Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Trườn theo hướng thẳng kết hợp chui qua cổng

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết trườn theo hướng thẳng kết hợp chui qua cổng.

- Rèn luyện trẻ tính khéo léo và tự tin khi thực hiện các động tác trườn thẳng và chui qua cổng.

- Giáo dục trẻ tính cộng tác trong trò chơi vận động.

- Giúp trẻ có tính tự tin mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động tập thể.

II. CHUẨN BỊ:

- Phòng tập rộng rãi, sạch sẽ để trẻ hoạt động.

- Cổng chui, vẽ vạch thẳng để định hướng cho trẻ.

- Nhạc khởi động

 

doc7 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Trườn theo hướng thẳng kết hợp chui qua cổng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY 1/10/2012
Chủ đề: BÍ MẬT CƠ THỂ BÉ
Đề tài: TRƯỜN THEO HƯỚNG THẲNG KẾT HỢP CHUI QUA CỔNG 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Trẻ biết trườn theo hướng thẳng kết hợp chui qua cổng.
 Rèn luyện trẻ tính khéo léo và tự tin khi thực hiện các động tác trườn thẳng và chui qua cổng. 
Giáo dục trẻ tính cộng tác trong trò chơi vận động. 
Giúp trẻ có tính tự tin mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. 
II. CHUẨN BỊ:
Phòng tập rộng rãi, sạch sẽ để trẻ hoạt động. 
Cổng chui, vẽ vạch thẳng để định hướng cho trẻ.
Nhạc khởi động 
III. TIẾN HÀNH:
Khởi động: cho trẻ nghe nhạc và đi theo cô các kiểu, đi thường, nhón gót, gót, khom lưng, chạy nhanh, chậm dần .về 2 hàng ngang
Động tác tay: đưa ra trước – lên cao (2l x 8N)
Động tác chân: chân nhón gót – khụy gối (2l x 8N)
Động tác bụng: quay người sang 2 bên (2l x 8N )
Động tác bật: tách chân (2l x 8N)
VĐCB: Trườn theo hướng thẳng kết hợp chui qua cổng.
 Cô thực hiện mẫu cho trẻ xem
Hướng dẫn trẻ trườn theo đường thẳng và chui qua cổng: trẻ nằm sát xuống đất và trườn theo động tác tay phải thẳng chân trái co và ngược lại, khi trườn đến cổng thì chui qua cổng, sao cho người không chạm cổng.
 Cho trẻ thục hiện vận động dưới nhiều hình thức thi đua: tổ, nhóm
TCVĐ: Gà trong vườn rau
+ Cách chơi: cho nhiều trẻ làm những chú gà con đi chơi và vào trong vườn ăn rau, khi bị chủ vườn thấy và đuổi, nhưng chú gà con phải nhanh chân chạy về chuồng, không kịp sẽ bị chủ vườn bắt.
+ Cho trẻ chơi 2-3 lần
Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp hít thở.
KẾ HOẠCH NGÀY 2/10/2012
CHỦ ĐỀ: BÍ MẬT CƠ THỂ BÉ
ĐỀ TÀI: TÁCH 1 NHÓM ĐỐI TƯỢNG THÀNH CÁC NHÓM NHỎ HƠN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 -Trẻ biết đếm đến 5
Trẻ biết tách 1 nhóm 5 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn.(1 và 4, 2 và 3)
Có kỹ năng xếp và đếm.
Phát triển khả năng tư duy
Có khả năng kết hợp trong nhóm chơi cùng bạn
II. CHUẨN BỊ:
Một số con vật. 
Nhạc.
III. TIẾN HÀNH:
* HĐ1: Cùng đếm
Trẻ hát cùng cô bài tập đếm
Cô hỏi bàn tay xinh của con đâu, bàn tay xinh để làm gì, các con cùng đếm để biết mỗi bàn tay có bao nhiêu ngón tay ngón tay, trẻ vừa chỉ và đếm.
Cho trẻ chơi vỗ tay, vừa vỗ tay vừa đếm. Cô cho trẻ vỗ 2 tiếng vỗ, 3 tiếng vỗ, 4 tiếng vỗ, 5 tiếng vỗ.
Đếm số bạn trai và bạn gái (Chơi trên bảng gài), đếm số lượng trong phạm vi 5(3 bạn, 4 bạn, 5 bạn)
*HĐ2: Tách nhóm
 -Chơi hái hoa, đưa lên mũi ngửi (Chơi 2 lần)
Cô nói cô tặng cho mỗi con 5 bông hoa trẻ lấy và cùng đếm.
 -Cô muốn các con chia số hoa cầm sang 2 tay, và cô hỏi trẻ trên mõi bàn tay trẻ có mấy bông hoa.(trẻ tự tách theo ý trẻ )
 -Cô cho trẻ nói kết quả
 -Cô lại cho trẻ gộp lại và đếm.
 -Cô cho chơi dấu tay: Trẻ cầm hết số hoa đưa hai tay ra sau lưng, cô yêu cầu trẻ hãy lấy 1 bông hoa đưa ra phía trước, trẻ cùng mở tay và cô kiểm tra, cô cho trẻ đoán tay còn lại phía sau cầm mấy bông hoa, trẻ đoán và cùng đưa tay kiểm tra.
 -Sau mỗi lần chơi đếm lại số hoa 
HĐ3: Bé cùng chơi
 -Trò chơi 1: Ai nhanh
 -Cho một nhóm 5 trẻ đi và hát theo vòng tròn, khi có hiệu lệnh “1 bạn đưng, 4 bạn ngồi”trẻ phải làm nhanh theo hiệu lệnh của cô, sau đó cô cho trẻ trong lớ đếm và kiểm tra.
 -Trò chơi 2:Nối cho đúng
 - Cô phát cho mỗi bé một tổ giấy con hãy nối nhóm có 3 đồ vật với nhóm có 2 đồ vật gộp lại cho đủ số lượng 5.
KẾ HOẠCH NGÀY 3/10/2012
CHỦ ĐỀ: BÍ MẬT CƠ THỂ BÉ
ĐỀ TÀI: CHỨC NĂNG CÁC GIÁC QUAN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp trẻ nhận biết được 1 số bộ phận trên cơ thể bé( mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân)
Biết được chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.( mắt để nhìn, mũi để ngửi)
 Phát triển khả năng chú ý, phán đoán, nghe và hiểu lời cô.
Biết thương yêu và chăm sóc cơ thể sạch sẽ.
Trẻ thuộc các bài thơ về các giác quan( Bé ơi, Miệng xinh, tay ngoan, cái lưỡi, đôi mắt của em)
 Biết phân nhóm và thảo luận cùng nhau để đọc thơ đồng đều.
 II. CHUẨN BỊ:
 Một số hình ảnh về chức năng của các giác quan( tai đang nghe nhạc, mũi đang ngửi hoa, mắt đang nhìn)
Giấy vẽ, bút màu.
Nhạc bài hát cái mũi, ngón tay nhúc nhích.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HĐ1: Bé đoán xem nào 
Cô đố về các bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ giơ tay để trả lời. 
Bé nào trả lời đúng câu đố sẽ diễn tả lại chức năng của bộ phận đó.( mắt chớp chớp, mũi hích hích, miệng thì nhai nói hoặc hát)
Cô cho trẻ xem một vài hình ảnh về các giác quan trên máy vi tính. HĐ2: Đội nào đọc hay nhất?
Cho trẻ chia làm 5 đội chơi. Cho mỗi nhóm tự chọn 1 bài thơ về các giác quan mà trẻ đã được đọc ở ngoài giờ. Đội nào đọc to rõ sẽ được các bạn khen.
Nhóm nào đọc hay sẽ cùng mời cả lớp đọc chung bài thơ với nhóm mình.
. HĐ3: Xem ai vẽ khéo.
Trẻ vẫn ngồi theo nhóm, mỗi nhóm cử đại diện 1 bạn lên lấy giấy về cho nhóm. 
Cô yêu cầu trẻ vẽ 1 gương mặt mà trẻ yêu thích trong lớp
Cho trẻ treo sản phẩm
Cả lớp cùng hát bài cái mũi với nhạc.
 KẾT THÚC
KẾ HOẠCH NGÀY 4/10/2012
CHỦ ĐỀ: BÍ MẬT CƠ THỂ BÉ
Đề tài: TÔ MÀU BẠN TRAI BẠN GÁI. 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Biết tô màu kín không lem ra ngoài, tô theo nét chấm mờ.
Trẻ không tô lem màu, không tô chỗ đậm chỗ nhạt. 
Biết sử dụng màu sắc hài hòa để tô màu tranh.
Giúp trẻ nhận biết được những nét khác nhau giữa bạn trai và bạn gái.
Giáo dục trẻ học ngoan, trật tự trong lúc tô màu. 
II. CHUẨN BỊ:
Giấy cô vẽ sẵn bạn trai, bạn gái theo nét chấm mờMàu vẽ.
Một số hình ảnh về bạn trai, bạn gái.
Nhạc giai điệu cho trẻ thực hành 
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Hát “lớp chúng mình rất vui”
Trò chuyện trao đổi về các bạn trong lớp 
Phân nhóm bạn trai, bạn gái. 
Cho trẻ nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái.
* Hoạt động 2: trẻ thực hiện 
Cho trẻ xem 1 bức tranh chứ tô màu. Gợi ý cho trẻ để bức tranh trở nên đẹp hơn thì ta phải lảm sao.
Hướng dẫn cho trẻ tô màu theo đường chấm mờ.
Cho trẻ hát và vận dộng các ngón tay theo bài hát ngón tay nhúc nhích.
Cho trẻ vào bàn và thực hiện bức tranh của mình.
Cô quan sát và hướng dẫn cho trẻ.( mở nhạc nhẹ cho trẻ nghe trong lúc thực hiện)
* Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp của bé
Treo tranh và trưng bày tranh ở các góc trang trí 
Nhận xét và khen ngợi một số tranh đẹp 
KẾ HOẠCH NGÀY 5/10/2012
CHỦ ĐỀ: BÍ MẬT CƠ THỂ BÉ
ĐỀ TÀI: VÌ SAO CON MÈO RỬA MẶT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Trẻ thuộc bài hát “ Vì sao con mèo rửa mặt”
Trẻ thể hiện bài hát vui tươi, biết bắt nhịp vào đúng bài hát
Thích nghe cô hát và hưởng ứng theo cô.
Trẻ hiểu luật chơi và thích thú khi tham gia trò chơi Tai ai tinh.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lau mặt, rửa tay trước khi ăn. 
 II. CHUẨN BỊ:
Phòng âm nhạc
Nhạc giai điệu bài “ vì sao con mèo rửa mặt” “bàn tay cô giáo”
Nhạc cụ phách tre, trống lắc.
Bức tranh con mèo 
III. TIẾN HÀNH:
HĐ1: Ai nhanh trí 
Trẻ xem một góc tranh và đoán xem có gì ở trong tranh? Trò chuyện với trẻ về con vật trong tranh.
Cô giới thiệu bài hát “vì sao con mèo rử mặt” và cho trẻ hát. 
Cô và trẻ cùng đàm thoại về nội dung bài hát.
Giáo dục trẻ rửa mặt và vệ sinh cơ thể thật sạch để giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Cô cho cả lớp hát.
Cho tổ, nhóm lớp, phân nhóm bạn trai, bạn gái hát bài hát “ vì sao con mèo rửa mặt”
HĐ2: Nghe cô hát nào!
Cô giới thiệu bài hát: “ bàn tay cô giáo”
Cô hát lần 1: trẻ lắng nghe cô hát và cảm nhận giai điệu êm dịu của bài hát.
Cô hát lần 2: khuyến khích trẻ vận động cùng với cô.
HĐ3: Tai ai tinh
Cô giới thiệu TC: cho trẻ tạo thành vòng tròn cô mời 1 bạn vào trong vòng tròn và bịt mắt lại. tiếp đến cô mời 1 bạn hát lên 1 bài hát , và bạn bịt mắt phải đoán xem là bạn vừa hát tên là gì.
Lần 2 nâng cao yêu cầu 2 bạn hát và trẻ sẹ phải trả lời xem bạn vừa hát bài hát gì?
 Chơi 2 – 3 lần.
KẾT THÚC

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_truon_theo_huong_thang_ket.doc