Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 4: Nghề nghiệp - Ngày 20/11

 I/ Lĩnh vực phát triển thể chất.

 1. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe.

 -Trẻ biết được lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe, con người được ăn uống đầy đủ hợp lý để sống, phát triển,làm việc, họctập và vui chơi.

 - Rèn cho trẻ một số nề nếp, thói quen vệ sinh hành vi văn minh trong ăn uống như biết rửa hoa quả trước khi ăn , biết cùng bạn chuẩn bị bàn ăn

 - Hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ tính công tác tự chia sẻ với bạn bè, rèn luyện nề nếp thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

 - MT 38:Trẻ biết không chơi ở những nơi mất vệ sinh,nguy hiểm( CS 23)

 - MT 39: Trẻ biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm( CS 25)

 2.Vận động.

 - Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác nhau.

 - Rèn luyện các cơ lớn như : Đi, chay, bò , trườn. các trò chơi vận động như mèo đuổi chuột,cáo và thỏ .

 - Phát triển các giác quan thông qua sử dụng dụng cụ và sản phẩm một số nghề.

 - MT 37: Trẻ thực hiện được vận động đập và bắt bóng bằng hai tay ( CS 10)

 

doc42 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 4: Nghề nghiệp - Ngày 20/11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát về chủ đề nghề nghiệp.
- Giấy, bút màu, hồ dán, giấy vẽ, kéo, giấy màu, hồ dán.
- Các dụng cụ âm nhạc : nơ múa, phách tre, trống lắc, xúc xắc.
- Hỏi trẻ về vai chơi mà trẻ được phân công (tự nhận), công việc của vai chơi.
- Con đang cắt gì ? Con đang dán cái gì ? Con đang tô màu gì ? Con đang vẽ cái gì ? Con đang nặn cái gì ?
- Con đang hát bài gì ? Nói về điều gì ? Sử dụng cụ âm nhạc nào ? Nội dung của các bài hát nói về chủ đề gì ?
- Con đang làm gì ? Dùng kỹ năng gì ?, tô màu, cắt dán, vẽ, nặn, tô màu như thế nào ?
- Cô bao quát trẻ.
Góc thiên nhiên (Thứ 2, thứ 3)
- Chăm sóc cây, hoa ; Gieo hạt ; Chơi với vật chìm, nổi, chất hòa tan trong nước ; Theo dõi sự phát triển của cây.
- Biết chăm sóc cây, biết tưới nước cho cây ; Biết chơi với cát và nước, chơi với vật chìm nổi.
- Chậu cây, xô đựng nước, thùng tưới, khăn lau, xẻng múc đất.
- Hỏi trẻ về vai chơi mà trẻ được phân công (tự nhận), công việc của vai chơi.
- Con đang làm gì vậy ? (Chăm sóc cây như thế nào ?).
- Vì sao phải chăm sóc cây , hoa?
- Trồng cây cần phải làm những gì ? Gieo hạt như thế nào ?
- Hướng dẫn trẻ theo dõi sự phát triển của cây.
- Hướng dẫn trẻ chơi với vật chìm, nổi.
- Giáo dục trẻ giữ vệ sinh cá nhân khi chơi (không bôi bẩn, nghịch nước...)
- Trẻ không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. Cô bao quát trẻ.
 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2014
HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NHẬN XÉT
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT : Khám phá khoa học
- Trò chuyện về công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
1. Kiến thức 
-Trẻ nhận biết, gọi tên và phân biệt về công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
2. Kỹ năng :
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau giữa một số nhóm dụng cụ, sản phẩm như : dụng cụ làm lúa, dụng cụ làm đất...Các sản phẩm như : Lúa, ngô, khoai, sắn, đậu...
3. Thái độ :
- Trẻ biết yêu quý người làm ra những dụng cụ này và người làm ra các sản phẩm này.
- Biết giữ gìn và bảo quản tốt các dụng cụ của các nghề này. Biết yêu quý các sản phẩm của nghề nông.
* Đồ dùng của cô :
- Tranh ảnh về các loại dụng cụ và sản phẩm của các nghề.
- Các loại dụng cụ của nghề nông bằng vật thật.
* Đồ dùng của trẻ :
- Đất nặn, bảng con.
- Mỗi trẻ có một số dụng cụ của nghề nông bằng đồ chơi.
1. Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài hát : Lớn lên cháu lái máy cày.
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Giáo dục trẻ biết kính trọng những người đã làm ra những dụng cụ này và sản phẩm này, biết giữ gìn và bảo quản tốt những dụng cụ này và yêu quý các sản phẩm của nghề nông. Biết kính trọng bác nông dân.
2. Hoạt động 2 : Trò chuyện về công việc, dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét cái cuốc :
- Cái này được gọi là cái gì ? Được dùng để làm gì ? Được làm bằng chất liệu gì ? Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản tốt, không để ngoài mưa, ngoài nắng...
- Cô gợi ý cho trẻ nói được bố mẹ cháu làm nghề gì ? và có những dụng cụ gì ? Có những sản phẩm gì ?
- Sản phẩm đó do ai làm ra ?
- Bác nông dân phải làm những công việc gì ?
- Khi ăn cơm, ăn cháo, ăn các loại thức ăn khác thì các con nhớ đến ai ?
- Khi sử dụng các dụng cụ của nghề nông, cháu phải như thế nào ? Vì sao ?
- Muốn có lúa (rau) bác nông dân phải làm gì ?.
- Khi ăn cơm phải nhớ đến ai ? Tại sao ? Phải làm gì ?
- Cô nhấn mạnh cho trẻ biết : Bác nông dân phải lao động vất vả mới làm ra thóc, gạo, khi ăn cơm cháu không nên để rơi vãi, không để cơm thừa.
- Phải biết giữ gìn cẩn thận các dụng cụ của nghề nông.
4. Hoạt động 4 : Trò chơi củng cố “Hãy nói nhanh”
- Khi cô đọc câu đố của sản phẩm gì, trẻ nói nhanh và đúng loại sản phẩm đó.
-TC: Thi xem đội nào nhanh
- Chia lớp thành hai đội,từng thành viên của hai đội sẽ bật nhảy vào vòng lên chọn sản phẩm của nghề nông gắn lên bẳng,sau thời gian 3 phút đội nào gắn được nhiều tranh và đúng là đội đó thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
- TCVĐ : Chuyền bóng
- Chơi tự do.
1. Kiến thức 
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ.
- Trẻ thuộc bài đồng dao và hiểu được nội dung bài đồng dao.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỷ năng quan sát,ghi nhớ,chú ý
- Biết cảm nhận vẽ đẹp của thiên nhiên.
3. Thái độ :
- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
1.Đồ dùng của cô :
-Tranh minh họa bài đồng dao
- Sân chơi rộng, bằng phẳng, an toàn cho trẻ.
2.Đồ dùng của trẻ :
- Mũ, nón, dép cho trẻ.
1. Hoạt động 1 : Ổn định.
- Cô cùng trẻ hát bài “Vườn trường mùa thu”
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn khuôn viên trường sạch đẹp, biết bảo vệ môi trường.
2. Hoạt động 2 : Đồng dao: Gánh gánh gồng gồng
- Cô đọc bài đồng dao cho trẻ nghe,giới thiệu tên bài đồng dao.
- Cô đọc lại lần 2,giới thiệu nội dung 
- Cho trẻ cùng đọc với cô
- Đàm thoại:
- Bài đồng dao nói về điều gì?
- giáo dục trẻ biết quý trọng người lao động,sử dụng tiết kiệm sản phẩm của các nghề.
3. Hoạt động 3 : TCVĐ “Chuyền bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ biết, kết hợp nêu cách chơi cho trẻ rõ.
- Cho trẻ tham gia chơi, hướng dẫn trẻ chơi và động viên trẻ chơi.
 Chơi tự do
- Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích. Cô bao quát trẻ chơi, xử lý khi có tình huống xẩy ra.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LQTTV
- Nông dân 
- Cuốc 
- Cày.
- Làm quen với ngôi nhà Trudy : Khám phá căn phòng thám hiểm trái đất.
- Chơi theo ý thích
1. Kiến thức 
- Gọi tên các loại dụng cụ của nghề nông.
- Sử dụng lời nói mạch lạc, rõ ràng.
- Biết chơi trò chơi với máy tính,khám phá căn phòng thám hiểm trái đất.
2. Kỹ năng :
- Gọi tên các dụng cụ nghề nông rõ ràng, mạch lạc.
- Thích khám, tìm tòi, ham hiểu biết.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ đi học đầy đủ, ngoan, chú ý trong giờ học.
1. Đồ dùng của cô :
- Một số tranh ảnh về dụng cụ của nghề nông.
2. Đồ dùng của trẻ :
- Mỗi trẻ có một đồ dùng, đồ chơi.
1. Hoạt động 1 : Làm quen từ tiếng Việt “Nông dân ; Cuốc ; Cày”
- Cô cùng trẻ hát bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
- Bài hát nói đến nghề gì ? Trong mỗi nghề, nghề nào cũng cao quý, như bố mẹ của một số cháu làm nghề nông cũng là một nghề rất tốt. Bây giờ chúng ta sẽ làm quen với các từ tiếng Việt chỉ tên gọi một số dụng cụ của nghề nông và nghề nông nhé.
- Cho trẻ quan sát tranh “Bác Nông Dân và hỏi trẻ : đây là ai ? Bác làm nghề gì ?
- Cô đọc mẫu 3 lần và cho trẻ đọc 3 lần “Nông dân”
- Tổ chức cho trẻ đọc nhiều lần theo nhiều hình thức khác nhau (tập thể, nhóm, cá nhân).
- Tương tự như vậy, cô cho trẻ làm quen với các từ : Cuốc ; Cày.
- Cô đọc mẫu 3 lần.
- Tổ chức cho trẻ đọc nhiều lần theo nhiều hình thức khác nhau (tập thể, nhóm, cá nhân).
2. Hoạt động 2 : Làm quen ngôi nhà Trudy : “Khám phá căn phòng thám hiểm trái đất”
- Cô mở máy cho trẻ chơi các trò chơi trên máy tính.
- Cô mở máy và giới thiệu cho trẻ biết về ngôi nhà Trudy và cho trẻ làm quen với ngôi nhà Trudy : Khám phá căn phòng thám hiểm trái đất.
- Cô cùng trẻ khám phá căn phòng thám hiểm trái đất.
- Cô gợi mở để trẻ tự khám phá căn phòng thám hiểm trái đất trân máy tính.
- Cho trẻ chơi các trò chơi bí ẩn trên máy tính để trẻ tự tìm tòi và hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài.
- Cho trẻ học trên máy giúp trẻ hiểu biết thêm và thích khám về những điều mới lạ.
3. Hoạt động 3 : Chơi theo ý thích
- Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ.
Thứ ba ,ngày 11 tháng 11 năm 2014
HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
NHẬN XÉT
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTNT : Làm quen với toán
- Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết dếm đến 7,nhận biết các nhóm có 7 đối tượng Nhận biết số 7.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thêm, bớt, so sánh nhiều hơn, ít hơn và xếp tương ứng 1 : 1.
- Phát triển khả năng tư duy phán đoán của trẻ.
- Phát triển khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ ngoan, chú ý trong giờ học.
- Trẻ có thái độ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của cô
- Trẻ yêu thích hoạt động học tập
1. Đồ dùng của cô:
- 7 chậu hoa,7 bông hoa
- Các nhóm đồ vật có số lượng 6 để xung quanh lớp.
2. Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 7 bông hoa,7 cái chậu
1. Hoạt động 1 : Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài : Tập đếm.
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Giáo dục trẻ biết kính trọng bác nông dân và yêu quý các sản phẩm của nghề nông.
2. Hoạt đôngụ 2 : Đếm đến 7. Nhận biết các nhóm có 7 đối tượng. Nhận biết số 7.
* Luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 6. Cô cho trẻ tìm ở xung quanh lớp.
- 3 loại đồ dùng, đồ chơi có 6 cái.
- 2 loại đồ dùng, đồ chơi hơn kém nhau 1 cái.
* Tạo nhóm đồ vật có số lượng là 7, đếm đến 7, nhận biết số 7.
- Cho trẻ so sánh tất cả các bông hoa với 6 chậu hoa xem số hoa và số chậu có bằng nhau không ? Nhóm nào nhiều hơn ? Vì sao ? (trẻ xếp tương ứng 1- 1 và trả lời).
- Cô và trẻ đếm số chậu, sau đó đếm số hoa và gọi số mới (số 7). Chú ý cho trẻ diễn đạt đầy đủ kết quả đếm và đếm theo hướng từ trái sang phải.
- Trẻ thêm bớt để số chậu nhiều bằng số hoa. Cho trẻ đếm lại 2 nhóm hoa, chậu để thấy chúng nhiều bằng nhau và cùng bằng 7.
- Cho trẻ tìm xung quanh những đồ dùng, đồ chơi nào có 7 cái. Nhận xét tất cả những đồ vật này cùng giống nhau là có 7 cái. Cho trẻ chọn số 7 theo cô đặt vào những nhóm đồ vật có 7 cái.
- Cho trẻ bớt dần từng chậu hoa để cất nhóm chậu đi. Khi nói kết quả sau khi bớt từng đối tượng nên cho trẻ dùng xen kẽ thẻ số với việc nói kết quả bằng lời.
- Vừa cất vừa đếm lại nhóm hoa.
* Luyện đếm đến 7.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Ai biết đếm thêm nữa”. Cô chuẩn bị 5- 7 đồ chơi cho 1 nhóm chơi, mỗi nhóm gồm 5- 7 trẻ.
- Cách chơi : phải cho mỗi trẻ lên chơi 1 đồ chơi. Cô đặt đồ chơi đầu tiên và đếm “Một” để làm hiệu lệnh, các cháu trong nhóm chơi phải nhanh chóng đặt đồ chơi của mình tiếp theo thành đường thẳng và đếm số tiếp theo số mà người vừa đặt đồ chơi trước đếm. Ai đếm nhầm hoặc đặt đồ chơi và đếm cuối cùng là thua.
3. Hoạt động 3 : Kết thúc
- Cho trẻ nhắc lại nội dung bài học, nhận xét chuyển hoạt động.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Trò chuyện về công việc của nghề nông.
- TCVĐ : Dích dích dắc dắc.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_4_nghe_nghiep_ngay_2011.doc