Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Nhánh 2: Cơ thể tôi

 B - HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH:

Phát triển nhận thức

 Các bộ phận trên cơ thể

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể gồm các bộ phận như : đầu, tay, chân.

2. Kĩ năng:

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể

-Biết lựa chọ đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận cơ thể.

 3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học

 II .Chuẩn bị.

 - Dạy trẻ hát và vận động theo nhạc một số bài thơ, bài hát về các bộ phận cơ thể

 - Tranh về cơ thể và các bộ phận trên cơ thể của bé

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Nhánh 2: Cơ thể tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm bạn khác giới" thì nếu là bạn trai thì phải tìm cho mình bạn gái và ngược lại.
- Ai chưa tìm được bạn thì phải tự giới thiệu về mình họ tên, là bé trai hay gái...
- Bạn mới
- Cùng chơi với bạn.
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ tự giới thiệu tên, trả lời các câu hỏi mà cô giáo và các bạn đưa ra
Trẻ cùng chơi với bạn và làm quen bạn qua bài hát
Trẻ chơi 2-3 lần
B. HOAT ĐỘNG GÓC: 
	1. Góc phân vai: Mẹ con, bế em
	2. Góc nghê thuật: Hát múa về bản thân trẻ.
	3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về cơ thể biết so sánh phân loai theo giới tình
	4. Góc thiên nhiên: Tập chăm sóc cây xanh
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: VẼ PHẤN TRÊN SÂN HÌNH BẠN TRAI BẠN GÁI
* Hoạt động có mục đích: Vẽ phấn trên sân hình bạn trai bạn gái
* Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát và nêu nhận xét đặc điểm bên ngoài bạn trai, bạn gái trẻ dùng phấn vẽ trên sân hình bạn trai bạn gái theo sự tưởng tượng của mình.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch, phấn cho trẻ vẽ
III. Tiến hành:
	1. Hoạt động1: Hoạt động có mục đích: vẽ phấn trên sân hình bạn trai bạn gái
- Cô và trẻ hát bài “nào chúng ta cùng tập thể dục” sau đó cho trẻ nêu những nhận xét về các bô phận trên cơ thể bạn. Cô gợi mở đẻ trẻ nêu nhận xét:
	+ Con hãy kể về các bộ phận trên cơ thể bạn An Thái?
	+ Để nghe được những âm thanh bên ngoài nhờ cái gì con nhỉ?
	+ Con có mấy tai? mấy mắt?
	+ Con vẽ đầu hình gì vậy?
	+ Đôi tay dùng để làm gì?
- Cô giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và ăn mặc phù hợp 
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động “Mèo đuổi chuột”
	- Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
	3. Hoạt động 3: Ý thích của bé
	Trẻ chơi tự do theo ý thích, cô quan sát và nhắc nhở trẻ chơi an toàn.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi tự chọn ở các góc.
- Bài mới: đọc thơ " bé ơi"
- Cho trẻ chơi 1 số trò chơi dân gian: chi chi chành chành, nu na nu nống
- Sắp xếp đồ chơi gọn gàng.
- Nêu gương cuối tuần - Cắm cờ - vệ sinh - Trả trẻ.
F. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Tên trẻ vắng mặt..........................................................................................
- Lý do:.................................................................
- Tình trạng sức khoẻ cuả trẻ........................................................................
- Trạng thái cảm xúc hành vi của trẻ............................................................
- Kiến thức và kĩ năng của trẻ, trẻ nào tiếp thu tốt, chưa tốt , trẻ bất thường 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- đề xuất và các biện pháp phù hợp cho các ngày sau..................................
..............................................................................................................................
=================================
Ngày soạn 22. 9. 2011 Ngày dạy thứ 4. 28. 9. 2011 
A. ĐÓN TRẺ - HĐ TỰ CHỌN - TD SÁNG - TRÒ TRUYỆN - ĐIỂM DANH
(Thực hiện như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Phát triển ngôn ngữ: 
 NHẮC BÉ
 ( Thơ: Bé ơi!)
I.Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức : Trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ thuộc thơ. Trả lời câu hỏi của cô. Biết được những điều gì nên làm và không nên làm.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, nói mạch lạc ở trẻ.
3. Thái độ : Giáo dục trẻ biết giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh, sạch sẽ 
II.Chuẩn bị: 
 - Cô : Tranh chữ to có hình ảnh
 - Trẻ : Chiếu ngồi.
III.Tiến hành :
 Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1 : Cho trẻ chơi tay chân mặt.
- Tay đâu? Tay để làm gì?
- Chân đâu? Chân để làm gì?
- Mắt đâu? Trên mặt có những bộ phận nào? Để làm gì?
 2. Hoạt động 2 : Nhắc bé!
- Cô đọc thơ diễn cảm 
- Cô đọc lần 1 : Diễn cảm kèm cử chỉ điệu bộ.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh.
Tác giả Phong Thu đã sáng tác bài thơ "Bé ơi"
- Giảng giải, trích dẫn : Có những bạn nhỏ còn nghịch đất cát, còn chạy nhảy sau bữa ăn, còn ra chơi ngoài nắng chưa biết vệ sinh khuôn mặt của mình. Bài thơ đã nhắc nhở các bạn nhỏ.
 " Bé này, bé ơi!
 Đừng chơi đất cát 
 Hãy vào bóng mát
 Khi trời nắng to
+ Khi trời nắng to chúng mình phải làm gì?
Trời nắng to các con không được ra nắng sẽ bị ốm, khi đi đâu phải đội mũ, nón.
 Sau lúc ăn no
 Đừng cho chân chạy
+ Tại sao ăn no xong không được chạy?
 Mỗi sớm ngủ dậy
 Rửa mặt đánh răng
+ Sáng dậy chúng mình phải làm gì? hàng ngày các con đã làm chưa?
 Sắp đến bữa ăn 
 Rửa tay đã nhé!
 Bé ơi bé này"
+ Để đôi tay sạch sẽ chúng mình cần phải làm gì?
3. Hoạt động 3: Biểu diễn đọc thơ
 (Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
Các con ạ! Bài thơ đã nhắc nhở các con không được nghịch bẩn, không đi chơi nắng, sau lúc ăn no thì đừng nô đùa chạy nhảy, hàng ngày mỗi sớm thức dậy thì rửa mặt đánh răng cho sạch sẽ các con biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ mới phát triển khoẻ mạnh được đấy!
- Tay đây, có 2 bàn tay ạ 
- xúc cơm ăn , chơi đồ chơi
 mặc quần áo, cầm bút để viết
- trẻ đếm và trả lời
- Chú ý lắng nghe cô đọc.
- Nói tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ đọc tên bài thơ.
- 3-4 trẻ trả lời đọc lời bài thơ
- Vào bóng mát.
- 2- 3 trẻ trả lời.
 Rửa tay trước khi ăn. sau khi đi vệ sinh.
- Trẻ làm động tác rửa tay.
- Lớp đọc : 4 lần
- Tổ : 3 tổ.
- Nhóm : 2 nhóm.
- Cá nhân : 2 trẻ.
- Trẻ đọc theo điều khiển của cô.
B. HOAT ĐỘNG GÓC: 
	1. Góc phân vai: Mẹ con, bế em
	2. Góc nghê thuật: Hát múa về bản thân trẻ.
	3. Góc học tập: Xem tranh ảnh về cơ thể biết so sánh phân loai theo giới tình
	4. Góc thiên nhiên: Tập chăm sóc cây xanh
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: CHƠI TRÒ CHƠI CHI CHI CHÀNH CHÀNH
* Hoạt động có mục đích: chơi trò chơi chi chi chành chành
	* Trò chơi : Tìm bạn
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hứng thú và thích tham gia chơi trò chơi dân gian, trò chơi vận động
- Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
II. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: hoạt động có mục đích
	* Luật chơi: khi nào đọc đến chữ ộp thì nắm tay vào bắt ngón tay của các bạn.
	* Cách chơi: khoảng 3-4 trẻ một nhóm. Một trẻ làm cái xoè bàn tay ra. các trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm " cái". Trẻ làm cái vừa vừa gõ ngón tay vừa đọc theo nhịp lời hát:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Con chim làm tổ
Ù à ù ập.
Đến câu cuối cùng, trẻ làm "cái " nắm tay vào để bắt các ngón tay của các bạn. Các bạn phải rút nhanh ngón tay ra khỏi bàn tay của trẻ làm "cái ". Ai bị "cái " bắt ngón tay thì xoè bàn tay ra ra cho các bạn chơi tiếp.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: "tìm bạn"
 Cách chơi: - Số bạn nam hoặc nữ chênh nhau một vài trẻ.
- Cô giáo và trẻ vừa đi vừa hát . Khi cô giáo đưa ra hiệu lệnh " tìm bạn cùng giới" trẻ phải tìm bạn cho mình: Bạn gái tìm ban gái, bạn trai tìm bạn trai. Hoặc khi cô giáo đưa ra hiệu lệnh " Tìm bạn khác giới" thì nếu là bạn trai thì phải tìm cho mình bạn gái và ngược lại.
- Ai chưa tìm được bạn thì phải tự giới thiệu về mình họ tên, là bé trai hay gái...
3. Hoạt động 3: Chơi tự chọn
Gợi hỏi trẻ xem trẻ thích chơi gì sau đó hướng dẫn trẻ đến góc chơi nhắc nhở động viên trẻ trong khi chơi
E- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Đọc thơ: “Tay đẹp”, “Bé ơi”.....
- Hát, vỗ tay theo nhịp bài “Bạn có biết tên tôi”.
- Rèn trẻ nhận biết các ký hiệu cá nhân trên các đồ dùng, bảng bé ngoan.
- Rèn nề nếp hoạt động góc: dạy trẻ nhận biết ký hiệu các thẻ góc, vị trí đặt các góc trong lớp, qui định khi chơi ở các góc...
- Nêu gương cắm cờ bé ngoan cuối ngày.
- Vệ sinh, trả trẻ .
F. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY:
- Tên trẻ vắng mặt..........................................................................................
- Lý do:.................................................................
- Tình trạng sức khoẻ cuả trẻ........................................................................
- Trạng thái cảm xúc hành vi của trẻ...........................................................
- Kiến thức và kĩ năng của trẻ, trẻ nào tiếp thu tốt, chưa tốt , trẻ bất thường 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- đề xuất và các biện pháp phù hợp cho các ngày sau............................
..............................................................................................................................
=================================
Ngày soạn 24. 9. 2011 Ngày dạy thứ 5. 29. 9. 2011 
A. ĐÓN TRẺ - HĐ TỰ CHỌN - TD SÁNG - TRÒ TRUYỆN - ĐIỂM DANH
(Thực hiện như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Phát triển thẩm mỹ: 
NẶN QUÀ TẶNG BẠN
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức
- Trẻ biết phối hợp các thao tác: vê, véo, miết, gắn nối tạo ra một món quà để tặng bạn. Thuộc bài thơ “ bạn mới”, hứng thú tham gia trò chơi “ tìm bạn"
2. Kĩ năng:
	- rèn luyện sư khéo léo của các ngón tay.
3. Giáo dục
- Có ý thức trong giờ học, Giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị.
- Cô: mẫu nặn của cô
- Trẻ: đất nặn đủ cho trẻ
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Đọc thơ “ bạn mới”
- Cả lớp đọc bài thơ “Bạn mới”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
 Lớp mình có rất nhiều bạn mới năm nay mới đi học. Có bạn trai, có bạn gái các bạn rất ngoan và xinh xắn.
- Cô mời một vài trẻ đứng dậy giới thiệu về mình:
- Con là trai hay là gái con giới thiệu cho cả lớp nghe về mình nhé.( Gọi 2-3 trẻ )
- Các bạn trai thích chơi đồ chơi gì?
- Các bạn gái thích chơi đồ chơi gì?
Các con ạ! Trong lớp mình có bạn năm nay mới đến trường vẫn còn nhút nhát và chưa quen với nề nếp học tập của lớp

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_ban_than_nhanh_2_co_the_toi.doc