Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Một số động vật sống trong rừng
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm (màu sắc, hình dạng. cấu tạo, vận động, ăn uống) của một số con vật sống trong rừng
- Trẻ biết được sự đa dạng, phong phú của động vật sống trong rừng.
1.2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, tổng hợp.
- Trẻ bước đầu biết phân nhóm.
1.3. Giáo dục:
- Trẻ có thái độ đúng với các con vật khi đi tham quan, xem xiếc
- Trẻ yêu quý các con vật.
Giáo án: khám phá khoa học Đề tài: Một số động vật sống trong rừng Hoạt động bổ trợ: - Phát triển thẩm mĩ - Phát triển tình cảm xã hội Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi Ngày soạn: 05/12/2010 Ngày giảng: 08/2/2010 Người soạn giảng: Ngô Thị Thanh Hải Mục đích, yêu cầu: 1.1. Kiến thức: - Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được những đặc điểm (màu sắc, hình dạng. cấu tạo, vận động, ăn uống) của một số con vật sống trong rừng - Trẻ biết được sự đa dạng, phong phú của động vật sống trong rừng. 1.2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. - Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh, tổng hợp. - Trẻ bước đầu biết phân nhóm. 1.3. Giáo dục: - Trẻ có thái độ đúng với các con vật khi đi tham quan, xem xiếc - Trẻ yêu quý các con vật. 2. Chuẩn bị: - Máy tính, màn hình chiếu. - Mô hình vườn bách thú. - Tranh, tranh lô tô về các con vật sống trong rừng. - Bài hát về các con vật. - Vòng; đàn 3. Địa điểm: - Trong lớp 3. Tiến trình thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú: - Các con ngoan hãy lại gần cô nào! Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? - Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các con một chuyến đi chơi. Đó là đi tham quan vườn bách thú. Các con có thích không? - Xin mời các con lên tàu! - Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “Chúng mình cùng đi” - Đã đến nơi rồi, các con quan sát xem trong khu vườn có gì nào? - Trông chúng thật là đáng yêu và ngộ nghĩnh phải không nào? - Vậy những con vật này thường sống ở đâu? - Đúng đấy các con ạ! Nhưng đã đến lúc chúng mình phải tạm biệt vườn bách thú rồi. Chủ nhật tuần sau nếu thời tiết đẹp cô hứa sẽ cho chúng mình đi chơi tiếp. Bây giờ chúng mình hãy trở về lớp học 4B thân yêu để cùng nhau khám phá và trò chuyện về những con vật này nhé! - - Nào về thôi (Hát bài: Nào mình cùng lên...) 2. Hoạt động 2: Quan sát - đàm thoại: 2.1. Con hổ: - Con vật đầu tiên mà chúng ta sẽ làm quen và trò chuyện không biết là con vật nào đây? - Cho trẻ xem tranh con hổ. - Cho trẻ đọc từ: Con hổ. - Các con thấy con hổ như thế nào? Cô cho trẻ tự nói những hiểu biết của trẻ về con hổ, sau đó cô khái quát lại: + Các con ạ! Con hổ là con vật có bộ ria mép giống như mèo, có 4 chân và đẻ con, có bộ lông vằn, con hổ chạy rất nhanh, là động vật hung dữ hay ăn thịt các con vật yếu hơn mình. Mặc dù vậy con hổ vẫn rất đáng yêu nên chúng được các cô, các chú trong đoàn xiếc huấn luyện để làm xiếc, và được nuôi trong vườn bách thú. Con hổ chỉ hung dữ khi bị trêu trọc thôi! Chính vì vậy khi đi tham quan các con vật này chúng mình đừng trêu trọc nó nhé! 2.2: Con hươu: - Chia tay với con hổ chúng mình cùng đến với một con vật khác. Các con hãy lắng nghe xem câu thơ cô đọc sau đây nói về con vật nào? “Hươu cao cổ Hỏi một câu Gật gật đầu Trông ngộ nhỉ!” - Các con nhìn xem có phải con hươu cao cổ không nhé! - Cho trẻ xem tranh con hươu cao cổ. - Cho trẻ đọc từ: con hươu cao cổ. - Cô cho trẻ nhận xét về con hươu cao cổ. - Cô khái quát lại: Con hươu cao cổ có bộ lông màu vàng và trên bộ lông có các chấm tròn nhỏ, chúng rất hiền lành, thích ăn cỏ, con hươu cao cổ là con vật có 4 chân, nó đẻ con, có chiếc cổ rất dài, chính vì vậy nó mới có cái tên gọi rất đáng yêu là hươu cao cổ. 2.3: Con voi: - Cô thấy các con hôm nay học rất giỏi và ngoan, cô sẽ thưởng cho các con một bản nhạc. Các con có thích không? (Cô mở nhạc bài: “Chú voi con ở Bản Đôn” - Con vật gì vừa được nhắc đến trong bài hát vậy? - Và đây là con gì? (Cho trẻ xem hình ảnh con voi). - Cho trẻ đọc từ: con voi. - Cô cho trẻ nhận xét về con voi. - Cô khái quát lại: + Con voi là con vật to lớn, có 4 cái chân, 2 cái tai to, có cái vòi dài, có ngà và đẻ con, thích ăn mía và lá cây, con voi sống ở trong rừng. - Và còn một điều đặc biệt nữa là: con voi biết leo cây. Có đúng không nào? - Thế con gì biết leo cây nhỉ?. *So sánh: - Chúng mình vừa tìm hiểu về 3 con vật, đó là con hổ con hươu cao cổ và con voi. Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau so sánh nhữn đặc điểm giống nhau và khác nhau của con hổ và con hươu nhé! - Khác nhau? - Cô khái quát lại: Con hổ là con vật rất hung dữ, con hươu cao cổ là con vật hiền lành; con hổ thích ăn thịt còn con hươu cao cổ thích ăn cỏ; con hổ chạy nhanh hơn con hươu; con hươu có chiếc cổ dài hơn con hổ. - Giống nhau? - Cô khái quát lại: Con hổ và con hươu cao cổ đều có các bộ phận, như: đầu, mình, đuôi, có 4 chân, chúng đều là những con vật sống ở trong rừng và tự kiếm thức ăn cho mình đấy các con ạ! * Cô khái quát: - Các con ạ! Con hổ, con hươu và con voi và tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng chúng đều có các bộ phận, như: đầu, thân, đuôi, có 4 chân và đẻ con, chúng sống ở trong rừng, phải tự kiếm ăn, tự bảo vệ mình, cho nên chúng được gọi chung là: Động vật sống trong rừng. - Động vật sống trong rừng được chia làm 2 nhóm, nhóm con vật hiền lành - ăn hoa, quả, rau và cỏ cây; nhóm con vật hung dữ - ăn thịt đấy các con ạ! 2.4: Trò chơi chuyển tiếp: “Đoán bóng con vật”: - Giờ xin mời các con hãy đứng lên để cùng nhau hát 1 bài hát nói về các con vật sống trong rừng nào! - Cho trẻ hát bài: “Đố bạn”. - Các con vừa là những con vật đáng yêu rồi đấy. Bây giờ cô sẽ tặng cho chúng mình một trò chơi rất hấp dẫn. Trò chơi có tên: “Đoán bóng con vật”. - Cô phổ biến cách chơi: + Màn hình của cô được chia làm 2 mảng: mảnh sáng ở phía trên có hình các con vật thật, mảng tối ở phía dưới có bóng của con vật. Nhiệm vụ của các con là quan sát thật kỹ để đoán đúng bóng của từng con vật. - Các con đã sẵn sàng chưa? - Cho trẻ chơi. (Cho trẻ lên bấm chuột để kiểm tra). - Nhận xét sau chơi. - Bây giờ các con hãy giả làm những chú thỏ đáng yêu để đi về chỗ ngồi nào! (Trẻ vừa đi vừa hát bài: “Trời nắng, trời mưa”. * Mở rộng: - Các con ơi, trò chơi mà chúng mình vừa chơi có những con vật nào? - Ngoài những con vật đáng yêu mà chúng mình vừa tìm hiểu thì còn có rất nhiều con vật khác cũng sống ở trong rừng. Bạn nào biết có thể kể tên? * Giáo dục: - Các con ạ! Những con vật sống trong rừng đều có ích. Vì vậy khi đi tham quan vườn bách thú hay vườn quốc gia các con nhớ không trêu chọc, không lại gần các con thú dữ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập : - Và hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều trò chơi để tặng cho các con. Các con có muốn chơi tiếp không? - Trò chơi thứ hai của cô có tên: “Ai nhanh nhất”. 3.1: Trò chơi 1: Lô tô - Lần 1: Cô nói tên con vật, trẻ chọn và giơ lô tô con vật đó. - Lần 2: Cô nói đặc điểm con vật, trẻ chọn và giơ lô tô con vật đó. - Nhận xét: 3.2: Trò chơi 2: “Bé thông minh – bé nhanh trí”: - Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội. Đội chim non và đội bướm vàng. Mỗi đội có 8 miếng tranh cắt rời có hình của 2 con vật. Nhiệm vụ của 2 đội là: Khi có hiệu lệnh của cô thì thứ tự từng bạn đứng vào vạch xuất phát bật lần lượt qua các vòng đến bàn để tranh tìm 1 phần tranh rời gắn lên bảng để ghép những tranh rời đó thành một bức tranh hoàn chỉnh giống như bức tranh mẫu của cô. - Luật chơi: Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào ghép tranh nhanh nhất, và đúng đội đó sẽ chiến thắng. - Trẻ chơi cô bao quát và khích lệ, động viên trẻ. - Nhận xét sau khi chơi. 4. Hoạt động 4: Kết thúc: - Nhận xét, tuyên dương trẻ: Cô thấy các con hôm nay học rất là ngoan và cô muốn chúng mình ngay từ bây giờ hãy yêu thương và bảo vệ các con vật để cho thế giới này ngày càng tươi đẹp hơn. Các con có đồng ý không? - Cho trẻ hát bài “Em là chim câu trắng” đi ra ngoài. - Trẻ đứng lại gần cô - Trẻ đi và hát - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Nghe cô nói cách chơi - Hát đi ra ngoài...
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_mot_so_dong_vat_song_trong.doc