Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Sự kiện: Vui hội trăng rằm

I. Mục tiêu:

1. Phát triển thể chất:

- Biết 4 nhóm thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. Biết chế biến thức ăn, thức uống đơn giản.

- Biết các hoa quả có trong ngày tết trung thu như: bưởi, thanh long, nho, táo, lê Và 1 số bánh đặc trưng như: bánh nướng, bánh dẻo

- Biết lao động tự phục vụ và có thói quen tốt trong sinh hoạt.

- Biết phối hợp vận động cùng bạn. Phát triển các nhóm cơ, hệ hô hấp thông qua các trò chơi và thể dục sáng.

2. Phát triển nhận thức:

- Thể hiện sự ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá hiện tượng sự vật xung quanh trường, lớp

- Biết sử dụng 1 số đồ dùng, đồ chơi trong lớp và trường mầm non

- Biết ý nghĩa của tết trung thu

- Biết các số từ 1 – 5 và sắp xếp theo thứ tự

- Biết phân biệt các loại hình học: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Sự kiện: Vui hội trăng rằm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì phải phân công rõ ràng công việc cho từng người cụ thể và mỗi chúng ta ai cũng phải hết sức cố gắng hoàn thành công việc được giao.Nếu chúng ta nhất trí xin cho biểu quyết và chúng ta bắt tay vào làm. Trước khi làm chúng ta cùng thống nhất chủ đề là:
 “ Vui hội trăng rằm” ngày tổ chức sẽ là ngày thứ 6 ( 2/10/2009) tại lớp lớn A
KHÁM PHÁ SỰ KIỆN: “ VUI HỘI TRĂNG RẰM”
Thời gian thực hiện: 1 tuần ( từ ngày 28/9/09 – 2/10/2009 )
I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
- Biết 4 nhóm thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đủ lượng, đủ chất. Biết chế biến thức ăn, thức uống đơn giản.
- Biết các hoa quả có trong ngày tết trung thu như: bưởi, thanh long, nho, táo, lêVà 1 số bánh đặc trưng như: bánh nướng, bánh dẻo
- Biết lao động tự phục vụ và có thói quen tốt trong sinh hoạt.
- Biết phối hợp vận động cùng bạn. Phát triển các nhóm cơ, hệ hô hấp thông qua các trò chơi và thể dục sáng.
2. Phát triển nhận thức: 
- Thể hiện sự ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá hiện tượng sự vật xung quanh trường, lớp
- Biết sử dụng 1 số đồ dùng, đồ chơi trong lớp và trường mầm non
- Biết ý nghĩa của tết trung thu
- Biết các số từ 1 – 5 và sắp xếp theo thứ tự
- Biết phân biệt các loại hình học: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật.
3. Phát triển ngôn ngữ: 
- Hình thành ở trẻ khả năng nghe, hiểu, giao tiếp với người xung quanh. Biết diễn đạt mạch lạc và nói được mong muốn của mình
- Rèn tính mạnh dạn, hồn nhiên, lễ phép trong giao tiếp
- Biết đọc thơ diễn cảm, hiểu dược nội dung truyện và biết kể lại chuỵện đã nghe
- Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi: “ Em dẫn chương trình, em là phóng viên”
- Phát triển thêm 1 số kỹ năng cần thiết cho việc chuẩn bị học đọc, viết. Có tư thế ngồi đúng và cầm bút viết, tập sao chép chữ cái o. ô. ơ và sao chép từ
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết thể hiện những tình cảm, xúc cảm khi tham gia các hoạt động âm nhac, tạo hình
- Biết cảm nhận cái đẹp do mình làm ra, cái đẹp trong thiên nhiên
- Phát triển cho trẻ lòng yêu thích, hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật và mong muốn tạo ra cái đẹp.
5. Phát triển tình cảm – xã hội: 
- Trẻ mạnh dạn, tự tin chơi hoà đồng cùng các bạn
- Biết quan tâm chia sẻ, nhường nhịn các bạn và giúp cô công việc vừa sức
- Rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp
- Biết kính trong và quan tam đến những người gần gũi
- Biết tết trung thu là ngày vui, ngày hội trăng rằm, các cháu được tham gia các hoạt động chuẩn bị đón trung thu, thể hiện tâm thế hào hứng đón chào tết trung thu.
II. Chuẩn bị: 
1. Công việc cần làm: 
- Chuẩn bị đón tết trung thu vào ngày 2/10/2009 tức ngày 14/8 âm lịch
- Chuẩn bị sân khấu, ban nhạc, đội múa lân
- Chuẩn bị các góc chơi: Cửa hàng bán hoa quả, cửa hàng bán bánh trung thu, cửa hàng bán lồng đèn, ông sao và đồ chơi phục vụ cho tết trung thu.
- Thảo luận về công việc và vai trò của từng công việc, phân công công việc cho từng người
- Tạo môi trường trung thu trong lớp
- Thiết kế thư mời ( mời phụ huynh và dại diện các cô trong trường ) 
- Làm bảng chỉ dẫn khu vực chơi
- Chuẩn bị tờ dẫn chương trình trung thu
- Mỗi trẻ làm 1 túi đựng quà trung thu
- Trang trí sân khấu và các cửa hàng
- Làm nước uống cho ngày têt trung thu ( nước chanh, nước tinh khiết đóng chai ).
2. Đồ dùng cần thiết:
- Giấy màu các loại, hồ dán, kéo, giấy vẽ
- Hoa giấy, hoa nhựa. Bút màu các loại
- Chai, lọ để đựng nước. Các góc chơi bán hàng, các đồ chơi, hoa quả, khuôn làm bánh, góc bé làm nội trợ.
- Bàn ghế, máy chụp hình, quay phim, trang phục cho trẻ diễn văn nghệ
Thứ 2 ngày 28 tháng 9 năm 2009
Trò chuyện về ngày tết trung thu
I. Mục đích: 
- Trẻ biết ý nghĩa ngày tết trung thu, biết các loại bánh có trong ngày tết trung thu và tâm thế hào hứng chuẩn bị đón tết trung thu.
II. Chuẩn bị: 
- Các loại bánh có trong ngày tết trung thu, các loại hoa quả ( làm bằng nhựa)
- Băng đĩa về tết trung thu
III. Tiến hành: 
* Hoạt động 1: Xem băng
- Cô mở 1 đoạn băng về lễ hội tết trung thu cho trẻ cùng xem và nhận xét
* Hoạt động 2: Em biết gì về ngày tết trung thu?
- Cho trẻ tự nói lên hiểu biết của mình về tết trung thu như: trung thu diễn ra vào ngày nào, tháng mấy, có đồ chơi gì đặc trưng, bánh gì hoa quả gì
- Cho trẻ nêu cảm nghĩ hay sẽ làm gì vào ngày tết trung thu.
* Hoạt động 3: trò chơi: “Thi chọn nhanh”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội xếp theo hàng dọc, trên bàn có rất nhiều hoa quả, yêu cầu trẻ chọn nhanh những quả có trong ngày tết thung thu, lần lượt từng trẻ của mỗi đội lên chon , sao cho mỗi lần chọn chỉ được lấy 1 quả. Cô mở 1 đoạn nhạc là chọn xong, đội nào chọn được nhiều, đúng là thắng.
- Luật chơi: Chọn trong thời gian 1 bản nhạc, kết thúc nhạc là dừng chơi.
Cho trẻ tham gia chơi vài lần, những lần sau cô cho nhạc nhanh hơn
Hoạt động chiều
Tập múa lân
- Cô giới thiệu qua về cách múa cho trẻ nắm được. Sau đó cô cho 1 nhóm trẻ lên cùng cô thực hiện. Lần lượt cho từng nhóm lên múa, cô có thể cho trẻ đứng đầu làm cái ( cầm đầu lân). trẻ múa lân cô theo dõi sửa sai và tìm ra đội múa đẹp chuẩn bị biểu diễn.
* Nhận xét cuối ngày: 
.
Thứ 3 ngày 29 tháng 9 năm 2009
Còn mấy ngày nữa là đến tết trung thu?
I. Mục đích: 
- Trẻ biết đếm số ngày trong tuần để đoán được ngày tết trung thu
- Rèn khả năng phán đoán và ghi nhớ
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và tâm thế hào hứng để đón tết trung thu
II. Chuẩn bị: 
- Các số từ 1-5 cho mỗi trẻ, đèn ông sao
- Hồ dán, các số từ 1-5 chưa cắt để trẻ tự cắt dán 
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Hát + vận động bài: “ Rước đèn dưới trăng” 
- Hỏi trẻ ý nghĩa bài hát, có thích ngày tết trung thu không?
- Một tuần có mấy ngày? Hôm nay là thứ 3, vậy bao nhiêu ngày nữa là đến tết trung thu? ( cho trẻ cùng đếm và đoán)
- Trung thu vào ngày thưa mấy trong tuần? ( thứ 7)
- Trẻ xếp số từ 1-5 thành hàng ngang và đếm. Tương đương với các số là các ngày
VD: Thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 ( kết hợp trẻ cầm theo thứ tự từng số)
* Hoạt động 2: trò chơ i: “Ai giỏi nhất” 
- Cách chơi: Chia trẻ theo 5 nhóm mỗi nhóm có 2 đèn ông sao, yêu cầu các nhóm cắt dán số theo thứ tự từ 1-5 trên mỗi cánh sao. đội nào nhanh thì thắng
- Luật chơi: mỗi cánh sao là 1 số, số phải theo thứ tự
Trẻ thực hiện, cô quan sát nhắc trẻ dán cho đúng. 
Kết thúc cho trẻ cùng nhận xét và treo đèn lên trang trí lớp
Hoạt động chiều
Xem băng tết trung thu
* Nhận xét cuối ngày: 
.
Thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2009
Làm bánh trung thu
I. M ục đ ích: 
- Trẻ biết nặn bánh trung thu: bánh dẻo, bánh nướng theo mẫu
- rèn kỹ năng xoay tròn, ấn bẹt và 1 số kỹ năng đã học để nặn được 2 loại bánh theo yêu cầu
- Giáo dục trẻ biết trân trọng giữ gìn nét đẹp truyền thống dân tộc, ham thích tạo ra sản phẩm để chào mừng ngày tết trung thu
II. Chuẩn bị: 
- Đất nặn, bảng con
- Bánh trung thu thật: bánh nướng, bánh dẻo
* Hoạt động 1: Thảo luận về bánh trung thu
- Cô cho trẻ tự nói lên đặc điểm 2 loại bánh dẻo và nướng (đặt bánh thật lên bàn cho trẻ cùng nhận xét)
- Cô cắt 2 loại bánh cho trẻ nếm và nêu nhận xét
* Hoạt động 2: Nặn bánh trung thu
- Cô hỏi trẻ có thích làm ra 2 loại bánh này không? 
- Cô làm mẫu: Cô lấy viên đất bóp cho mềm ra, sau đó đặt lên bảng xoay tròn, ấn bẹt vừa phải và lăn dọc đường bao. Cô láy thêmít đất để tạo bông hoa trên mặt bánh. Tương tự nặn bánh dẻo, chú ý nặn bánh dẻo mỏng hơn
- Để tạo được bánh ngon người ta còn cho nhiều nguyên liệu bổ chất như: trứng gà, thịt, đường
- Trẻ thực hiện: Cô theo dõi sửa sai, động viên trẻ nặn được bánh
* Nhận xét sản phẩm: 
- Trẻ làm xong đem trưng bày và cùng nhận xét
- Hỏi trẻ: Con thấy bánh nào đẹp, vì sao? Cho trẻ gọi tên bánh mình nặn, đẹp chưa? cần bổ sung gì?...
kết thúc: Trẻ cùng nhau bày bánh lên bàn để đón trung thu và hát bài trung thu
Hoạt động chiều
Thứ 5ngày 1 tháng 10 năm 2009
Thơ: Trăng sáng
I. M ục đ ích: 
- Trẻ đọc thuộc bài thơ và cảm nhận được vẻ đẹp của trăng. Từ đó trẻ có cảm xúc qua giọng đọc
- Trẻ đọc rõ lời, ngắt đúng nhịp
- Qua bài thơ trẻ biết yêu quý cái đẹp, yêu trăng, yêu cảnh đẹp thiên nhiên
II. Chuẩn bị: 
- Hình trăng về đêm qua màn chiếu powpoitn
- Đàn organ
- Giấy vẽ, bút màu
III. Tiến hành: 
* Hoạt động 1: Vẽ trăng
- Cô đàm thoại về trăng tết trung thu, đặc điểm nổi bật là trăng rất tròn và sáng. Cho trẻ cùng vẽ trăng, nói lên ý nghĩa tết trung thu
*. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm
- Cô cùng trẻ đọc thơ
- Cô đưa hình ảnh trăng qua màn chiếu cho trẻ xem và nhận xét
- Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe
- Cho trẻ nêu nội dung thơ 
- Trẻ đọc thơ theo nhiều hình thức: Đọc to, nhỏ, đọc đuổi nối nhau
- Hỏi trẻ câu thơ nào hay nhất mà trẻ thích
- cho trẻ tự kể lại câu chuyện qua nội dung thơ
* Hoạt động 3: Hát múa bài “trăng sáng”
- Trẻ treo tranh vẽ xung quanh lớp để trang trí ngày trung thu
Hoạt động chiều
Tập diễn ban nhạc và dẫn chương trình
I. Mục đích: Trẻ biết được công việc sắp phải làm, từ đó có ý thức hơn trong công việc
II. Chuẩn bị: Các loại dụng cụ âm nhạc, mỉ crô
III. Tiến hành: 
* Ban nhạc: Cô sắp xếp chỗ đứng cho ban nhạc trên sân khấu, phân công người cầm dụng cụ âm nhạc: trống, đàn ghi ta, đàn organ, troóng lắc
- Tập hoà nhạc theo từng bài cô yêu cầu ( các bài về trung thu sắp diễn vào thứ 6)
* Dẫn chương trình: Hướng dẫn trẻ làm từng phần
- Tuyên bố lý do
- Giới thiệu đại biểu
- Nội dung chương trình ( văn nghệ + trò chơi)
- kết thúc: phá cỗ
Cô làm mẫu trước trẻ làm theo hướng dẫn của cô.
Thứ 6 ngày 2 tháng 10 năm 2009
Tổ chức ngày hội: “Vui hội trăng rắm”
I. Mục đích: 
- Trẻ biết ý nghĩa ngày tết trung thu, biết công việc chuẩn bị cũng như cách tổ chức trung thu. Rèn trẻ tính chủ động tự giác, sắp xếp hoàn thành công việc được giao
II. Chuẩn bị: 
- Sân khấu, bàn ghế, khách mời, chương trình văn nghệ, trò chơi
III. Tiến hành: 
* Hoạt động 1: Văn nghệ 
- Dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và giố thiệu chương trình
- Lần lượt các tiết mục văn nghệ được ra mắt khán giả
Mở màn: Múa lân
+ Bài 1: chiếc đèn ông sao ( tập thể)
+ Bài 2: Rước đèn dưới ánh trăng ( Bạn trai hát)
+ Bài 3: Đếm sao ( múa)
* Hoạt động 2: Trò chơi Làm the

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_su_kien_vui_hoi_trang_ram.doc