Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Khám phá khoa học: Tìm hiểu một số loại côn trùng
I/ Mục đích yêu cầu :
- Trẻ biết tên đặc điểm, hình dạng, màu sắc một số loại côn trùng: Ong, Bướm, Ruồi, Muỗi, Chuồn chuồn.
- Trẻ biết so sánh phân biệt được nhóm côn trùng có ích và tác hại đối với con người.
- Giáo dục trẻ yêu quí, bảo vệ những côn trùng có ích. Biết tự phòng tránh và bảo vệ cơ thể để tránh côn trùng có hại.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh vẽ 2 nhóm côn trùng có lợi, tác hại lẫn lộn.
- Tranh vẽ con ong, con muỗi to dễ quan sát.
- Tranh vẽ nhiều côn trùng lẫn lộn một số con vật khác.
- Bút đen cho trẻ, hai đường hẹp.
ích yêu cầu : - Trẻ biết tên đặc điểm, hình dạng, màu sắc một số loại côn trùng: Ong, Bướm, Ruồi, Muỗi, Chuồn chuồn. - Trẻ biết so sánh phân biệt được nhóm côn trùng có ích và tác hại đối với con người. - Giáo dục trẻ yêu quí, bảo vệ những côn trùng có ích. Biết tự phòng tránh và bảo vệ cơ thể để tránh côn trùng có hại. II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ 2 nhóm côn trùng có lợi, tác hại lẫn lộn. - Tranh vẽ con ong, con muỗi to dễ quan sát. - Tranh vẽ nhiều côn trùng lẫn lộn một số con vật khác. - Bút đen cho trẻ, hai đường hẹp. III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích : Hoạt động 1: - Cô cho cả lớp hát bài “ Con bướm xinh” → Cả lớp đi vòng tròn và hát. Hoạt động 2 : - Cô hỏi trẻ vừa hát bài hát kể tên con gì? → Cả lớp trả lời. - Ngoài con bướm ra các con còn biết loại côn trùng nào nữa → Trẻ kể. - Trong những côn trùng các con vừa kể có côn trùng nào giúp ích cho con người, nhưng cũng có lọai côn trùng gây tác hại như : cắn, đốt người. Các con muốn biết về côn trùng các con lại đây xem tranh với cô nào. Hoạt động 3: * Cô treo tranh con ong, - Đây là con gì? - Cho trẻ gọi tên “con ong”. - Con ong có những bộ phận nào? → Trẻ trả lời. Ong bay được nhờ gì? → Trẻ trả lời. Mình ong thế nào?(dài, có nhiều đốt). Đầu ong thế nào? ( tròn, có hai râu, hai mắt). Cánh ong có màu sắc thế nào? (có màu nâu). Ong có tài gì? (hút nhụy làm mật). - Cô đố: Con gì mình nhỏ, bay kêu vo ve, chích người hút máu? ( Trẻ đoán). - Cô đưa con muỗi cho trẻ gọi tên “con muỗi” (tương tự cô hỏi trể để trẻ nêu đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, tác hại). - Cô đặt 2 con ong và muỗi cho trẻ so sánh : + Giống :Đều là con trùng có cánh bay được. + Khác : Con ong giúp ích cho người, con muỗi cắn người hút máu là có hại. - Vậy ong và muỗi con yêu con nào? * Trò chơi 1 : mắt ai tinh hơn.Cách chơi : cô treo 2 tranh vẽ lẫn lộn côn trùng có lợi, có hại lên bảng. Hai đội thi đua mổi con đi đường hẹp lên dùng bút màu khoanh tròn những con trùng có lợi, đội nào khoanh đúng và nhiều thì thắng cuộc. Trò chơi 2 : Ai khéo tay nhất. Cách chơi : Trẻ vào bàn dùng bút gạch bỏ những con vật trong trang không thuộc nhóm côn trùng 4. Hoạt động 4 : Hát “ Ong và bướm” rồi ra ngoài Đánh giá cuối buổi: .. Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2012 Mục đích yêu cầu : - Trẻ trườn phối hợp chân tay nhịp nhàng, bụng áp sát xuống sàn, đầu giữ thẳng. - Rèn tính khéo léo, nhanh nhẹn, sự phối hợp đoàn kết với nhau để thực hiện bài tập. II/ Chuẩn bị: - Bàn học của trẻ thay thế ghế thể dục, chiếu ( bạt) trải xuống nền nhà. III/ Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Cho trẻ hát múa : Chị ong nâu và em bé.Trò chuyện qua về chủ điểm, về các côn trùng mà trẻ biết. * Hoạt động 2: Khởi động: - Cô cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, kết hợp bài hát ‘‘ Con chuồn chuồn’’, đi kết hợp các tư thế theo hiệu lệnh xắc xô rồi đứng thành hàng theo tổ. Trọng động: * BTPT chung :Bây giờ các con cùng tập bài phát triển chung trước nhé. + Tay vai 3 : tay đưa ngang hoặc lên cao, gập khủy tay (ngón tay để trên vai) + Bụng 6 : Ngồi duỗi chân quay người sang 2 bên. + Chân 3 : Đứng đưa chân ra trước, lên cao. + Bật 2 : Bật tách chân, khép chân * Vận động cơ bản :- Cô thực hiện mẫu cho trẻ quan sát lần đầu. - Lần 2 vừa thực hiện vừa hướng dẫn. - Nằm sấp người sát sàn, 1 tay duỗi dọc theo thân, 1 tay đưa thảng về phía trước, mắt hìn về phía trước, trườn lần lượt từng chân lên phía trước kết hợp chân nọ tay kia, hết đoạn đứng dậy đi đến ghế thể dục hai tay ôm ghế đồng thời áp sát bụng xuống mặt ghế lần lượt đưa từng chân qua.... - Cô gọi 2 cháu thực hiện thử (lớp quan sát) * Trẻ thực hiện : lần lượt 2 trẻ lên thực hiện 1 lượt, mỗi trẻ thực hiện 3 – 4 lần. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng kết hợp vẫy tay làm cánh bướm bay. *Hoạt động 3:Chơi “ con muỗi” và ra chơi. I/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết gọi tên côn trùng, dùng bút màu tô một số côn trùng phù hợp với đặc điểm của côn trùng...theo hình dáng... - Rèn kỹ năng cầm bút tô màu - Giáo dục trẻ yêu quí côn trùng có ích, không đùa nghịch tổ ong, sâu. II/ Chuẩn bị:- Bút màu, vở tạo hình. - Cát sét, băng nhạc. - Mẫu tô màu gợi ý của cô. III/ Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1:- Cô cho cả lớp hát bài: “ Con chuồn chuồn” Cả lớp hát kết hợp vỗ tay. * Hoạt động 2:- Các bạn vừa hát bài hát nói về con gì? Ngoài con con chuồn chuồn các con còn biết côn trùng nào nữa?→ Trẻ trả lời. Trẻ kể tên một số côn trùng. - Ai có thể mô tả hình dáng của con Ong? Con ong có màu như nào? Còn con gì nữa ko?... * Hoạt động 3: - Cô cho trẻ xem mẫu của cô và đàm thoại về cách tô. - Hỏi cách cầm bút, chọn màu nào? Tô như nào? ... - Gợi hỏi ý định một số trẻ : Con thích tô cánh bướm màu gì? Mình , đầu màu gì?. * Trẻ thực hiện : Cô bao quát giúp đỡ, gợi ý cho trẻ chạn màu khi tô. - Trẻ vào bàn ngồi tô. Nền nhạc bài “ Chị ong nâu và em bé”. - Tô xong cho trẻ tập thể dục chống mỏi, trưng bày sản phẩm * Nhận xét sản phẩm : - Gợi hỏi trẻ để lần lượt 1 số trẻ chọn sản phẩm và nhận xét: + Con thích bài nào? Vì sao con thích bài đó. - Cô tổng hợp nhận xét của trẻ, nêu những bìa thực hiện tốt khen ngợi trẻ, động viên những trẻ chưa làm được theo yêu cầu. - Cô chọn và nhận xét vài sản phẩm đẹp của lớp. * Giáo dục trẻ : yêu quí những côn trùng giúp ích cho con người, không đùa nghịch tổ ong, tổ sâu nguy hiểm * Hoạt động 4: Hát “Con chuồn chuồn” Đánh giá cuối buổi: ...Thứ 4 ngày 29 tháng 02 năm 2012 I/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ hát đúng nhạc, rõ lời, kết hợp làm động tác minh họa theo lời ca. - Chăm chú nghe cô hát. Hưởng ứng cùng cô khi nghe hát. - Hứng thú tham gia vào trò chơi. - Giáo dục trẻ yêu côn trùng có ích biết tự bảo vệ mình khỏi côn trùng có hại. II/ Chuẩn bị: - Cát sét, băng nhạc, mũ mèo vàng, trắng, dụng cụ âm nhạc. III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích: * Hoạt động 1:- Cô cho cả lớp hát bài “ Con ve và con kiến”. * Hoạt động 2:- Cho trẻ kể tên côn trùng trẻ biết. Các bạn rất giỏi, cùng với một số côn trùng khác, chuồn chuồn là loại côn trùng rất xinh, giúp ích cho con người như dự báo thời tiết. Có bài hát “Con chuồn chuồn” của Vũ Đình Lê các con cùng hát với cô nhé . * Hoạt động 3: a) Dạy hát- Cô dạy trẻ hát hết bài cùng cô 2 lần. - Tập cho từng tổ hát, nhóm hát. - Bài hát “Con chuồn chuồn” vừa hát vừa múa minh họa rất hay các con có thích không - Cô mời các con cùng hát vơi cô nhé. - Cô hát múa minh họa một lần. Trẻ xem. - Cô giới thiệu động tác múa. - Tập trẻ múa theo cô ( cô đứng múa soi gương, cùng chiều để trẻ dễ tiếp thu). - Tập từng nhóm múa.- Tập cá nhân múac) Nghe hát :* Cô giới thiệu bài hát : “Bèo dạt mây trôi”- Cô hát cho trẻ nghe lần 1. - Cô mở máy hát và mời hai cháu múa cùng cô. Lớp xem. d) Trò chơi : Cô giới thiệu trò chơi “Mì sol”.Cô hướng dẫn chơi : Lớp chia thành 2 đội, đội Ve sầu, đội Ong mật đội mũ của Ong và Ve. - Khi Ve kêu “ ve ve ve”. Đội Ong mật sẽ đáp lại bằng cách nghiêng cánh kêu “ Vù vù vù”.- Cho lớp chơi 3 – 4 lần. * Hoạt động 4:- Hát múa bài “Con chuồn chuồn” và ra ngoài. Đánh giá cuối buổi: ... Thứ năm ngày 01 tháng 02 năm 2012 I/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ đếm được đến 4, biết so sánh trong phạm vi 4. Phân loại côn trùng theo hình dáng trong phạm vi 4.- Rèn kỹ năng đếm đúng quy trình cho trẻ... I/ Chuẩn bị:- Các nhóm côn trùng có số lượng từ 1-4. - Các số từ 1 – 4. - Bút màutranhvẽ côn trùng theo nhóm các số 1 – 4 III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích Hoạt động 1:- Lớp đọc vè “Con ve”. * Hoạt động 2: Bài vè kể về con gì?. Trẻ trả lời. - Cùng với con ve các con biết những loại côn trùng nào nữa?. Trẻ kể tên một số côn trùng - Cô nói : Cô có tranh vẽ về con trùng các con xem nhé. * Hoạt động 3: - Cô cho trẻ xem tranh đếm số côn trùn . - Cho trẻ chọn các số tương ứng đính vào tranh. - Tương tự đếm 1 số nhóm các côn trùng khác. * Trò chơi luyện tập : + Trò chơi 1 : Ai gắn đúng hơn?Cô cho trẻ thi đua – 2 đội thi đua - bật qua 2 vòng lên chọn 1 côn trùng gắn lên rồi về cuối hàng. Cứ thế gắn tạo thành nhóm côn trùng có số lượng từ 1 – 4. Cô cho trẻ đếm. + Trò chơi 2 : Ai nhanh hơn?Cách chơi : Trẻ vào bàn ngồi dùng bút nối chữ số tương ứng với số lượng côn trùng, nối xong tô màu những nhóm côn trùng có số lượng là 4. Chơi xong cô gặn hỏi con vừa tô con gì? Mấy con? Trẻ đếm và nêu kết quả. + Trò chơi 3 : Ai găn đúng :Cô cho trẻ chơi thi đua 2 đội dán tranh con trùng. Mỗi con bật qua 2 vòng thể dục lên gắn 1 nhóm côn trùng có số lượng là 4 gắn xong đếm lại và chọn chữ số 4 gắn tương ứng. Trò chơi kết thúc đội nào gắn được nhiều nhóm côn trùng đúng, đẹp đội đó thắng cuộc. * Giáo dục trẻ : yêu quí những côn trùng có ích, không đùa nghịch những loại côn trùng gây hại như : sâu bọ hay đốt như ong.. * Hoạt động 4: . Đánh giá cuối buổi ... Thứ sáu ngày 02 tháng 02 năm 2012 I/ Mục đích yêu cầu : - Trẻ đọc thơ diễn cảm rõ ràng, biết ngắt câu, nhấn giọng thể hiện điệu bộ theo lời thơ. Trẻ hiểu nội dung bài thơ.- Giáo dục trẻ yêu quí những con trùng có ích. II/ Chuẩn bị:- Bài thơ Ong và Bướm.- Tranh minh họa từng khổ thơ có lời. - Ảnh nhỏ (Ong, bướm) .III/ Tiến trình tổ chức hoạt động học có chủ đích: * Hoạt động 1:- Cô cho cả lớp hát bài “Con chuồn chuồn”. * Hoạt động 2- Cô con bướm nọ bay đi chơi rong nên gọi con ong cùng đi. Cô đó các con ong có đi với bướm không? Trẻ trả lời theo ý trẻ. - Cô nói : Muốn biết ong có đi với bướm không các con hãy lắng nghe cô đọc bài “Ong và Bướm” của Nhược Thủy sẽ rõ. : * Hoạt động 3: - Cô đọc diễn cảm lần đầu. Trẻ lắng nghe - Cô nói bướm hay la cà chơi rong nên đã rủ rê ong cùng đi nhưng ong không đi vì sợ mẹ không thích. - Cô đọc vừa chỉ vào bài thơ. Trẻ lắng nghe. -Cô đọc trích dẫn từng đoạn giảng từ khó, làm rõ ý từng đoạn thơ. * Đàm thoại : +Con bướm trắng đang làm gì? Gặp ai?. Con ong bay thế nào?+ Bướm gọi ong làm gì? + Ong trả lời thế nào?+ Ong và bướm con nào đáng khen hơn? Vì sao? * Luyện đọc : - Luyện cả lớp đọc vài lần.- Từng tổ, nhóm đọc.- Cá nhân 4 – 5 cháu đọc.... * Trò chơi luyện tập Cô giới thiệu trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_kham_pha_khoa_hoc_tim_hieu_mot_so.doc