiều hơn )nên khả năng hút e của hạt nhân yếu hơn so với C 3/ Trạng thái tự nhiên: - Có trong thành phần các hợp chất: silic đioxit, khoáng vật silicat và alumiaosilicat: cao lanh, mica, đá xà vân, thạch anh, fenspat, (h 3.7 ) - Chiếm khoảng 29,5 % khối lượng vỏ trái đất (sau oxi) 4/ Ứng dụng và điều chế: Ứng dụng: - Làm chất bán dẫn trong các linh kiện điện tử - Chế tạo hợp kim ( ferosilic được dùng để chế tạo thép chịu axit ) Điều chế: Từ pứ SiO2 với các chất khử mạnh ( Al, Mg, C, ) SiO2 + 2 Mg à Si + 2 MgO II. Hợp chất của Silic 1/ Silic đioxit ( SiO2 = 60 ) * Tính chất vật lý: - Chất t. thể, không tan trong nước, t0nc: 17130C * Tính chất hóa học: - Tác dụng chậm với kiềm đặc, nóng. Tan dễ trong kiềm nóng chảy hoặc cacbonat kl kiềm nc SiO2 + 2 NaOH à Na2SiO3 + H2O SiO2 + Na2CO3 à Na2SiO3 + CO2 - Tác dụng với dd HF ( khắc thủy tinh ) SiO2 + 4 HF à SiF4 + 2 H2O * Trạng thái của SiO2 tự nhiên: cát và thạch anh * Ứng dụng: nguyên liệu sx thuỷ tinh, đồ gốm II/ Axit silixic và muối silicat a/ Axit silixic ( H2SiO3 = 78 ) - Chất kết tủa keo, không tan trong nước, dễ mất nước khi bị đun nóng - Tính axit rất yếu ( < H2CO3) à bị khí CO2 đẩy ra khỏi dd muối silicat Na2SiO3 + CO2 + H2O à Na2CO3 + H2SiO3 - Silicagen: là chất khô được điều chế bằng cách sấy khô H2SiO3 b/ Muối silicat - Đa số không tan, chỉ có muối silicat của k.loại kiềm tan trong nước - Thuỷ tinh lỏng(dd đặc Na2SiO3 và K2SiO3): là chất chống cháy cho vải, gỗ, dùng chế tạo keo dán thủy tinh và sứ. Bước 4: Củng cố ( Thực hiện bài tập SGK trang 92 ) Bước 5: Nhận xét - dặn dò Học bài ghi; Đọc SGK; Hoàn tất các bài tập; Xem trước bài 23. Công nghiệp silicat ( soạn bài )
File đính kèm:
- Tiet 31 lop 11 NC.doc