Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Thơ “Em vẽ” - Nguyễn Thị Thoa

I. Mục đích – yêu cầu:

1- Kiến thức:

+Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả .

+ hiểu nội dung bài thơ.

2- Kỹ năng:

 + Trẻ biết đọc bài thơ đúng lời, đúng nhịp điệu- ngữ điệu.

 + Biết ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung bài thơ.

 + Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định và cảm xúc cho trẻ

 + Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết từ mới cho trẻ .

3 - Thái độ : Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên. Biết bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình . Có ý thức trong giờ học.

II. Chuẩn bị :

Bài hát: “Gà Trống, Mèo con và Cún con”.

- Tranh minh hoạ bài thơ có các nhân vật chuyển động.

- Hình ảnh động minh họa cho nội dung bài thơ ( Trình chiếu )

- Câu hỏi đàm thoại .

- Hát bài “ Đàn vịt con ”

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Thơ “Em vẽ” - Nguyễn Thị Thoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án văn học
Đề Tài : Thơ “ Em Vẽ ”
Chủ đề: Thế Giới Động Vật
 Lứa tuổi: 4-5 (mẫu giáo nhỡ)
 Thời gian thực hiện: 25 - 30
 Ngày dạy: 22 – 12 - 2014
 Người dạy : Nguyễn Thị Thoa
I. Mục đích – yêu cầu:
1- Kiến thức: 
+Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả .
+ hiểu nội dung bài thơ.
Kỹ năng:
 + Trẻ biết đọc bài thơ đúng lời, đúng nhịp điệu- ngữ điệu.
 + Biết ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung bài thơ.	 
 + Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định và cảm xúc cho trẻ
 	+ Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết từ mới cho trẻ .
3 - Thái độ : Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên. Biết bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình . Có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị :
Bài hát: “Gà Trống, Mèo con và Cún con”.
Tranh minh hoạ bài thơ có các nhân vật chuyển động.
 Hình ảnh động minh họa cho nội dung bài thơ ( Trình chiếu )
Câu hỏi đàm thoại .
Hát bài “ Đàn vịt con ”
III. Tổ chức hoạt động : 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát bài: “Gà trống mèo con và cún con”.
+ Trẻ cùng cô hát và biểu diễn minh hoạ bài hát.
- Các con vừấ hát bài gì?
.+ Bài “Gà Trống mèo con và cún con”.
- Các con vật này sống ở đâu?
+ Trong gia đình.
- Có một bài thơ nói về một em bé vẽ rất giỏi, muốn biết em bé đó đã vẽ được những gì các con lắng nghe cô đọc bài thơ “Em vẽ” của tác giả: Hoàng Thanh Hà.
+ Trẻ lắng nghe cô nói.
2. HĐ 2: Dạy chính
a- Cô đọc lần 1 : Cô đọc chậm diễn cảm, thể hiện được ngữ diệu của bài thơ.
+ Trẻ vừa xem vừa nghe cô kể.
 - Cô vừa đọc bài thơ “Em vẽ” của nhà thơ: Hoàng Thanh Hà có hay không?
- Bây giờ cô đọc lại cho các con nghe lần nữa, các con chú ý xem em bé trong bài thơ đã vẽ được những gì?
+ Trẻ trả lời.
* Cô đọc thơ lần 2: kết hợp với tranh minh hoạ bài thơ với hình ảnh chuyển động.
+ Trẻ cảm nhận bài thơ qua giọng đọc của cô.
- Cô hỏi trẻ : Cô vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác?
+ Trẻ trả lời.
* Cô giảng giải nội dung bài thơ:
 Em bé đã vẽ được các con vật đáng yêu như con Gà Trống, con mèo, và vẽ được cảnh làng quê như cánh đồng lúa, em còn vẽ những mái trường nơi em bé học tập.
+ Trẻ lắng nghe cô nói
3-HĐ3:. Đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm:
- Cô vừa đọc bài thơ “Em vẽ” của tác giẩ Hoàng Thanh Hà
+ Bài thơ “Em vẽ”
- Trong bài thơ này em bé đã vẽ được những con gì? Các con vật được vẽ như thế nào?
(Cô gợi ý để trẻ trả lời được câu hỏi của cô).
+ Em vẽ được con Gà Trống, con Mèo, và đôi Bướm trắng.
+ Con Gà Trống có mào đỏ tươi, con mèo lười nằm sưởi nắng, đôi bướm trắng bay tung tăng.
- Em còn vẽ được những gì nữa?
+ Trẻ trả lời (3-4 )
Những cảnh đó được em bé vẽ như thế nào?
Cô có thể củng cố cho trẻ biết
+ Cánh đồng lúa có hương thơm ngát, và mái trường có mái ngói đỏ tươi.
Cô giảng từ khó: 
“Tung tăng”. ” Ngát hương thơm”.
“ Đôi bướm ” , “ Đỏ tươi ”
+ Trẻ lắng nghe.
* Cô đọc thơ lần 3 kết hợp với hình ảnh minh hoạ của máy chiếu.
+ Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ và hứng thú theo dõi màn hình.
4.HĐ4: Dạy trẻ đọc thơ:
- Cho các lớp đọc thơ 2- 3 lần cùng cô, cô chú ý sửa sai cho trẻ (nếu có).
+ Trẻ đọc thơ 2-3 lần.
- Cho trẻ thi đua đọc thơ và cô động viên trẻ đọc chưa đúng.
+ Trẻ hào hứng đọc thơ thi đua theo tổ.
- Cho trẻ đọc nối tiếp nhau theo tay chỉ của cô (Cô đưa tay về tổ nào thì tổ đó đọc)
+ Trẻ biết đọc theo tay chỉ của cô.
- Cô cho nhóm lên đọc. Cho 2-3 cá nhân lên đọc thơ chú ý sai cho trẻ (Phát âm rõ các từ: “Tung tăng”, “Ngát hương”.
+ Trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Cô cho Cả lớp đọc thơ lại 1 lần nữa.
+ Trẻ đọc thơ diễn cảm.
Cô giáo dục trẻ: Các con có thích các con vật và cảnh vật mà em bé trong bài thơ vẽ không?
+ Trẻ trả lời cô.
Cô củng cố thêm cho trẻ: Các con vật và cảnh vật trong bài thơ được em bé miêu tả thật là đẹp. Vì thế các con phải biết gìn giữ môi trường tự nhiên như: không vứt rác bẩn bừa bãi ra đường, không tự do hái lá bẻ cành cây nơi công cộng, không đánh các con vật nhỏ bé. Ngoài ra các con phải biết bảo vệ mình: Tránh xa các con vật hung dữ, biết mắc quần áo ấm đội mũ đi tất khi trời lạnh.
+ Trẻ lắng nghe cô giáo dục.
5 . Kết Thúc : Hát “ Đàn vịt con ”	Trẻ hát xong ra chơi .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_tho_em_ve_nguyen_thi_thoa.doc