Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Đề tài: Hát và vận động "Làm chú bộ đội"

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả “Hoàng Long”.

- Trẻ hiểu và thích thú khi nghe cô hát bài “Màu áo chú bộ đội”.

- Múa nhịp nhàng theo lời bài hát, thể hiện tính chất hành khúc.

- Phát triển tai nghe âm nhạc và rèn luyện trí nhớ âm nhạc cho trẻ

- Giáo dục trẻ biết kính yêu và biết ơn chú bộ đội.

II/ CHUẨN BỊ:

- Máy cát-sét, đĩa bài hát Màu áo chú bộ đội.

- Tranh ảnh chú bộ đội.

- Mũ, áo bộ đội làm trang phục.

- Cô vẽ một số vòng tròn tùy vào số lượng trẻ của lớp, mỗi vòng cách xa nhau.

 

doc59 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Đề tài: Hát và vận động "Làm chú bộ đội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chơi 3 - 4 lần
Cô nhận xét - tuyên dương 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Sinh hoạt văn nghệ
Chơi ở các góc
I. YÊU CẦU 
	- Trẻ biết được ngày sinh nhật của mình và của bạn cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của cô và của các bạn.
- Trẻ biết yêu quý, gắn bó với các bạn trong lớp.
II. CHUẨN BỊ:
Quà, bánh kẹo các nguyên vật liệu làm quà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ
Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ tham gia biểu diễn
Cho trẻ biểu diễn dưới mọi hình thức
Động viên trẻ mạnh dạn tham gia.
Hoạt động 2: Chơi ở các góc
- Cô cho trẻ chơi tự do ở các góc.
- Cô bao quát trẻ chơi.
Thứ 6 ngày 9 tháng 12 năm 2011-11-23 
HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Bật sâu 25 cm
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết cầm bằng hai tay và chạy thật nhanh 15m.
- Ném mạnh bằng hai tay và chạy theo hướng thẳng về đến đích.
- Trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh.
II/ CHUẨN BỊ:
	* CÔ: Nhạc và sân rộng.
	* TRẺ: Túi cát.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
	1. Hoạt động 1: 
- Cho trẻ đi, chạy theo vòng tròn 1-2 vòng rồi cho trẻ về hàng đứng.
	2. Hoạt động 2: 
	* Bài tập phát triển chung:
	+ Hô hấp: Thổi bay
	+ Tay: Đánh tay cao thấp
	+ Chân: Ngồi xổm, đứng lên
	+ Bụng: Đứng cúi người về trước
	+ Bật: Bật tách, khép chân
	* Vận động cơ bản:
- Giới thiệu với trẻ là bật sâu 25cm.
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau, ở giữa cô để những chiếc ghế cao khoảng 25cm.
	X	X	X	X	X	X	X
 Bật sâu 25cm
	X	X	X	X	X	X	X
- Cô bật mẫu lần 1 không giải thích.
- Lần 2 cô giải thích: Cô trèo lên ghế, hai tay cô chống hông và hai chân khụy gối lấy đà bật mạnh xuống hố bằng hai bàn chân.
- Cô mời một bạn lên bật mẫu, nếu trẻ thực hiện sai cô sửa cho trẻ.
- Mời một bạn khác lên thực hiện.
- Cô cho từng trẻ của hai hàng lên thực hiện. Bạn nào thực hiện sai cô cho trẻ thực hiện lại.
- Cô vừa cho các con làm gì?
- Cho trẻ nhắc lại cách bật sâu.
- Cho hai hàng thi đua nhau bật sâu, đội nào bật đúng và nhanh thì đội đó thắng.
- Hôm nay các con học giỏi quá cô thưởng cho các con trò chơi.
* GD: Khi các con chơi không được gian lận và con không được đùa giỡn, phải chú ý lắng nghe.
	* Trò chơi vận động: Vượt trướng ngại vật.
- Cho trẻ chia lớp thành hai nhóm đứng thành hai hàng dọc:
- Luật chơi: Trèo qua ghế lấy bát về ăn cơm.
	+ Mỗi trẻ chỉ được lấy một cái chén và lần lượt chỉ được lên 1 bạn.
- Cách chơi:
	+ Cho từng trẻ của từng hàng lên trèo lên xuống ghế, vượt qua các chướng ngại vật là ghế lấy cái bát đem về để vào rổ của đội mình. Bạn nào lên lấy bát xong về cuối hàng đứng.
	+ Trẻ vừa thi đua vừa đọc bài thơ Cái bát xinh xinh. Khi nào cả lớp đọc hết bài thơ thì kết thúc trò chơi.
	+ Cô cùng trẻ kiểm tra xem đội nào lấy được nhiều cái bát hơn và không phạm luật.
	3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi thành vòng tròn nhẹ nhàng, thả lỏng hay tay và hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát bầu trời
Trò chơi: - Dung dăng dung dẻ
- Ai bay
I.YÊU CẦU 
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành của buổi sáng.
	- Biết được sự thay đổi của thời tiết
II. CHUẨN BỊ:
Đồ chơi để trẻ chơi
Một số bài thơ, câu đố trẻ đã được học trong chương trình.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1:Quan sát bầu trời
Cô cho trẻ ra sân cùng cô quan sát bầu trời, nêu nhận xét về bầu trời.
Cô gợi hỏi trẻ để trẻ trả lời bầu trời hôm nay như thế nào?
Sau đó cô cho trẻ ngồi vào ghế đá ôn luyện thơ.
Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm 
Hoạt động 2: Trò chơi Dung dăng dung dẻ
Luật chơi: Vung tay và hành động theo nhịp của bài đồng giao.
Cách chơi: cho trẻ nắm tay thành từng nhóm 3 - 5 trẻ vừa đi vừa đọc lời của bài đồng dao đồng thời vung tay về hai bên đọc cho đến cuối cùng thì ngồi thụp xuống.
Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
Hoạt động 3: Trò chơi Ai bay
Cô giới thiệu tên trò chơi và cho trẻ nhắc lại cách chơi
Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chuyện về chủ điểm
Nêu gương cuối tuần
I.YÊU CẦU
	- Trẻ biết kể về một số ngành nghề trong xã hội ở địa phương trẻ và một số sản phẩm cho ngành nghề đó làm ra. Cần thiết cho xã hội và gia đình trẻ.
	- Trẻ tham gia trò chuyện cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
Một số hình ảnh về ngành nghề.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện về ngành nghề
Cô và trẻ trò chuyện về trẻ, về sản phẩm cần thiết cho gia đình trẻ.
Cho trẻ về nhà sưu tầm một số dụng cụ của nghề.
Hoạt động 2: Nhận xét nêu gương cuối tuần
Cô cho trẻ tự nhận xét về mình về bạn.
Cô nhận xét lại và phát phiếu bé ngoan
 ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
TUẦN 3
 Thứ 2 ngày 12 tháng 12 năm 2011
HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Vẽ cửa sổ
I/ Mục đích yêu cầu
Trẻ biết được cửa sổ có nhiều loại: hình vuông, hình chữ nhật,.
	2. Kỹ năng: Vẽ được các dạng hình của cửa sổ.
- Phân biệt được các hình hình học.
- Tô màu không lem ra ngoài.
- Trẻ biết đếm số và tương ứng số mấy.
	3. Giáo dục: Yêu quý sản phẩm của mình và của bạn. 
II/ Chuẩn bị:
	* Cô: Máy cas-xét và đĩa bài hát cháu yêu cô chú công nhân.
- Tranh về một số nhà có nhiều cửa sổ khác nhau.
- Tranh vẽ mẫu của cô.
	* Trẻ: Giấu a4, bút màu.
III/ Cách tiến hành:
	1. Hoạt động 1: XEM TRANH MẪU
- Cho trẻ xem tranh mẫu một số cửa sổ.
- Xem tranh ngôi nhà có cửa sổ hình vuông:
	+ Con thấy ngôi nhà này có cái này là cái gì?
	+ Cửa sổ có hình gì? Tại sao con biết đây là hình vuông?
	+ Có mấy cạnh? Bốn cạnh như thế nào với nhau?
- Xem tranh cửa sổ hình chữ nhật:
	+ Cửa sổ này có hình gì? Tại sao con biết?
	+ Có mấy cạnh? Bốn cạnh có bằng nhau không?
	+ Các con thấy trên cửa sổ có gì nửa? Tại sao lại trang trí cửa sổ?
- Xem tranh mẫu của cô vẽ cửa sổ hình tròn:
	+ Các con xem cửa sổ này có hình gì? Tại sao con biết?
	+ Hình tròn này như thế nào có lăn được không? Vì sao?
	+ Con thấy tranh mẫu của cô ngoài cửa sổ hình tròn còn có gì nửa?
	+ Vậy các con nhìn xem cửa sổ lớp mình như thế nào? Có trang trí gì không?
	+ Vì sao cô trang trí cửa sổ?
- Các con có muốn làm những chú thợ xây xây cửa sổ cho nhà của mình được thóang mát không?
- Cho trẻ về chỗ ngồi, vừa đi vừa hát Cháu yêu cô chú công nhân.
	2. Hoạt động 2: TRẺ THỰC HIỆN
- Cho trẻ về chỗ ngồi để vẽ:
- Các con thích vẽ cửa sổ hình gì cho ngôi nhà của mình?
- Hỏi lại trẻ các dạng hình của hình học.
- Các con vẽ xong thì các con làm gì nửa?
- Cô mở nhạc bài hát Cháu yêu cô chú công nhân.
- Khi nào hết nhạc thì các con đem sản phẩm lên bảng trưng bày.
- Quá trình trẻ vẽ cô giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn.
- Vẽ xong cho trẻ tô màu sản phẩm của mình.
- Cô quan sát trẻ vẽ.
- Bạn nào vẽ xong đem lên bảng trình bày.
	3. Hoạt động 3: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM
- Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm.
- Cô mời 1 vài trẻ nhận xét xem sản phẩm của ai đẹp? Vì sao đẹp?
- Bạn vẽ có đúng không? 
- Cô nhận xét và giải thích cho trẻ biết vì sao bức tranh đó đẹp.
- Bạn nào vẽ chưa đẹp thhì lần ssao cố gắng hơn. Còn bạn nào vẽ chưa hoàn chỉnh thì lát nửa cô cho vào hoạt động góc vẽ và tô màu tiếp.
	4. Hoạt động 4: KẾT THÚC
- Hát “cháu yêu cô chú công nhân”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát cây hoa cúc
Trò chơi: - Nhảy qua suối nhỏ
- Bắt bóng
I. YÊU CẦU 
Trẻ biết tên, đặc điểm, ích lợi của loại hoa cúc
Trẻ tham gia chơi tích cực, chơi đúng luật của trò chơi.
Giáo dục trẻ không chen lấn, xô đẩy bạn
II. CHUẨN BỊ:
Chọn địa điểm thuận lợi cho trẻ quan sát
Chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước lúc ra sân.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Quan sát cây hoa cúc
Cô cho trẻ quan sát cây hoa cúc, sau đàm thoại và hỏi trẻ về tên gọi, đặc điểm, ích lợi của hoa.
Cô giáo dục trẻ chăm sóc, không hái hoa, bẻ cành.
Hoạt động 2: Trò chơi "Nhảy qua suối nhỏ"
Cách chơi: cô vẻ các vòng tròn liên tục làm hồ, trẻ giả làm "con ếch" nhảy từ hồ nọ sang hồ kia, vừa nhảy vừa kêu ộp ộp.
Hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi 3 -4 lần.
Hoạt động 3: Trò chơi "Bắt bóng"
Cô giới thiệu tên trò chơi và cho trẻ nhắc lại cách chơi.
Cách chơi: các bạn đứng thành vòng tròn, cô cầm bóng đứng ở giữa. Cô gọi tên bạn 1 bạn đồng thời cô ném bóng cho bạn đó. Bạn bắt bóng đó ném ngược lại cho cô.
Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Tập hát: Ông cháu
Trẻ chơi ở góc chơi
I. YÊU CẦU 
Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát.
Tham gia chơi tích cực
Giáo dục trẻ yêu mến ông bà
II. CHUẨN BỊ:
Cô hát thuộc bài hát và đúng giai điệu bài hát
Đĩa nhạc có bài hát "ông cháu"
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tập hát "ông cháu
Cô giới thiệu tên bài hát
Cô hát cho trẻ nghe 3 lần
Hướng dẫn trẻ hát từng câu trong bài hát
Cho cả lớp hát nhiều lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 2: Gợi ý trẻ chơi ở các góc
Cô gợi ý trẻ xây dựng ao cá, làm đồ dùng đồ chơi ngoài trời chong chóng, phân vai cô giáo dạy học.
Trẻ về góc thể hiện vai chơi
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2011 
HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Thơ " Chiếc cầu mới"
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	1. Kiến thức: + Trẻ hiểu nội dung bài thơ bằng cách thể hiện cùng cô. 
+ Trẻ biết đi trên ghế thăng bằng.
	2. Kỹ năng: + Chú ý nghe cô đọc thơ, cảm nhận được nhịp điệu bài thơ qua việc cho trẻ đọc với giọng vui tươi.
+ Trẻ biết cách đi trê ghế 1 cách thăng bằng mà không bị té.
	3. Giáo dục: Giáo dục trẻ lòng biết ơn các cô, các bác công nhân.
II. CHUẨN BỊ:
	*Cô: + Mô hình chiếc cầu.
 + Tranh vẽ chiếc cầu, trên cầu có tàu, ô tô chạy, người đi bộ.
 + Cờ tín hiệu: Đỏ + xanh.
 + Ghế thể dục, khối gỗ chữ nhật.
 + Băng giấy viết tên bài thơ.
	*Trẻ: + Một số hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn đủ cho số lượng trẻ.
 + Biển giấy hình điều khiển: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
	1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Xem tranh Chiếc cầu mới:
	+ Trong tranh vẽ gì? Xe chạy trên đâu?
	+ Trên cầu có ai?
- Cô cũng có bài thơ nói đến chiếc cầu, hôm nay cô sẽ dạy các con đọc bài thơ xem đó là bài thơ gì?
	2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm kết hợp sử dụng mô hình + nhân vật và chi tiết rời. Sau khi đọc xong lần 1 cô đọc câu hỏi chuyển tiếp.
- Trên dòng sông có gì mới xuất hiện?
- Thế con có biết ai đã xây dựng những chiếc cầu bắc qua sông không?
	* Lần 2:
- Cô tạo 3 nhóm bằng cách cho trẻ tạo hình vuông, hình tròn và hình chữ nhật s

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_de_tai_hat_va_van_dong_lam_chu_bo_d.doc