Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Làm tranh Trung thu - Nguyễn Thị Dung

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức

 - Trẻ biết các đồ chơi, đồ vật, hình ảnh có liên quan đến tết trung thu

- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm tranh về Trung thu

- Dạy trẻ đặt tên bức tranh của mình hoặc của nhóm.

2. Kỹ năng

 - Biết tự lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra bức tranh

 - Phối hợp các kỹ năng: In, đồ hình, gấp dán, dính, cắt dán, vẽ tạo thành bức tranh trung thu

 - Rèn trẻ kỹ năng nhận xét bài vẽ của mình và của các bạn.

3. Thái độ

 - Trẻ tự tin thể hiện cảm xúc của mình, mạnh dạn trong giao tiếp.

 - Trân trọng sản phẩm của mình và của bạn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Làm tranh Trung thu - Nguyễn Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục đào tạo quận cầu giấy
Trường mầm non hoa hồng
Giáo án tổ chức hoạt động 
Chủ đề: Trường mầm non
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
 Đề tài : Làm tranh trung thu
Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Lớp mẫu giáo nhỡ B1
Năm học: 2009 - 2010
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Đề tài : Làm tranh Trung thu
Chủ đề : Bé vui tết trung thu
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Người soạn và dạy : Nguyễn Thị Dung
Ngày dạy: 29/ 09/ 2009
i. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức
	- Trẻ biết các đồ chơi, đồ vật, hình ảnh có liên quan đến tết trung thu
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm tranh về Trung thu
- Dạy trẻ đặt tên bức tranh của mình hoặc của nhóm.
2. Kỹ năng
	- Biết tự lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu để tạo ra bức tranh
 - Phối hợp các kỹ năng: In, đồ hình, gấp dán, dính, cắt dán, vẽ tạo thành bức tranh trung thu
	- Rèn trẻ kỹ năng nhận xét bài vẽ của mình và của các bạn.
3. Thái độ
	- Trẻ tự tin thể hiện cảm xúc của mình, mạnh dạn trong giao tiếp.
	- Trân trọng sản phẩm của mình và của bạn. 
ii. Chuẩn bị
	- Chuẩn bị các nguyên vật liệu tạo hình ở góc : Bé khéo tay 
	+ Sáp các màu, màu nước, bút dạ, đất nặn, giấy màu
 + Khay, tăm bông, dọc mùng, một số loại quả, củ đã cắt tỉa ( Khế, cà rốt)
	+ Một số loại lá cây, hạt kim sa, 
 + Khăn lau tay 
	+ Giấy vẽ A2, A3, A4, giấy bìa màu
 	+ Đài, băng nhạc: Rước đèn dưới trăng. chiếc đèn Ông sao
 + Cô cung cấp cho trẻ một số biểu tượng về ngày tết trung thu từ những hôm trước
	+ Cô cùng trẻ sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên từ trước
iii. Tiến hành hoạt động
Các bước tiến hành 
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức – Vào bài
2. Nội dung chính
- Thảo luận với trẻ
về chủ đề và hình thức hoạt động
- Trẻ thực hiện
- Nhận xét tranh và quá trình hoạt động của trẻ.
3. Kết thúc 
(Cô bật nhạc cho trẻ nhảy múa theo ý thích bài “ Chiếc đèn ông sao”
Sắp đến tết trung thu rồi, các con sẽ làm gì để chuẩn bị cho ngày tết trung thu ?
- Cho trẻ xem tranh gợi ý của cô:
 + Các con thấy bức tranh này nói về điều gì ?
 + Cô sử dụng vật liệu gì để làm tranh ?
 + Các con có biết cách cô làm bức tranh này như thế nào không ? ( Cô cùng trẻ nhắc lại các kỹ năng trẻ sẽ làm ( Giới thiệu thêm có bức tranh cô làm cùng cô Trang, cô Bình) 
Cô đặt tên cho bức tranh của cô để hướng trẻ đặt tên cho bức tranh của trẻ.
- Thăm dò ý tưởng của trẻ:
+ Con định làm gì?
+ Con thích chon nguyên vật liệu nào để làm tranh?
+ Con sẽ làm như thế nào?
+ Con thích làm một mình hay con thích làm với bạn? Con chọn bạn nào làm cùng với mình?
- Cô giới thiệu vị trí bàn, nguyên vật liệu, khuyến khích trẻ tự chọn hình thức hoạt động ( nhóm hoặc cá nhân ). Cô mở nhạc các bài hát về Tết Trung Thu 
- Cô quan sát và phát hiện: Với những trẻ còn lúng túng cô đến để hướng dẫn.
Với những trẻ khá cô gợi ý giúp trẻ sáng tạo hơn.
Tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nhẹ nhàng về ngón tay.
- Khuyến khích trẻ đổi bài cho nhau, cùng ngắm nghía bài của bạn ngồi cạnh, nêu nhận xét của mình về bài của bạn, nêu ý tưởng về sản phẩm của mình
- Cô giúp trẻ treo bài và cùng trẻ nhận xét các bức tranh của trẻ:
+ Hướng trẻ vào chủ đề, nội dung tranh, màu sắc, cách làm, nguyên liệu, tính độc đáo, sáng tạo
+ Nếu là bức tranh của nhóm cô quan tâm đến sự hợp tác đoàn kết của trẻ.
Khen và động viên trẻ đã rất cố gắng tạo ra những bức tranh đẹp. Hỏi trẻ về cảm xúc của trẻ khi tham gia hoạt động.
Gợi ý trẻ mang các bức tranh trang trí lớp, tặng cho nhau tập nói lời chúc nhau.
Cô bật đĩa bài “ Rước đèn dưới trăng” và cùng trẻ tập múa sư tử.
- Trẻ nhảy múa theo cảm nhận
- Trẻ trả lời theo ý thích
- Trẻ trả lời theo ý trẻ.
Trẻ nói về nội dung bức tranh, chất liệu, cách làm mà theo ý hiểu của trẻ
Trẻ nêu ý tưởng của mình
Trẻ quan sát, chọn hình thức thể hiện
- Trẻ về bàn trao đổi thảo luận với bạn về việc lựa chọn nội dung, nguyên liệu làm tranh và cùng làm bức tranh về trung thu
- Trẻ chơi: Ngón tay nhúc nhích
- Trẻ đổi bài cho bạn cùng nhau ngắm nghía nhận xét tranh
- Cùng cô treo bài lên giá
Trẻ giới thiệu bài, nêu ý tưởng của mình và cùng nhận xét bài của các bạn.
- Trẻ tặng tranh cho nhau và nói lời chúc mừng 
Trẻ nhảy múa cùng cô, có thể mời các cô bác cùng tham dự

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_lam_tranh_trung_thu_nguyen.doc