Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Vẽ hoa tặng chú bộ đội
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả những hiểu biết của mình về các chú bộ đội.
- Trẻ biết sắp xếp hình ảnh đúng trật tự quy luật tự nhiên, theo luật gần xa.
- Giúp trẻ phát triển vận động tinh của đôi bàn tay.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng ngồi học đúng tư thế, cách cầm bút.
- Kỹ năng bố cục tranh hài hoà cân đối, biết cách tô màu, sử dụng hợp lý luật xa gần.
3. Thái độ:
- Thích thútạo ra sản phẩm.
- Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với chú bộ đội qua tranh vẽ .
II . Chuẩn bị:
- 5 bức tranh:
+ Bức 1: Vẽ 1 bông hoa cánh tròn.
+ Bức 2: Vẽ 1 bông hoa cánh hình bầu dục, lá có răng cưa.
+ Bức 3: Vẽ nhiều bông hoa.
+ Bức 4 + Bức 5: Tranh vẽ về hoa nghệ thuật.
- Giấy A4, sáp màu, bàn ghế, giá trưng bày sản phẩm, máy tính.
Giáo án hoạt động tạo hình Chủ đề: Nghề nghiệp Tên đề tài: Vẽ hoa tặng chú bộ đội. Đối tượng: Lớp 4 Tuổi. Số lượng:25-27 cháu. Người soạn: Trần thị Quế. Ngày soạn: Người dạy: Trần thị Quế. Ngày dạy: I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết miêu tả những hiểu biết của mình về các chú bộ đội. - Trẻ biết sắp xếp hình ảnh đúng trật tự quy luật tự nhiên, theo luật gần xa. - Giúp trẻ phát triển vận động tinh của đôi bàn tay. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng ngồi học đúng tư thế, cách cầm bút. - Kỹ năng bố cục tranh hài hoà cân đối, biết cách tô màu, sử dụng hợp lý luật xa gần. 3. Thái độ: - Thích thútạo ra sản phẩm. - Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với chú bộ đội qua tranh vẽ . II . Chuẩn bị: - 5 bức tranh: + Bức 1: Vẽ 1 bông hoa cánh tròn. + Bức 2: Vẽ 1 bông hoa cánh hình bầu dục, lá có răng cưa. + Bức 3: Vẽ nhiều bông hoa. + Bức 4 + Bức 5: Tranh vẽ về hoa nghệ thuật. - Giấy A4, sáp màu, bàn ghế, giá trưng bày sản phẩm, máy tính. * Nội dung tích hợp: PTNT, KPXH, PTTM. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú Hoạt động học Tạo hình: Vẽ hoa tặng chú bộ đội. * Gây hứng thú: - Xúm xít! Xúm xít! - Cô đố! Cô đố! - Cô đố cả lớp mình trong tháng 12 này có lễ gì lớn nói về các cô các chú bộ đội? - à! Là ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22/ 12 đấy các con ạ! - Chúng mình có biết ở trường mình ai là bộ đội chuyển ngành về dạy chúng mình không? - Đó là cô Hoa và cô Tình đấy các con ạ! - Các cô chú bộ đội đã phải chịu bao hi sinh mất mát để bảo vệ hoà bình cho đất nước cho chúng ta hôm nay được cắp sách tới trường vì vậy chúng mình có yêu quí các cô các chú bộ đội không? Chúng mình làm gì để thể hiện tình cảm với các cô các chú? ( Cô gọi 3- 4 cá nhân trẻ trả lời) - Cô có 1 ý kiến là chúng mình sẽ vẽ hoa tặng các cô chú bộ đội các con có đồng ý không? Nhưng trước tiên chúng mình hãy cùng nhau hướng lên màn hình xem cô có điều gì dành cho chúng mình nhé! ( Cô cho trẻ xem các tranh vẽ về hoa). * Nội dung: HĐ1:.Quan sát nhận ra đặc điểm của các loài hoa. - Hỏi trẻ : - Bức tranh vẽ gì? Con có nhận xét gì về bông hoa này?( đặc điểm, hình dáng, màu sắc). - Cách bố cục tranh như thế nào? bông hoa được vẽ ở đâu?Nhị hoa hoa hình gì và được vẽ như thế nào? Cánh hoa như thế nào? ( tròn hay dài...) - Tương tự những bức tranh tiếp theo cô cũng hỏi trẻ cách vẽ và cách bố cục tranh. - Cô hỏi ý tưởng của trẻ: Con vẽ hoa gì, vẽ như thế nào? - Các con nhớ chúng mình vẽ ở giữa bức tranh, không vẽ cao quá hoặc vẽ thấp quá, vật nào ở gần thì vẽ to hơn, vật nào ở xa chúng mình vẽ nhỏ hơn! Chúng mình nhiều loại hoa và tô màu cho bức tranh thêm đẹp nhé! HĐ2: Trẻ vẽ: - Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm bút: Chúng mình nhớ là ngồi thẳng lưng, và cầm bút bằng tay phải các con nhớ chưa nào! - Cô mở nhạc nhẹ nhàng về chủ điểm phụ hoạ lúc trẻ vẽ. - Cô chú ý quan sát trẻ vẽ hỏi ý tưởng của trẻ, hướng dẫn những trẻ còn yếu. HĐ3: Trưng bày sản phẩm: - Đã sắp đến giờ các cô các chú bộ đội đến thăm lớp mình rồi, cô mời các con lên trưng bày sản phẩm của mình để các cô các chú đến tham quan nhé! Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm. - Cô gợi ý trẻ nhận xét tranh vẽ của mình và của bạn. h Nhận xét: Hôm nay cô thấy bạn nào cũng ngoan, bạn nào cũng giỏi đã vẽ được bức tranh tặng các chú bộ độ chắc hẳn các chú sẽ mừng lám đây, nào chúng ta hãy ra ngoài đón các chú vào thăm lớp mình nào! - Bên cô! Bên cô! - Đố gì ? Đố gì? - Trẻ lắng nghe và trả lời cô. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ đoán. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chăm chú lắng nghe cô nói. - Cá nhân trẻ trả lời. - Trẻ chú ý hướng lên màn hình. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý quan sát tranh và trả lời câu hỏi của cô. - Cá nhân trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe cô. -Vâng ạ! - Trẻ trả lời nhanh - Trẻ vẽ. - Trẻ lên trưng bày sản phẩm. - Trẻ nhận xét tranh của mình, của bạn và lắng nghe cô nhận xét chung cả lớp. Giáo án hoạt động ngoài trời Chủ đề: Nghề nghiệp Tên đề tài: - TC: Người vận chuyển tài ba. - HĐCMĐ: Quan sát vật chìm, vật nổi. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời. Đối tượng: Lớp 4 Tuổi. Số lượng:25-27 cháu. Người soạn: Trần thị Quế. Ngày soạn: Người dạy: Trần thị Quế. Ngày dạy: I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. - Trẻ biết được vật nào sẽ nổi, vật nào sẽ chìm khi thả chúng xuống nước. - Trẻ biết miêu tả những hiểu biết của mình về các chú bộ đội. - Trẻ biết sắp xếp hình ảnh đúng trật tự quy luật tự nhiên, theo luật gần xa. - Giúp trẻ phát triển vận động tinh của đôi bàn tay. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kỹ năng bật nhảy liên tục vào 5 ô . - Phát triển kỹ năng quan sát, phán đoán cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi " Người vận chuyển tài ba". - Trẻ nhường nhịn không chen lấn xô đẩy nhau khi chơi . II . Chuẩn bị: - Địa điểm sân rộng thoáng, sạch sẽ, gọn gàng đảm bảo an toàn cho trẻ. - Khối xốp, gạch, sỏi, vòng thể dục... chậu nước. * Nội dung tích hợp: PTNT, KPXH, PTTM. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Ghi chú Dạo chơi ngoài trời * HĐ1: TC : "Người vận chuyển tài ba". - Cô giới thiệu các chơi, luật chơi: + Cách chơi: Cả lớp chia thành 3 đội nhiệm vụ của các đội là phải đóng vai là người vận chuyển đi lấy hàng cho các bác công nhân xây dựng đường đi vô cùng khó khăn: các bạn phải bật nhảy liên tục qua 5 vòng thể dục và lên trên kia lấy nguyên vật liệu rồi chạy thật nhanh về phía cuối hàng của đội mình sau đó bạn tiếp theo lên thời gian kéo dài trong 1 bản nhạc, đội nào lấy được nhiều sẽ là đội chiến thắng. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh " Bắt đầu" các đội thi đua với nhau, ai dẵm vào vạch, xuất phát trước sẽ bị phạm luật và đồ dùng đó không được tính, mỗi 1 lần lên chỉ được lấy 1 vật. + Trẻ chơi( Cô bao quát trẻ). Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần. + Kết thúc: Cô kiểm tra kết quả, tuyên dương đội chiến thắng, động viên đội có kết quả chưa cao. *HĐ2: Quan sát vật chìm, vật nổi. Cô mời 1 trong 3 bạn đội trưởng: - Đội con vừa vận chuyển được nguyên vật liệu gì? Nó phục vụ cho nghề gì? Chất liệu làm ra sản phẩm? - Theo con nếu thả nguyên vật liệu này xuống nước nó sẽ chìm hay nổi? Vì sao con lại nghĩ là nó chìm ( nổi)? - Còn cả lớp các con chúng mình nghĩ nó nổi hay chìm? Hôm nay, cô và chúng mình sẽ cùng nhau khám phá sự chìm, nổi của các vật này nhé!( Cô cho lớp về đội hình vòng tròn để dễ dàng quan sát). - Cô làm thí nghiệm với tấm xốp, cô cho trẻ đoán xem tấm xốp sẽ chìm hay nổi, vì sao con cho rằng nó chìm ( nổi)? Cô gọi 1 trẻ nhanh nhẹn lên " làm thí nghiệm". Cô rút ra kết luận: Các vật liệu làm bằng xốp nhẹ nên có thể nổi được trên mặt nước. - Cô làm thí nghiệm với viên gạch, đá, khối gỗ... tương tự như với tấm xốp, cho trẻ phán đoán và rút ra nhận xét. Các con ạ! Qua thí nghiệm trên chúng ta thấy rằng: Các tấm làm bằng xốp, khối gỗ nhẹ nên có thể nổi được trên mặt nước; còn các viên đá, gạch nặng nên bị chìm xuống dưới đáy của chậu nước đấy! Chúng mình cũng vậy khi bị ngã xuống nước nếu không biết bơi cũng sẽ bị chìm xuống nước như viên đá này và không thể sống được, vì vậy các con nhớ là không tự ý chơi ở ao hồ, sông,biển nếu không có người lớn đi cùng các con nhé! - Trẻ tự khám phá khoa học: + Cô cho từng tổ thành 1 nhóm cùng nhau hoạt động. - Hôm nay, cô thấy hoạt động rất tích cực vì vậy cô sẽ thưởng cho chúng mình ra chơi ở các đồ chơi ngoài sân trường, khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào với nhau? Chúng mình nhớ chơi đoàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi các con nhé! * HĐ3: Chơi với đồ chơi . - Cô quy định sân chơi cho trẻ, bao quát đảm bảo an toàm cho trẻ. - Hết giờ cô tập trung trẻ, nhận xét, rửa tay, xếp hàng vào lớp. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chăm chú lắng nghe cô phổ biến luật chơi, cách chơi. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hứng thú chơi. - Trẻ cùng cô kiểm tra kết quả chơi. - Cá nhân trẻ trả lời. - Trẻ nêu phán đoán của mình và giải thích. - Trẻ nêu phán đoán. - Trẻ lắng nghe và về đội hình vòng tròn. - Trẻ chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ quan sát và trả lời cô. - Trẻ chú ý lắng nghe cô. - Trẻ hoạt động theo nhóm. - Trẻ trả lời. - Trẻ hứng thú chơi ở các khu vực đồ chơi ngoài trời. - Trẻ nghe cô nhận xét, rửa tay, xếp hàng đi vào lớp.
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_ve_hoa_tang_chu_bo_doi.doc