Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Bé là ai?

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1) Phát triển nhận thức:

 - Trẻ có một số hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể mình như: đầu, tay, chân các giác quan như: mắt, mũi, miệng, tai Lợi ích của chúng đối với bản thân trẻ.

 - Trẻ biết sử dụng chúng để nhận biết các đồ vật, sự vật, hiện tượng gần gũi.

 - Nhận biết được tay phải- tay trái của bản thân.

2) Phát triển ngôn ngữ:

 - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động như trò chuyện, kể chuyện và đọc thơ cho trẻ nghe.

 - Đàm thoại, nghe đọc thơ – ca dao - tục ngữ,

 - Cung cấp 1 số động từ khó qua thơ - truyện,

 - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để kể tên các bộ phận và các giác quan, nói lên được ích lợi của chúng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Bé là ai?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: Bé là ai?
(Thời gian thực hiện 11/10 đến 15/10/2010)
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1) Phát triển nhận thức:
	- Trẻ có một số hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể mình như: đầu, tay, chân các giác quan như: mắt, mũi, miệng, tai Lợi ích của chúng đối với bản thân trẻ.
 - Trẻ biết sử dụng chúng để nhận biết các đồ vật, sự vật, hiện tượng gần gũi.
 - Nhận biết được tay phải- tay trái của bản thân.
2) Phát triển ngôn ngữ:
	- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động như trò chuyện, kể chuyện và đọc thơ cho trẻ nghe.
	- Đàm thoại, nghe đọc thơ – ca dao - tục ngữ,
 - Cung cấp 1 số động từ khó qua thơ - truyện,
 - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để kể tên các bộ phận và các giác quan, nói lên được ích lợi của chúng.
3) Phát triển tình cảm xã hội:
	- Trẻ biết tác dụng của các bộ phận trên cơ thể đối với cuộc sống, với sinh hoạt hằng ngày.
 - Biết ích lợi của việc rửa tay, đánh răng, rửa mặt, giữ gìn vệ sinh cơ thể quần áo sạch sẽ vệ sinh môi trường giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
	- Có một số hiểu biết về vệ sinh trong ăn uống có lợi cho cơ thể và sức khỏe.
4) Phát triển thẩm mỹ:
	- Cung cấp cho trẻ một số kỹ năng tạo hình như di màu, tô, vẽ nét xiên, nét dọc, xé dán, tạo sản phẩm thể hiện một số hiểu biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng của chúng, vẻ đẹp bên ngoài, sở thích, những cảm xúc của bản thân.
	- Giúp trẻ cảm nhận được nhịp điệu của các bài hát.
5) Phát triển thể chất:
	- Thoả mãn nhu cầu vận động của bản thân trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà
	- Trẻ thực hiện các bài tập phát triển chung một cách uyển chuyển, các vận động đi, chạy, bật một cách thành thạo, nhanh nhẹn.
II/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 Thứ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
- Cô đến lớp thông thoáng phòng học.
- Cô đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Hướng dẫn trẻ vào nhóm chơi, ổn định nề nếp.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở nhà cũng như ở trường
- Trò chuyện với trẻ về đề tài sắp dạy.
- Điểm danh.
Thể dục sáng
* Khởi động: Cho trẻ hát và khởi động tay cân nhẹ nhàng,
* Trọng động:
- Cơ hô hấp: Thổi nơ
- Cơ tay – vai: Xoay tay dọc thân
- Cơ chân: Chân co chân duỗi
- Cơ bụng - lườn: Gập người về phía trước
- Cơ bật nhảy: Bật tại chồ
* Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân.
Hoạt động có chủ đích
GDAN: Tay thơm tay ngoan 
MTXQ: Trò chuyện và tìm hiểu về các bộ phận, giác quan trên cơ thể bé 
Tạo hình: Hãy thêm vào cho tôi
LQVT: Nhận biết tay- phải tay trái của trẻ.
Thể dục:Ném xa 50 – 80 cm
LQVH: Thơ “Cái lưỡi”
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ đi tham quan vườn rau của trường.
- Chơi “Về đúng nhà”
- Chơi tự do 
- Trò chuyện về cơ thể của bé.
- Chơi “Ai nhanh hơn”
- Chơi tự do 
- Cho trẻ ôn lại các bài thơ, bài hát trong chủ đề
- Chơi “Lộn cầu vồng”.
- Chơi tư do.
- Cho trẻ làm quen bài thơ “Cái lưỡi”
- Chơi “Mèo đuổi chuột”
- Chơi tự do
- Làm quen bài hát “Xòe bàn tay nắm ngón tay”
- Chơi “Bịt mắt bắt dê”
- Chơi tự do 
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Phòng khám
	+ Chuẩn bị: Một số đồ dùng của bác sĩ
	+ Cách chơi: Cho một trẻ làm bác sĩ và các trẻ khác làm bệnh nhân
- Góc xây dựng: Xếp hình cơ thể của tôi
	+ Chuẩn bị: Đồ chơi lắp ghép.
	+ Cách chơi: Cho trẻ sử dụng các đồ chơi lắp ghép, lon sữa,  để xếp thành hình cơ thể của bé.
- Góc tạo hình: Nặn theo ý thích
	+ Chuẩn bị: đất nặn, bảng
	+ Cách chơi: Cho trẻ sử dụng đất nặn để nặn những gì cháu thích
- Góc âm nhạc: Hát theo chủ đề
	+ Chuaån bò : duïng cuï aâm nhaïc, băng nhạc
	+ Cách chơi : Cho trẻ hát các bài hát có trong chủ đề
- Góc toán và sách truyện: Xem tranh ảnh về cơ thể bé
	+ Chuaån bò : các tranh ảnh về bé.
	+ Cách chơi: Cho trẻ tự lựa chọn tranh và ngồi xem tranh trật tự
Vệ sinh ăn ngủ trưa
- Cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. 
- Trẻ ăn cơm gọn gàng không làm rơi vãi cơm.
- Trẻ nằm ngủ ngay ngắn, không chọc phá bạn.
Hoạt động chiều
- Hát các bài hát trong chủ đề.
- Chơi “Chi chi chành chành”
- Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ. 
- Đọc các bài thơ trong chủ đề.
- Chơi “Lộn cầu vồng”
- Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ. 
-Trò chuyện về các giác quan.
- Chơi “Trời nắng – Trời mưa”
- Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ.
- Nghe dân ca.
- Chơi “Nu na nu nống”
- Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ. 
- Làm quen chủ đề mới.
- Chơi “Rồng rắn lên mây”
- Vệ sinh, nêu gương, cắm cờ, trả trẻ. 
	Vĩnh Tân, ngày 11 tháng 10 năm 2010
	CHUYÊN MÔN DUYỆT	NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
..
..
..
.. 	
..	Phạm Thị Trang
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_ban_than_chu_de_nhanh_be_la.doc