Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 1: Hãy giới thiệu về mình

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân như: Đi, chạy, nhảy.

- Có kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, vẽ tô màu, cất dọn đồ chơi.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài của cơ thể (Kiểu tóc, màu da, cao, thấp, béo, gầy.) khả năng và sở thích riêng.

- Có một số hiểu biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc chúng.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ biết sử dụng từ ngữ để kể chuyện, giới thiệu về bản thân, về những sở thích và hứng thú

- Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người

- Biết bộc lộ, thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của mình với mọi người xung quanh qua lời nói, cử chỉ và điệu bộ

- Dạy trẻ phát âm đúng, chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ nói ngọng.

4. Phát triển tình cảm xã hội:

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh 1: Hãy giới thiệu về mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lớp học, động viên khuyến khích trẻ chơi .
- Hỏi lại tên trò chơi.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
 ----- *** -----
Thứ 4 ( 22/09/2010) HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 ----- *** -----
TẠO HÌNH : DI MÀU LÀM ĐẸP KHUÔN MẶT 
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết cách cầm bút và di màu làm đẹp khuôn mặt, mái tóc bé trai, bé gái.
- Trẻ phân biệt được bạn trai, bạn gái qua trang phục, mái tóc và nói được các bộ phận trên khuôn mặt.
- Trẻ biết giới thiệu tên tuổi, sở thích, màu trang phục.
- Kỹ năng: Luyện kĩ năng cầm bút và di màu.
- Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
II. Chuẩn bị:
- Tranh mẫu của cô 2 tranh (1 tranh đã tô màu, 1 tranh chưa tô màu)
- Mỗi trẻ 1 tranh in sẵn khuôn mặt bé trai, bé gái, bút màu đủ cho trẻ
- búp bê
III.Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Cô đưa búp bê ra cô thay lời búp bê chào cả lớp và giới thiệu về bản thân ( tên, tuổi, sở thích, trang phục)
- Búp bê đến mời cô giáo và các bạn lớp MGB đến dự sinh nhật búp bê.
- Và để làm quen với các bạn trong lớp búp bê mời các bạn giới thiệu về mình ( Cô gọi 2, 3 trẻ lên giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sở thích, trang phục)
=> Sau mỗi trẻ giới thiệu cô nhận xét lại.
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh và đàm thoại
- Đến sinh nhật bạn búp bê cô đã chuẩn bị một món quà ( cho trẻ đoán quà gì)
- Cô đưa tranh ra hỏi trẻ. Cô có món quà gì đây? ( bức tranh)
+ Bức tranh vẽ gì? ( vẽ hình bạn trai, bạn gái)
+ Vì sao con biết bức tranh vẽ hình bạn trai bạn gái? 
- Cô chỉ hình bạn gái hỏi trẻ:
 + Cho trẻ kể trên khuôn mặt bạn gái có những bộ phận nào?
 + Môi của bạn gái cô tô màu gì?
 + Má của bạn tô màu gì?
 + Mái tóc của bạn cô tô màu gì? Bạn gái có mái tóc ntn ? 
- Tương tự cô chỉ hình bạn trai hỏi trẻ
 + Bạn trai có mái tóc ntn? ( mái tóc ngắn)
* Nhận xét cách tô màu ( tô đều màu, ko tô chờm ra ngoài)
* Cho trẻ nhắc lại cách tô màu: 
+ Con tô như thế nào? ( tô đều màu, ko tô chờm ra ngoài)
* Cô giới thiệu bức tranh chưa tô màu. Cô có thể tô mẫu cho trẻ quan sát (cách cầm bút, cách tô màu)
3. Hoạt động3: Trẻ thực hiện
- Cô nói cách cầm bút tư thế ngồi cho trẻ ( Cô làm mẫu cho trẻ mô phỏng động tác cầm bút)
- Trẻ tô cô bao quát nhắc nhở trẻ tô đều màu ko tô chờm ra ngoài.
- Với trẻ yếu cô có thể bắt tay trẻ tô và gợi ý trẻ chọn màu sắc phù hợp.
4. Hoạt động 4:Trưng bày nhận xét sản phẩm.
- Cô cho trẻ dừng bút. Trưng bày sản phẩm – cô khen cả lớp.
- Cho trẻ quan sát nhận xét bài mà trẻ thích ( gọi 2, 3 trẻ)
-> Cô nhận xét lại bài đó
- Cô nhận xét chung cả lớp, tuyên dương bài đẹp, động viên bài chưa đẹp 
5. Hoạt động 5 : Hát: Mừng sinh nhật
- Chuẩn bị cho buổi sinh nhật bạn búp bê, cô cháu mình cùng hát vang bài Mừng sinh nhật một lần.
* Kết thúc Cho trẻ mang bài đến tặng bạn búp bê
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
------ *** ------
Hoạt động có mục đích: Trang phục bạn trai 
Trò chơi: Tìm bạn , Chi chi chành chành .
Chơi tự do: Chơi với đu quay, cầu trượt, búp bê, bóng
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết trang phục bạn trai, biết giữ gìn quần áo sạch sẽ
- Trẻ biết quan sát, biết diễn đạt bằng ý hiểu của mình.
- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi, chơi đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Một số bạn trai mặc quần áo dài, quần áo cộc
- Búp bê, bóng, đồ chơi ngoài trời sạch sẽ.
- Sân chơi sạch sẽ, trẻ khoẻ mạnh, trang phục gọn gàng. 
III Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động1: Quan sát trang phục bạn trai
- Trẻ chơi “ Trốn cô”. Cô mời 1 bạn trai lên. Cô hỏi trẻ.
+ Đây là bạn gì ? tên bạn là gì ?
+ Bạn mặc trang phục như thế nào? ( quần dài, áo dài)
+ áo bạn mặc là áo gì? ( áo bò)
+ áo bò của bạn có đặc điểm gì? ( có túi, dài tay..)
- Cô hỏi trẻ về một số đặc điểm của bạn mặc quần áo ngắn
=> Giáo dục trẻ giữ gìn quần áo sạch sẽ..
2. Hoạt động2: Trò chơi
a. Trß ch¬i : Tìm bạn
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ chơi.
b. Trß ch¬i : Chi chi chành chành.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, cô động viên trẻ chơi
- Hái l¹i trÎ tªn trß ch¬i
3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu trò chơi và các đồ chơi ngoài trời, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
----- *** -----
Thứ 5/23/09/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 ------ *** ------
VĂN HỌC : TRUYỆN : CHÚ VỊT XÁM 
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên truyện , biết các nhân vật trong câu chuyện và biết kể lại chuyện cùng cô.
- Kỹ năng: Dạy trẻ kỹ năng kể chuyện diễ cảm.
- Giáo dục: Thông qua nội dung truyện trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ, cô giáo.
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện “ Chú vịt xám”.
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Hát càng lớn càng ngoan
- Cô cùng trẻ hát bài: “ Càng lớn, càng ngoan”
+ Chúng mình vừa hát bài gì? ( càng lớn càng ngoan)
+ Trong bài hát em bé đã vâng lời bố mẹ chưa? ( rồi ạ)
=> Thế nhưng lại có một chú vịt xám chưa biết vâng lời mẹ, để biết chuyện gì đã xảy ra với chú vịt xám chúng mình cùng nghe cô kể chuyện “ Chú vịt xám” nhé!
2. Hoạt động 2: Kể diễn cảm
- Kể lần 1: Cô kể chậm dãi, diễn cảm thể hiện được nội dung của câu chuyện.
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? ( Chú vịt xám)
+ Trong chuyện có những nhân vật nào? ( Vịt mẹ, vịt xám, con cao)
+ Trước khi đi chơi vịt mẹ dặn các chú vịt con như thế nào? ( các con phải ...)
=> Vịt mẹ rất quan tâm và chăm sóc các con, khi cho các con đi chơi vì sợ vịt con bị lạc nên vịt mẹ dặn ko được tách ra đi một mình mà bị cáo ăn thịt đấy.
	..Từ đầu .... ...........thịt đấy”
+ Chú vịt nào không vâng lời mẹ? ( Vịt xám )
+ Chú lẻn đi chơi ở đâu? ( ở ao)
+ Tại sao vịt xám lại thích chơi ở ao? ( có nhiều tôm cá)
+ Không thấy vịt mẹ, vịt xám kêu như thế nào ? ( vít, vít..)
=> Chú vịt xám là một chú vịt nhỏ đáng yêu, chú rất thích đi khám phá xung quanh 1 mình, nhưng cũng thật đáng trách vì chú không vâng lời mẹ, đã đi chơi 1 mình nên suýt nữa bị cáo ăn thịt đấy. Trích: “ Vừa ra khỏi ..........kêu ầm ĩ”
+ Khi nghe tiếng vịt kêu, con cáo làm gì? ( nhổm dậy và lẩm bẩm)
+ Con cáo lẩm bẩm như thế nào? ( Chà thịt .........)
=> Con cáo là con vật chuyên đi rình các con vật nhỏ hơn để ăn thịt thấy vịt xám đi một mình nó đã rình và định bắt vịt xám ăn thịt Trích:“ở gần đấy..............bờ ao”
+ Ai đã cứu vịt xám? ( vịt mẹ)
+ Vịt mẹ làm ntn để cứu vịt xám? ( cõng vịt xám nhảy xuống ao)
=> Vịt mẹ rất lo lắng khi phát hiện ra thiếu vịt xám, vịt mẹ vội đi tìm con ngay. Vừa lúc đó vịt mẹ nhìn thấy cáo ra chỗ vịt xám, vịt mẹ vội cõng vịt xám nhảy tùm xuống ao.Trích: “ Nói rồi cáo................ đến hết.
* Giáo dục: 
+ Qua câu chuyện chúng mình thấy vịt xám đã vâng lời mẹ chưa?
+ Các con khi đi chơi phải thế nào? 
=> Các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo đặc biệt khi các con đi đâu phải biết xin phép, không được đi chơi xa một mình sẽ bị lạc đường và rất nguy hiểm.
* Củng cố:
- Cô cùng trẻ kể lại truyện 1 lần
- Hỏi lại trẻ tên truyện.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô giả làm vịt mẹ, trẻ giả làm vịt con và hát bài “Đàn vịt con” ra chơi
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
------- *** -------
Trò chơi: Vịt mẹ, vịt con , chi chi chành chành
Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt, phấn, lá cây..
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ hứng thú chơi trò chơi, chơi an toàn,đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, trẻ khoẻ mạnh, trang phục gọn gàng.
III Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động1: Trò chơi 
a. Trß ch¬i : Vịt mẹ vịt con 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ chơi.
b. Trß ch¬i : Chi chi chµnh chµnh
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, cô động viên trẻ chơi
- Hái l¹i trÎ tªn trß ch¬i
3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu trò chơi và các đồ chơi ngoài trời, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ
- Hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ chơi, vệ sinh cá nhân vào lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
------ *** ------
Thứ 6 /24/09/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
------ *** -----
ÂM NHẠC : NDTT - Hát và vận động bài : MỪNG SINH NHẬT
 NDKH - Nghe hát: Ru con
 - Trò chơi: Đoán tên bạn hát
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ hát đúng giai điệu, biết kết hợp vỗ tay theo phách bài hát .
- Trẻ hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Trò chuyện về ngày sinh nhật giúp trẻ nhớ được những thông tin về bản thân. 
II. Chuẩn bị:
- Xắc xô, phách tre, đàn ooc gan.
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày sinh nhật – giới thiệu bài
- Cô bật nhạc búp bê đi ra chào các bạn và tự giới thiệu về mình, mời các bạn tới dự sinh nhật búp bê.
- Cô xuất hiện hỏi ai đến thăm lớp mình và có chuyện gì thế...? chúng mình chuẩn bị món quà gì để tặng búp bê? Trẻ kể
- Bạn nào đã được bố mẹ tổ chức sinh nhật rồi kể cho cô và các bạn nghe trong buổi sinh nhật có những gì ? và cảm xúc của mình trong buổi sinh nhật đó.
- Cô giới thiệu bài hát “Mừng sinh nhật”
2. Hoạt động 2: Dạy hát “Mừng sinh nhật”
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. Nhạc: Anh – Dịch: Hồng Ngọc
- Cả lớp hát cùng cô 2 lần theo đúng nhịp bài hát.
- Cô vỗ đệm theo phách của bài hát cho trẻ xem 1 lần.
- Cô dạy trẻ cách vỗ đệm theo phách
- Cả lớp hát vỗ tay theo phách 2, 3 lần.
- Cho trẻ hát và vỗ đệm luân phiên theo tổ, nhóm, cá nhân .
- Cô chú ý động viên và sửa sai cho trẻ.
* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài hát
3. Hoạt động 3: Nghe hát: Ru con
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả. 
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lần.
+ Lần 2: Cô hát kết hợp làm động tác minh hoạ cho bài hát, đồng thời khuyến khích trẻ hưởng ứng làm động tác cổ vũ cùng cô.
+ Lần 3 : Cô cho trẻ xem băng đĩa video
- Hỏi trẻ nhắc lại tên bài hát. 
4. Hoạt động 4: Trò chơi: Đoán tên bạn hát
- Cô giới thiệu tên trò 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_ban_than_chu_de_nhanh_1_hay.doc