Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Trò chuyện về hoa hồng, hoa cúc

 I. Mục tiêu:

 - Trẻ biết tên gọi, trẻ biết hoa hồng cánh dạng tròn, thân có gai. Hoa cúc cánh dạng dài, thân không có gai.

 - Trẻ phân biệt đặc điểm khác nhau giữa hoa hồng, hoa cúc.

 - Trẻ tham gia tích cục vào hoạt động học

 - GD trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa làm đẹp thiên nhiên.

 II. Chuẩn bị :

 Hoa tươi

 Tranh lô tô

 

doc24 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Trò chuyện về hoa hồng, hoa cúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô cho trẻ xướng âm từ đồ đố 
- Cô dạy trẻ hát từng câu.
- Lần 1: Cho cả lớp hát ( không đàn)
- Lần 2: Cho trẻ hát theo nhóm (không đàn)
- Nhóm 1, nhóm 2 hát ( không đàn)
- Cho cả lớp hát ( không đàn)
- Cho cả lớp hát ( có đàn)
- Cho biểu diễn theo tổ
- Cá nhân lên biểu diễn
 Bé nghe nhé
- Cho trẻ nghe giai điệu
- Cô hát ( có nhạc) và giải thích nội dung : Ngày đầu tiên đi khi các đi học cảm giác như thế nào
- Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát bài “ngày đầu tiên đi học ”
 - Cô hát lần 2 : Kết hợp gõ phách tre.
 - Tóm nội dung: ngày đầu tiên đi học ai cũng bỏ ngơ sợ sệt hết
 - Cô hát lần 3: Múa minh họa
 “ Ai đoán giỏi”
Cô giới thiệu luât chơi cách chơi: Một trẻ sẽ lên đội mũ chớp trẻ khác ở dưới sẽ hát một bài hát bất kỳ , Trẻ đội mũ chớp sẽ đoán bạn mình tên gì? Và bài bạn vừa hát tên gì?
Cô cho trẻ chơi vài lần
Nhận xét .Khen trẻ
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh
 Lê Thị Hằng Thạch Thị Mỹ Lệ
Mục tiêu
Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện “sự tích hoa hồng”.
Trẻ chú ý lắng nghe khi cô kể chuyện, trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
Trẻ tham gia tích cực vào giờ học, dạy trẻ biết giúp đỡ người khác khi khó khăn. Biết chăm sóc cây trồng.
Chuẩn bị
- Bài hát: Hoa hồng tặng cô.
Tranh chuyện
Tiến hành hoạt động
Hoạt động học
Ra chơi vườn hoa
Cô cho trẻ hát bài “ Ra chơi vườn hoa”
Cô đàm thoại với trẻ
+ Bài hát vừa rồi có tên gí?
+ Trong bài hát có nói tới loài hoa gì?
- Cô giới thiệu bài dạy: Hôm nay cô sẽ kể cho các con nghe một câu truyện 
Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ
Cô tóm tắt nội dung truyện.
Lần 2: Cô kể kết hợp tranh, phân đoạn truyện và giải thích từ khó
+ Trắng tinh: một màu trắng
+ Tím ngắt: tím đậm
Cô đàm thoại với trẻ
 + Cô vừa kể cho cô nghe câu truyện gì ?
 + Trong câu chuyện các những nhân vật nào?
 + Nàng tiên đã làm gì để hoa hồng có nhiều màu sắc?
 + Thần Mặt Trời đã cho hoa hông màu gì?
 + Thần Mặt Trăng đã cho hoa hồng màu gì ?
 Bài học giáo dục: Qua câu chuyện trên các con phải quan tâm giúp đỡ những người xung quanh khi gập khó khăn. Phải biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
- Trẻ nói được nội dung của đoạn truyện.
Gieo hạt
- Cách chơi: Cô sẽ nói tên động tác trẻ sẽ mô tả theo động tác đó.
Cuốc đất: Trẻ khom lưng xuống làm động tác cuốc đất.
Gieo hạt: Trẻ đưa tay làm động tác gieo hạt.
Hạt nảy mầm: Trẻ vươn tay làm động tác cây nảy mầm.
Tưới cây: Trẻ nghiêng người làm bình nước tưới cây
Cây ra hoa : Trẻ xoa bàn tay làm những bông hoa
Cây kết trái : Trẻ đưa hai tay lên đầu làm trái
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô quan sát nhận xét kết thúc tiết học
Giáo sinh GVHD
Thạch Thị Mỹ Lệ Lê Thị Hằng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG
HOẠT ĐỘNG HỌC
Môn: Văn học
Đề tài: Sử tích Hoa Hồng .
Tên giáo sinh: Thạch Thị Mỹ Lệ
Lớp: 36MNA
Ngày dạy: 24/03/2014
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hằng
Lớp : Chồi 2
Lớp dạy: Lá 1 ( Nhóm 2)
Trường: Mầm Non 5
ĐI TRÊN BĂNG GHẾ, ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
Mục tiêu:
Trẻ biết tên vận động, biết đi trên băng ghế đầu đội túi cát.
Trẻ giữ được thăng bằng khi đi trên ghế băng, cẩn thận khéo léo giữ được túi cát trên đầu. 
Trẻ hứng thú tham gia vận động cùng cô và bạn. Biết tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
Chuẩn bị:
- Nhạc thể dục sáng, cây xanh.
- 2 băng ghế thể dục.
- 2 Túi cát.
- 2 bóng.
Tiến hành hoạt động:
Hoạt động học
Khởi động: Cho trẻ vòng tròn theo nhạc bài “ thể dục sáng” kết hợp đi các kiểu chân như đi thường- đi bằng mũi chân- đi bằng gót chân- đi bằng mép chân- đi thường- chạy về 3 hàng ngang.
Trọng động:
Bài tập phát triển chung:kết hợp nhạc bài “cây xanh”
 Tay: 2 lần 4 nhịp
+ TTCB: chân đứng rộng bằng vai
+ Nhịp 1: hai tay giang ngang
+ Nhịp 2: hai tay đưa lên cao
+ Nhịp 3: hai tay đưa về phái trước
+ Nhịp 4: buông cả hai tay
Bụng:2 lần 4 nhịp.
 + TTCB: chân đứng rộng bằng vai.
 + Nhịp 1: nghiêng người sang phải.
 + Nhịp 2: về tư thế chuẩn bị.
 + Nhịp 3: nghiêng người sang trái.
 + Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
 Chân: Khụy gối. 4 lần 4 nhịp
 + Nhịp 1: Kiễng chân 2 tay đưa thẳng lên cao.
 + Nhịp 2: Khụy gối, 2 tay đưa thẳng ra trước.
 + Nhịp 3: Đứng tại chỗ 2 tay sang ngang.
 + Nhịp 4: về tư thế ban đầu.
 Bật: Bật tiến về phía trước. 4 lần 4 nhịp
+ TTCB: hai chân xếp thành hình chữ v
+ Nhịp 1: Bật hai tay đưa về phía trước.
+ Nhịp 2: Khép chân tay về tư thế chuẩn bị.
+ Nhịp 3: Bật hai tay đưa về phía trước.
+ Nhịp 4: Khép chân tay về tư thế chuẩn bị.
 b. Vận động cơ bản:
 - Con vừa tập thể dục theo bài nhạc gì?
Tập thể dục để có sức khỏe vậy , hôm nay cô sẽ hướng dẫn con bài vận động mới. Đó là “ Đi trên băng ghế, đầu đội túi cát”
 Cô là mẫu cho trẻ xem:
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Giải thích.
 Tư thế chuẩn bị: Đứng trước vạch chuẩn, tay cầm túi cát, cô bước chân lên .
Thực hiện: Đứng ở đầu ghế, đưa túi cát để thăng bằng trên đầu rồi cô bước từng bước đến hết ghế, khi đi tay đánh tự nhiên hoặc chống hông, đầu không cúi , đi hết ghế đứng lại cầm túi cát ở tay, bật chụm 2 chân xuống đất hoặc bước từng chân xuống đất rồi cầm túi cát đi về bỏ vào rổ rồi đi về chổ ngồi.
+ Lần 3: Cô mời một thi đua với nhau
 * Tiến hành tập:
+ Lần 1: Cô mời lần lược từng trẻ lên thực hiện ( Cô chú ý sửa sai)
 Cô mời trẻ thực hiện đẹp thực hiện lại
+ Lần 2: Cô cho hai trẻ thi đua với nhau.
Chuyển bóng qua đầu
Cách chơi:
 - Chia thành 2 đội thi đua, chuyển quả bóng qua đầu.
 - Trẻ cần phải cẩn thận không làm rơi quả bóng, đội nào chuyển được nhiều quả, thì đội đó thắng
 - Trẻ tiến hành chơi
 - Nhận xét kết quả
3. Hồi tĩnh:
 - Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng.
 - Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục.
Giáo sinh GVHD
Thạch Thị Mỹ Lệ Lê Thị Hằng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG
HOẠT ĐỘNG HỌC
Môn: Thể dục
Đề tài: Đi trên băng ghế , đầu đội túi cát
Giáo sinh: Thạch Thị Mỹ Lệ 
Lớp: 36 
Ngày dạy:17/03/2014
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hằng
Lớp: Chồi 2
 Trường: Mầm Non 5
CÁO, THỎ VÀ GÀ TRỐNG
Mục tiêu
 - Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, kể được tên các nhân vật.
 - Trẻ chú chú ý lắng nghe khi cô kể chuyện, trả lời mạch lạc câu hỏi của cô.
 - Trẻ tham gia tích cực vào giờ học, biết chăm sóc con vật có lợi.
Chuẩn bị
 - Tranh chuyện
 - Tranh trên máy vi tính
 - Nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con”
Tiến hành hoạt động
Hoạt động học
Đố bạn
- Cho trẻ hát bài “Đố bạn”
- Cô trò chuyện cùng trẻ
+ trong bài hát nhắc tới con vật gì? ( Hươu, voi, khỉ..)
+ Vậy con vật này sống ở đâu? (Ở trong rừng )
+ Đúng rồi, trong rừng có rất nhiều ccas con vật như hươu, voi, khỉ và cáo Hôm nay, cô cũng có một câu chuyện có nhắc tới chú thỏ và cáo, câu chuyện của cô có tên là “ Cáo, Thỏ và Gà Trống. Để xem câu chuyện hay như thế nào thì các con hãy lắng nghe cô kể chuyện nha.
Cáo, thỏ và gà trống
Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp điệu bộ
Cô tóm nội dung : Cáo và Thỏ cùng sống chung trong một khu rừng. Cáo có ngôi nhà băng , thỏ có ngôi nhà băng gỗ. Mùa xuân đến thì nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin ở nhờ nhà Thỏ và đuổi Thỏ ra khỏi nhà. Thỏ gặp Bầy Chó, Gấu nhưng cả hai đều không đuổi được Cáo đi. Cuối cùng Thỏ cũng gặp được Gà Trống đã đuổi được Cáo đi và lấy lại nhà cho Thỏ.
+ Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì ?( Cáo, Thỏ và Gà Trống)
+- Lần 2: Cô kể diễm cảm kết hợp tranh giảng từ khó và phân đoạn.
- Đoạn 1: “ Ngày xửađuổi thỏ ra nhà”
- Nội dung: Cáo và Thỏ sống chung trong một khu rừng, nhà của Cáo bị tan thành nước nên Cáo đã chiếm nhà của Thỏ.
- Các con biết băng là gì không?( Băng là tuyết rơi xuống tạo thành 1 khối cứng )
- Tan : là chảy ra, chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
- Sưởi là làm gì vậy ? ( Sưởi là làm ấm lại)
- Đoạn 2: “ Thỏ khóc.thỏ vui mừng”
- Nội dung: Thỏ gặp Bầy Chó và Gấu , nhưng cả hai không đuổi được Cáo đi.
- Đoạn 3: Thỏ gặp Gà Trống, Gà Trống đã đuổi được Cáo.
- Vác hái là gì vậy ?( Vác là mang trên vai trên lưng, hái là dụng cụ để cắt cỏ )
Đàm thoại
Câu chuyện cô vừa kể có tên gì?
Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? ( Cáo, Thỏ, Gà Trống)
 Ai là đuổi Cáo ra khỏi nhà?
Gà Trống làm thế nào để đuổi Cáo?( Gả Trống hát)
Con thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao?
 Bài học giáo dục: Qua câu chuyện trên các con phải quan tâm giúp đỡ những người xung quanh khi gập khó khăn. Phải biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Cáo và Thỏ
Luật chơi: Cô sẽ số hang ít hơn thỏ. Chú thỏ nào không về được hang của mình sẽ bị cáo bắt.
Cách chơi: Cho 1 trẻ lên làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Hai bạn sẽ năm tay nhau làm chuông.Số trẻ còn lại thì làm thỏ. Bắt đầu chơi các chú thỏ sẽ đi kiếm ăn, vưa nhảy vừa giơ bàn tay lên vẫy vẫy ( giống tai thỏ) và đọc thơ:
Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian 
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo thỏ gian 
Tha đi mất.
 Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi.
Giáo sinh GVHD
Thạch Thị Mỹ Lệ Lê Thị Hằng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VĨNH LONG
Môn: Văn học
Đề tài: Cáo, Thỏ và Gà Trống
Giáo sinh: Thạch Thị Mỹ Lệ
Lớp : 36 mnA
Ngày dạy: 27/ 03/2014
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hằng
Lớp: Chồi 2
Trường: Mầm Non 5
CHÉN, MUỖNG, LY, CA
 I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên gọi, công dụng của chén, muỗng, ly, ca.
- Trẻ nói được tên gọi, công dụng của chén, muỗng, ly, ca.
- Trẻ tham gia vào hoạt động học tích cực. Trẻ biết giữ gìn , bảo vệ đồ dùng trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Chén ( Thủy tinh, bê ca), Muỗng( nhựa, inox), ly( nhựa, thủy tinh), ca ( nhựa, inox), dĩa , tô .
- Tranh lô tô, 3 ngôi nhà chén, muỗng, ly.
 III. Tổ chức tiến hành
Hoạt
 động
 học
Chiếc hộp thần kỳ
- Cô có hộp quà tặng lớp, bây giờ cô mời một bạn lên đây cùng cô mở hộp quà xem trong đây có gì nha. Trẻ lần lượt đưa đồ vật ra và cô hỏi trẻ tên đồ vật.
+ Đây là cái gì? ( Cái chén).
+ Đây là cái gì? ( Cái muỗng).
+ Đây là cái gì? ( Cái ly)..
+ Đây là cái gì?( Cái ca)
- Hôm nay cô sẽ dạy các con nhận biết chén, muỗng, ly, ca.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_tro_chuyen_ve_hoa_hong_hoa.doc
Giáo án liên quan