Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào xây dựng tốt các góc chơi để giúp trẻ hoạt động tích cực

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là nhu cầu tự nhiên của trẻ mẫu giáo, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, không khí để thở. Chơi vừa là học tập, lao động vừa là giải trí, nghỉ ngơi của trẻ, là nhu cầu sống không thể thiếu được. Qua chơi trẻ phát triển nhân cách về mọi mặt. Để trẻ được vui chơi một cách trọn vẹn thì việc xây dựng góc trong lớp là rất quan trọng, đó cũng là hình thức tổ chức giáo dục thích hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Góc là nơi trẻ có thể tự hoạt động vui chơi, học tập tích cực một mình hoặc trong nhóm nhỏ với những bạn cùng sở thích, việc bố trí các góc khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi, đồ chơi mà trẻ yêu thích. Trong hoạt động góc trẻ được học cách chia sẻ, cộng tác hoặc chơi cùng với bạn. Hoạt động góc góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ được bớt cảm giác căng thẳng vì có thể chơi ở góc này hay góc khác tùy theo sở thích, mở rộng hiểu biết cho trẻ về những nền tảng khác.

Hoạt động ở các góc cũng chính là môi trường học tập của trẻ vì thông qua hoạt động này giúp trẻ vừa học vừa chơi, chính ở môi trường này tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực hơn, sáng tạo ra nhiều cách chơi trong các hoạt động

 

doc6 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào xây dựng tốt các góc chơi để giúp trẻ hoạt động tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các góc chơi:
Xây dựng các hoạt động phải đạt được mục đích, tạo cho trẻ môi trường chơi và học tự nhiên, thoải mái. Các góc hoạt động phải được xây dựng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn, thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ như: nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, tính xã hội, kỹ năng thao tác. Vì thế trong lớp tôi xây dựng các góc sau:
Góc nghệ thuật.
Góc phân vai.
Góc xây dựng lắp ghép.
Góc thư viện.
Góc thiên nhiên.
Góc học tập.
Khi bố trí các góc tôi chia phòng thành các khu vực chơi khác nhau. Tôi chú ý bố trí các góc chơi động và góc chơi tĩnh càng cách xa nhau càng tốt để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai khi chơi trẻ cần có sự trao đổi qua lại nên tôi bố trí hai góc này gần nhau. 
Góc học tập và góc đọc sách phải bố trí ở nơi yên tĩnh để trẻ xem sách, đọc truyện và làm bài tập trí tuệ do đó tôi bố trí hai góc này ở gần nhau. 
Tuy nhiên, giữa góc này và góc kia cần có sự phân định ranh giới bằng các giá tủ đồ chơi, tủ bìa hoặc bức rèm che, để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu. Ranh giới góc không che tầm nhìn của trẻ, giữa các góc phải có lối đi thuận tiện cho trẻ hoạt động. Trong lớp nên dành khoảng trống rộng cho hoạt động chung của lớp.
Ở lớp tôi phòng trong là phòng đựng đồ dùng cá nhân của trẻ nhưng tôi tận dụng làm phòng thư viện, tôi dùng bức màn ngăn lại để bố trí góc đọc sách rất yên tĩnh khi trẻ hoạt động.
Góc thiên nhiên bố trí ngoài sân để trẻ chơi với cát, nước, chăm sóc cây xanh được thuận tiện hơn.
Ví dụ: Đối với góc mở tôi tranh thủ các mảng tường phía sau kệ đồ chơi để bố trí cửa hàng quần áo, mũ, giầy dép hoặc cửa hàng thực phẩm. Khi chơi giáo viên kéo các kệ ra sẽ có thêm cửa hàng cho trẻ chơi.Đặt tên góc làm sao cho trẻ 
 Giờ chơi cho cháu chăm sóc cây ở góc thiên nhiên
dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “ Gia đình”, góc sách có thể đặt tên: “ Thư viện của gia đình bé”. Nhưng ở chủ đề “ Thực vật”, góc sách có thể đặt tên “ Thư viện về các loại cây”, “ Những câu chuyện về các loại cây” hoặc “ Mời bạn xem sách cùng tôi”, 
Thay đổi vị trí hoặc bố trí, sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ điểm để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú cho trẻ.
 Tôi bố trí sao cho có thể bao quát được trẻ chơi ở tất cả các góc, không bố trí góc ở chỗ quá khuất.
Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ, cần phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp phải có mục đích giáo dục, đủ dùng cho trẻ, không nên quá dư hoặc quá thiếu, và trưng bày đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn như thiết bị, đồ chơi nặng đặt ngay trên mặt sàn, những đồ chơi gồm nhiều bộ phận cần để theo bộ với nhau.
Thay đổi thường xuyên vị trí giá đựng đồ chơi và học liệu để luôn tạo cảm giác mới đối với trẻ, cung cấp các góc hoạt động theo ý thích. Các đồ dùng nào đã quá cũ cần phải thay thế, làm sao để các góc trở nên hấp dẫn đối với trẻ và kích thích trẻ chơi. 
Căn cứ vào mục đích chung và các mục đích riêng để bố trí lớp. Nếu mục tiêu nhằm nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, tôi tổ chức các góc về thể lực, trí tuệ, tạo cho trẻ có cơ hội nhận biết và giải quyết vấn đề. Nếu mục tiêu là phát triển các kĩ năng xã hội, tôi bố trí không gian cho hoạt 
 Các cháu chơi bán hàng ở góc phân vai
 động theo nhómnhỏ đóng vai, chơi gia đình.
Việc tổ chức môi trường cho trẻ tôi cần linh hoạt, không cứng nhắc, không để cố định suốt cả học kỳ hay cả năm học. Tuy nhiên cũng không nên rập khuôn, bắt chước các lớp khác.
Giáo viên cần linh động để phát hiện các vật liệu, đồ chơi quá khó so với khả năng của trẻ, cần chọn cẩn thận vật liệu cho các khu vực chơi, quá nhiều vật liệu sẽ gây phân tán, quá ít sẽ không tạo hứng thú cho trẻ chơi. Tôi bớt đi những thứ cũ, thêm vào vật liệu mới, cần quan tâm đến sự an toàn, loại bỏ những đồ chơi bị hỏng ở các khu vực chơi.
3. Xây dựng nội dung chơi ở các góc:
Trước đây do chưa chưa vận dụng biện pháp chọn trò chơi phù hợp với từng chủ đề và chưa liên kết các góc chơi với nhau tôi đã tổ chức cho cháu chơi theo từng góc. Nhưng từ khi thực hiện chương trình đổi mới tôi tổ chúc vui chơi các góc dựa vào từng chủ đề và nội dung chơi ở các góc phải liên kết với nhau.
Như vậy tổ chức vui chơi các góc được diễn ra trong môi trường giáo dục, đồ dùng, đồ chơi phong phú và môi trường giao tiếp cởi mở giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Do vậy tôi chọn trò chơi ở các góc chơi liên kết với nhau sao cho phù hợp với từng chủ đề. Và muốn trẻ chơi tốt tôi cũng cần hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ và loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ.
* Ở góc xây dựng: Để các cháu xây dưng được công trình, tôi sẽ chuẩn bị đa dạng, sáng tạo các nguyên vật liệu: hàng rào, hình khối, với các kích thước, màu sắc khác nhau, các đồ chơi cho trẻ lắp ghép: ghép nhà, ghép xe, ghép bàn ghế, 
Đồng thời tôi cho cháu xem qua băng đĩa, tranh ảnh về một số công trình.
Ví dụ: Chủ đề: “Gia đình”
Cho trẻ xây nhà. Tôi cho trẻ xem một số kiểu nhà như: nhà trệt, nhà cao tầng, nhà sàn,qua đĩa hình. Và gợi ý trò chuyện với trẻ biết cách sắp xếp bố cục để xây dựng kiểu nhà hợp lý.
Ví dụ: Chủ đề: “Thực vật”
Với đề tài chơi: “Xây dựng công viên” có thể cho trẻ xem qua một số công viên có các khu vực vui chơi, có vườn hoa, cây xanh.
Trò chuyện về các đặc điểm của công viên như: Công viên sẽ trồng những loại hoa gì, có khu vực vui chơi giải trí nào, ..
* Góc phân vai: Để xây dựng đươc nội dung chơi ở góc phân vai, tôi lựa chọn trò chơi ở góc phân vai phù hợp với chủ đề đang triển khai.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” tôi chọn trò chơi đóng vai các thành viên trong gia đình, chuẩn bị cho cháu bộ đồ nấu ăn: bếp, xoong, chảo, và các loại thực phẩm: thịt, cá, tôm, rau, bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
Để trẻ có thể thể hiện tốt vai chơi và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với vai chơi, tôi cho trẻ xem qua đĩa hình về gia đình có các thành viên và công việc của mỗi người, quan cảnh của chợ, cách thức bán hàng và mời chào khách mua hàng.
* Góc nghệ thuật: Muốn cháu thể hiện tốt vai chơi ở góc nghệ thuật, tôi cũng thể hiện theo từng chủ đề. Và thong qua các giờ học có chủ đích như tạo hình: vẽ, nặn, xé dán, tô màu, ; Giờ học GDÂN : Dạy hát, múa, vỗ tay theo phách, Từ đó rèn luyện các kỹ năng cho cháu và khi vào góc chơi nghệ thuật cháu sẽ cũng cố lại các nội dung sẽ học.
Đồng thời chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi: Bút màu, các loại bảng, hồ, kéo, các hình rỗng cho cháu tô màu, sách báo có hình ảnh, lá cây, vỏ ốc, và các loại nhạc cụ phục vụ âm nhạc: vòng đeo tay, bông múa,
Ví dụ: Chủ đề: “Bé giới thiệu về bản thân”
Cho cháu tô màu, xé dán, vẽ, nặn,  ‘ảnh của bé”, “các giác quan của bé”, “cơ thể của bé”, xé dán “những thức ăn bé thích”,
Ôn luyện các bài hát đã học, nghe nhạc, hát múa, biễu diễn các bài hát về chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình-ngày 20/11” chọn trò chơi vẽ, nặn, xé dán, người thân trong gia đình, các vật dụng trong gia đình, các kiểu nhà, trang trí nhà của bé.
Hát múa các bài hát, biễu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11
* Góc học tập: Ở góc chơi này trẻ được ôn luyện lại kiến thức đã học, phát huy sự khám phá, hiểu biết của trẻ qua các bài tập, chơi đôminô, 
Ví dụ: Xếp đồ dùng tương ứng 1-1
	Xếp các đồ dùng có màu sắc giống nhau.
	Chơi đôminô về gia đình.
* Góc thư viện: Để lôi cuốn tạo sự thích thú của cháu đối với góc chơi thư viện, tôi chuẩn bị nhiếu loại rối khác nhau: rối ống, rối ngón, rối tay, nhiều nguyên phế liệu, keo dán, để cháu tham gia cùng cô, cùng bạn tô màu tranh truyện, vẽ phong cảnh nội dung truyện thơ, làm rối, làm sách truyện; nghiên cứu làm thêm một số tranh truyện mới: truyện dích dắc, truyện so le, .; thường xuyên chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng khác như băng đĩa hình, để thu hút cháu vào góc chơi ngày càng nhiều hơn.
Ví dụ: Chủ đề “Nghề nghiệp” cho cháu làm tranh truyện, album cùng cô; xem sách tranh truyện, đọc thơ, 
* Góc thiên nhiên: Chuẩn bị một số đồ dùng như cào, xẻng nhỏ, bình tưới nước, 
Ở góc chơi này tôi khuyến khích luân phiên các nhóm trẻ cùng đươc tham gai vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình.
Ví dụ: Cho cháu chăm sóc cây xanh, hoa, nhặt lá vàng, tưới nước cho cây, 
Tôi luôn quan sát quá trình chơi và ghi chép lại những đồ chơi, nguyên vật liệu mà trẻ thích để kịp thời cung cấp cho nhu cầu của trẻ.
4. Làm đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động góc:
Trong giờ hoạt động góc nhu cầu về đồ dùng đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận. Để thu hút trẻ trong giờ chơi hoạt động góc thì đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, màu sắc hấp dẫn, mới lạ. Vì vậy tôi luôn nghiên cứu làm các đồ dùng, đồ chơi để thu hút trẻ, tận dụng những nguồn nguyên liệu, vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, của địa phương để làm đồ chơi.
Ví dụ: Dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tôm, cua, cá. Thanh tre, gáo dừa làm phách gõ âm nhạc. 
Tận dụng những vật liệu phế thải xung quanh làm đồ chơi 	 
Các vỏ ốc, sò để làm đồ dùng, đồ chơi 
Ví dụ: Lấy lon bia, lon nước ngọt làm bánh tét, nồi cơm điện, hộp giấy làm bánh chưng, làm tủ, giường, bàn, ghế, lon sữa làm thùng tưới cây, làm trống, đĩa nhạc cũ làm đàn, đồng hồ, vỏ trứng làm các con vật, hủ sữa chua làm các con vật. 
Đồ dùng đồ chơi phải thay 
đổi thường xuyên theo chủ đề và đảm bảo tuyệt đối vệ sinh với trẻ. Như ở lớp từng chủ đề tôi sẽ thay đổi đồ chơi để tạo hấp dẫn kích thích trẻ như: Chủ đề thế giới thực vật tôi bố trí của hàng trái cây, rau quả. Chủ đề động vật bố trí trại chăn nuôi, vườn bách thú. Chủ đề phương tiện giao thông tôi bố trí gian hàng các loại xe, 
5. Phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ:
Đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu phế thải
Một số phụ huynh còn xem nhẹ đến nhu cầu phát triển của trẻ thông qua hoạt động vui chơi. Vì thế giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động vui

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lam_the_nao_xay_dung_tot_cac_goc_choi.doc