Giáo án môn Đạo đức - Tuần 5

I. Mục tiêu :

- HS biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho gia đình , cho xã hội .

- HS khá giỏi xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đạo đức - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày thỏng năm 2012
Đạo đức
Có chí thì nên
I. Mục tiêu : 
- HS biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho gia đình , cho xã hội . 
- HS khá giỏi xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Bài cũ :
Vì sao phải có trách nhiệm với công việc mình làm ?
- GV nhận xét, cho điểm. 
B.Bài mới :
 *GV giới thiệu bài
 *HĐ1: Tìm hiểu thông tin
- Hoạt động cả lớp:
- Tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng 
- Gọi HS đọc thông tin trang 9. 
+Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong học tập và cuộc sống ?
+Anh đã vượt qua khó khăn và vươn lên như thế nào ?
+Em học được gì từ gương Trần Bảo Đồng ?
- Kết luận : Dù khó khăn nhờ có ý chí quyết tâm phấn đấu, biết cách sắp xếp thời gian Trần Bảo Đồng đã đạt kết quả cao trong học tập.
*HĐ2 : Xử lí tình huống 
- Chia HS thành 3 nhóm và yêu cầu H thảo luận và hoàn thành bài tập 1 và 2 trong SGK
- Nhận xét, kết luận: Cho dù khó khăn đến đâu các em cũng phải cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình .
*HĐ3 :Liên hệ.
- Tổ chức cho HS kể về những khó khăn và cách khắc phục của em 
- Nhận xét 
* Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau .
- 2 HS phát biểu ý kiến 
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe 
- 2 HS đọc thành tiếng lớp nghe .
+ Gia đình nghèo anh em đông, mẹ đau yếu, phải thay mẹ đi bán bánh mì.
+Sử dụng thời gian hợp lí ,phương pháp học tập tốt, học sinh giỏi trong 12 năm.
+ 4 HS nêu 
- HS lắng nghe.
- 3 nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập rồi báo cáo trước lớp 
- Lớp nhận xét.
- HS nghe 
-HS tự kể trước lớp . 
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe 
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình
I. Mục tiêu :
- HS biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản 1 số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình .
- Biết giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống .
II. Đồ dùng dạy học : 
- Một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống thông thường trong gia đình .
- Tranh ảnh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình .
- Một số loại phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu : 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
2'
33'
1'
10'
20'
2'
A. Bài cũ : Gọi HS nêu cách thêu dấu nhân 
- GVnhận xét và ghi điểm .
B. Bài mới : 
*GV giới thiệu bài.
*HĐ1: Xác định các dụng cụ đun nấu , ăn uống thông thường .
+Hãy kể tên các dụng cụ thường dùng để đun nấu, ăn uống trong gia đình ?
- GVghi tên các dụng cụ đó lên bảng theo từng nhóm 
- Gọi HS nhận xét và nhắc lại các dụng cụ đun nấu ăn uống trong gia đình .
 *HĐ2: Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình .
- Y/c HS thảo luận theo nhóm về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình .
- GV phát phiếu và HD cho các nhóm thảo luận . 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kq thảo luận .
- Y/c nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- GV dùng tranh để kết luận kết quả thảo luận đúng .
*HĐ3: Đánh giá kết quả học tập 
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập và tinh thần học tập của các nhóm . 
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường dùng trong nấu ăn để chuẩn bị cho bài sau chế biến thức ăn
- 2HS nêu lớp nhận xét 
- HS lắng nghe 
+ Nhiều HS kể: Nồi, chảo, bát, đĩa, mâm, thìa, đũa, dao, thớt ...
- 2HS nhận xét và nhắc lại .
- HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình. 
- HS lắng nghe 
-Nhóm nhận phiếu và thảo luận theo nội dung phiếu . 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe 
- Về nhà sưu tầm
Toán: Tiết 25
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: Giúp H:
	- Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Nắm được bảng đơn vị đo diện tích: Tên gọi và kí hiệu của các đơn vị đo, thứ tự các đơn vị trong bảng, mối liên hệ giữa các đơn vị kế tiếp nhau.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II. Đồ dùng dạy học:
	T: - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1 m.
	 - Bảng đơn vị đo diện tích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
HĐ của T
HĐ của H
2'
32'
1'
5'
9'
15'
2'
A/ Bài cũ:
+ Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học từ lớn đến bé.
- T ghi bảng.
B/ Bài mới:
1.GTB và ghi đầu bài trên bảng .
2. HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Mi-li-mét vuông.
- T giới thiệu: Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị đo mi-li-mét vuông.
+ Mi-li-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh bao nhiêu?
- Y/c 1 H lên bảng viết tắt đơn vị đo Mi-li-mét vuông.
- Y/c H quan sát hình vẽ biểu diễn 1 cm2.
+ Hình vuông 1 cm2 được chia thành bao nhiêu hình vuông nhỏ có diện tích 1 mm2?
+ Nêu mối quan hệ giữa 1cm2 và 1mm2 ?
- T ghi bảng.
3. HĐ2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
+ Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn và ngược lại?
- T ghi vào bảng đơn vị đo mm2.
+ Những đơn vị đo diện tích nào lớn hơn
 m2 ?
- T ghi bên trái cột m2.
+ Những đơn vị đo diện tích nào bé hơn m2 ?
- T ghi bên phải cột m2.
- Y/c H nêu mối quan hệ giữa m2 với dam2 và dm2 .
- T ghi bảng.
- Gọi H lên hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
+ Nêu nhận xét giữa các đơn vị đo diện tích liền kề?
- Lưu ý H phân biệt mối quan hệ này với các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng.
4. HĐ3: Luyện tập.
- T giao bài.
- Hướng dẫn H làm BT cá nhân.
- Gọi H chữa bài.
Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu.
- Gọi H đọc y/c, đọc mẫu.
- Y/c H đọc bài làm.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi H lên bảng làm bài.
+ Nêu cách làm câu a)?
+ Câu b) có gì khác câu a) ?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích khi viết tương ứng với mấy chữ số?
Bài 3: Viết PS thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi H đọc bài làm.
+ Nêu cách làm?
C.Củng cố dặn dò.
- T nhận xét chung tiết học.
- BTVN: VBT.
- H nêu: Km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2.
- H lắng nghe 
+ 1 mm.
+ 1 mm2 
+ 100 hình
+ 1 cm2 = 100 mm2 
 1 mm2 = cm2
- H nêu.
+ km2; hm2 ; dam2.
+ dm2 ; cm2 ; mm2 .
- Nêu.
- H lên bảng hoàn thành bảng.
- H nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo:
+ Mỗi đơn vị đo gấp 100 lần đơn vị bé hơn liền sau nó và bằng đơn vị lớn hơn liền kề.
- H làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
- Hđọc mẫu.
- Đọc bài làm.
- 3 H lên bảng làm bài.
- Lớp nhân xét bổ sung.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ta thêm 2, 4, … chữ số 0 vào bên phải số đó.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé ta bớt 2, 4, …chữ số 0 vào bên trái số đó.
+ Tương ứng với 2 chữ số.
- H đọc bài làm, lớp nhận xét chữa bài.
- H nêu.
- H nghe 
- Về nhà thực hiện.
Tiết 2 : Tự học : Tiếng Việt 
Ôn luyện từ và câu 
I. Mục tiêu :
- Luyện tập về từ trái nghĩa và đồng âm 
- Mở rộng vốn từ về chủ nghĩa hoà bình và hợp tác hữu nghị 
II . Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của T
Hoạt động của H 
Giới thiệu nội dung , tiết học 
HĐ 1 : Củng cố về từ đồng âm khác nghĩa 
Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa trong các câu sau :
a, Trời nắng nhanh mưa , trời mưa chóng tối 
b, Chôn thì sống , bổng thì chết 
c, Một miếng khi đói bằng một gói khi no 
? Những từ như thế nào gọi là từ trái nghĩa 
- Nhận xét , củng cố về từ trái nghĩa 
Bài 2 : Phân biệt các từ đồng âm sau :
a, Bàn chân - bàn bạc 
b, Cán đậu - chim đậu trên cành 
c, Con ngựa đá - Con ngựa đá 
d, Ba giảng bài tập Ba cho bé 
- Nếu H giải thích cho h thêm hiểu 
- HĐ 2 :Mở rộng vốn từ về chủ nghĩa hoà bình và hợp tác hữu nghị 
Bài 3 :hãy viết 2 câu về khát vọng hoà bình của em : 
- Nhận xét 
Bài 4 : Giải thích các từ sau :
hữu nghị , hữu hiệu , chiến hữu , hữu tình 
- Nếu H giải thích chưa chính xác thì giải lại 
b, Đặt câu với từ " hữu", có nghĩa là bạn bè .
Củng cố dặn dò :
Nhận xét tiế học 

File đính kèm:

  • docDD-K-T.doc
Giáo án liên quan