Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Cô giáo như mẹ hiền - Phạm Thị Hồng Vân

Yêu cầu:

- Trẻ thực hiện được vận động “Ném trúng đích nằm ngang”.

- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động học tập, vui chơi. Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, qua các bài tập thể dục.

- Trẻ vận động được theo nhạc bài hát “Bàn tay cô giáo”

- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát “Cô giáo”

- Trẻ thích hát theo cô bài hát “Cô giáo” và biết lắng nghe khi cô hát bài hát “Cô giáo miền xuôi”

- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo”

- Cháu thích nghe cô đọc thơ

- Trẻ biết được một số công việc của cô giáo.

- Trẻ biết ngày 20 – 11 là ngày Tết của cô giáo.

- Trẻ nói được 1 số công việc trẻ nên làm trong ngày 20 – 11.

- Trẻ biết dùng tăm bông thoa hồ vào mặt trái của giấy thủ công và dán vào giấy vẽ.

- Trẻ biết trang trí thiệp trên máy tính.

- Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng cô giáo, ngoan ngoãn, vâng lời cô để cô vui

- Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Đề tài: Cô giáo như mẹ hiền - Phạm Thị Hồng Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẶNG CÔ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động chung đã tổ chức ngoài trời
- Đọc tục ngữ “Không thầy”
- Trò chơi: Đi cà kheo
- Chơi tự do
- Vận động: “Bàn tay cô giáo”
- Trò chơi: Kéo co
- Thơ “Cô giáo cuả em”
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây.
- Chơi tự do
- Vẽ tự do
- Trò chơi: Nhảy dây
- Chơi tự do
HOẠT ĐỘNG GÓC
J Học tập: Xem tranh ảnh về các hoạt động của ngày Tết thầy cô.
J Phân vai: Cô giáo.
J Xây dựng: Vườn hoa của cô giáo.
J Nghệ thuật: Vẽ, dán hoa tặng cô.
J Khoa học khám phá: Pha màu theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đọc ca dao “Muốn sang thì bắt cầu kiều,” 
- Hát “Cô giáo”
- Đọc thơ “Bàn tay cô giáo”
- Đọc ca dao “Ăn quả nhớ người trồng cây,”
- Đọc ca dao “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,”
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011
{{ Lĩnh vực: Phát triển thể chất
{{ Hoạt động chung: Thể dục.
{{ Đề tài: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU (xác định theo kiến thức, kĩ năng, thái độ)
- Trẻ thực hiện được vận động “Ném trúng đích nằm ngang”.
- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia vào hoạt động học tập, vui chơi. Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, qua các bài tập thể dục.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh, yêu mến cô giáo.
- Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi.
II- CHUẨN BỊ:
Sân bãi sạch, thoáng.
Vạch chuẩn.
Túi cát, vòng.
Đồ chơi các góc.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
a. Mở đầu hoạt động
¤ Khởi động:
- Cô cho trẻ đi các kiểu chân theo đội hình vòng tròn, sau đó chuyển thành 2 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
b. Hoạt động trọng tâm (ghi rõ diễn biến từng hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
¤ Trọng động:
Ø Bài tập phát triển chung:
Hô hấp 2: Thổi nơ bay (2 lần x 4 nhịp)
Tay vai 1: Tay ra trước, lên cao (4 lần x 4 nhịp)
Chân 1: Tay chống hông, lần lượt từng chân đưa ra trước, nhón gót chân (2 lần x 4 nhịp)
Bụng 2: Tay lên cao, nghiêng lườn sang hai bên (2 lần x 4 nhịp)
Bật 1: Bật liên tục tại chỗ (2 lần x 4 nhịp)
Ø Vận động cơ bản:
Giới thiệu tên vận động: Ném trúng đích nằm ngang.
Cô làm mẫu 2 lần
Lần 2: Đứng trước vạch chuẩn, chân rộng bằng vai, tay phải cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh của cô thì đưa túi cát ngang tầm mắt, nhắm vào vòng đích và ném thẳng tay.
Cô mời trẻ lên làm mẫu
Cho trẻ thực hiện, mỗi lần 3 trẻ, cô quan sát, sửa sai.
Cho thi đua tổ.
Mời trẻ yếu kém lên thực hiện lại.
Mời trẻ thực hiện tốt lên thực hiện.
Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện vận động, yêu thích việc tập thể dục.
Vận động: “Ồ sao bé không lắc?”.
- Nhận xét, tuyên dương. 
Ø Trò chơi: Ném còn.
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Giải thích cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét.
¤ Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
a Kết thúc hoạt động
- Tập theo cô.
- Nghe cô giới thiệu.
- Xem cô làm mẫu.
- Nghe cô giải thích.
- Trẻ lên làm mẫu.
- Cả lớp thực hiện.
- Trẻ yếu lên thực hiện lại
- Vận động cùng cô.
- Nghe cô giới thiệu trò chơi và giải thích cách chơi.
- Tham gia chơi.
- Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
{{ Đánh giá:
w Hoạt động chung: 
w Hoạt động khác: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011
{{ Lĩnh vực: Phát triển thẫm mỹ
{{ Hoạt động chung: Giáo dục âm nhạc
{{ Đề tài: Vận động “CÔ GIÁO” 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU (xác định theo kiến thức, kĩ năng, thái độ)
- Trẻ vận động được theo nhạc bài hát “Bàn tay cô giáo”
- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu được nội dung bài hát “Cô giáo”
- Trẻ thích hát theo cô bài hát “Cô giáo” và biết lắng nghe khi cô hát bài hát “Cô giáo miền xuôi”
- Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng cô giáo, tham gia học ngoan để làm quà tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi
II- CHUẨN BỊ:
Bài hát “Bàn tay cô giáo”, “Cô giáo”, “Cô giáo miền xuôi”.
Hoa cho trẻ dán, giấy A4, hồ dán.
Đồ chơi các góc.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
a. Mở đầu hoạt động
- Vận động “Bàn tay cô giáo”
- Đàm thoại qua bài hát.
b. Hoạt động trọng tâm (ghi rõ diễn biến từng hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
F Giới thiệu bài: Dạy hát “Cô giáo”
- Cô hát lần 1, tóm nội dung: Bài hát nói về cô giáo như người mẹ, cô yêu thương các em nhỏ, dạy dỗ các em, và các em cũng yêu thương cô giáo.
- Cô hát lần 2.
- Cô dạy trẻ đọc lời bài hát.
- Cô dạy cả lớp hát
- Cô dạy tổ.
- Vài cá nhân.
F Đàm thoại qua bài:
- Cô vừa dạy các con bài hát gì?
- Bài hát nói về ai?
- Cô giáo làm những công việc gì?
- Cô giáo có yêu thương các con không?
- Còn các con?
- Giáo dục trẻ yêu thương, kính trọng cô giáo, vâng lời cô.
F Dán hoa tặng cô.
- Cô giới thiệu hoạt động.
- Cho trẻ thực hiện.
- Cô nhận xét.
F Nghe hát: Cô giáo miền xuôi
- Cô giới thiệu bài nghe hát.
- Cô hát lần 1, tóm nội dung.
- Lần 2, minh hoạ.
- Nhận xét.
a Kết thúc hoạt động
- Nghe cô hát và tóm nội dung.
- Đọc lời bài hát theo cô.
- Hát cùng cô.
- Trả lời đàm thoại.
- Nghe giáo dục.
- Trẻ thực hiện 
- Xem cô hát và múa minh hoạ.
{{ Đánh giá:
w Hoạt động chung: 
w Hoạt động khác: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư, ngày 16 tháng 11 năm 2011
{{ Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
{{ Hoạt động chung: Làm quen văn học
{{ Đề tài: Thơ “BÀN TAY CÔ GIÁO”
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU (xác định theo kiến thức, kĩ năng, thái độ)
- Trẻ biết được 1 số công việc của cô 
- Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo”
- Cháu thích nghe cô đọc thơ.
- Giáo dục trẻ yêu thương kính trọng cô giáo.
- Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi.
II- CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài thơ “Bàn tay cô giáo”
- Tranh 1 số công việc hàng ngày của cô.
- Bài hát “Bàn tay cô giáo”
- Hoa bằng giấy thủ công, hồ dán, khăn lau.
- Đồ chơi các góc
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
a. Mở đầu hoạt động
- Cô chia nhóm cho trẻ quan sát tranh về công việc của cô giáo.
- Tập trung trẻ, đàm thoại qua tranh.
b. Hoạt động trọng tâm (ghi rõ diễn biến từng hoạt động) 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
- Cô hỏi từng nhóm, đã quan sát tranh gì?
- Cô củng cố lại: Cô giáo rất thương yêu các con, cô chăm sóc các con như là mẹ hiền, cô lo cho các con ăn, ngủ, dạy các con học, các con phải biết thương yêu, kính trọng cô giáo.
F Cô giới thiệu bài thơ: “Bàn tay cô giáo”
- Cô đọc lần 1, tóm nội dung: Bài thơ nói về cô giáo có đôi bàn tay khéo léo, cô vá áo và tết tóc cho các em nhỏ.
- Cô kể lần 2: Xem tranh, đàm thoại qua tranh, nhấn mạnh từ khó.
+ Tết tóc: thắt bím.
+ Chị cả: chị thứ 2, chị lớn trong nhà.
- Cho trẻ đọc thơ:
- Cả lớp.
- Tổ, nhóm bạn trai, bạn gái.
- Cá nhân.
F Đàm thoại:
+ Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Cô giáo đã làm gì?
+ Cô giáo làm công việc đó giống như ai?
+ Cô giáo của các con có thương yêu các con không?
+ Thế các con có thương yêu cô giáo không?
- Giáo dục trẻ ngoan, vâng lời cô, yêu thương cô giáo.
F Đọc tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”
- Cô giải thích câu tục ngữ.
- Cho cả lớp đọc vài lần.
F Vận động “Bàn tay cô giáo”
- Cô giới thiệu vận động.
- Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát “Bàn tay cô giáo”
- Nhận xét.
a Kết thúc hoạt động
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe cô.
- Nghe cô giới thiệu.
- Lắng nghe đọc thơ và tóm nội dung.
- Lắng nghe và quan sát tranh, lặp lại từ khó
- Trẻ đọc thơ.
- Trả lời đàm thoại.
- Nghe giáo dục.
- Đọc tục ngữ
- Trẻ vận động cùng cô.
{{ Đánh giá:
w Hoạt động chung: 
w Hoạt động khác: 
.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2011
{{ Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – xã hội.
{{ Hoạt động chung: Môi trường xung quanh.
 {{ Đề tài: TRÒ CHUYỆN VỀ
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Trẻ biết được một số công việc của cô giáo.
- Trẻ biết ngày 20 – 11 là ngày Tết của cô giáo.
- Trẻ nói được 1 số công việc trẻ nên làm trong ngày 20 – 11.
- Giáo dục cháu biết yêu thương, kính trọng cô giáo, vâng lời cô.
- Trẻ tham gia vào các góc chơi, thực hiện được vai chơi.
II- CHUẨN BỊ:
- Bài hát “Cô và mẹ”
- Tranh ảnh về các hoạt động của ngày 20 – 11, công việc của cô giáo.
- Hoa cho trẻ dán.
- Câu đố về cô giáo.
- Bài thơ “Cô giáo của em”
- Đồ chơi các góc.
III- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
a. Mở đầu hoạt động
- Cô đọc câu đố:
Ai dạy bé hát
Chải tóc hàng ngày
Ai thương yêu bé
Như mẹ ở nhà.
- Câu đố nói về ai?
b. Hoạt động trọng tâm (ghi rõ diễn biến từng hoạt động)
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
- Cho lớp hát cùng cô bài “Cô và mẹ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói về ai?
- Nghề giáo viên hàng ngày làm những công việc gì? (cô gợi ý cho trẻ trả lời). 
- Nghề giáo viên làm việc ở đâu? 
- Nghề giáo viên cần những dụng cụ gì?
- Cô là giáo viên mầm non. Ngoài ra còn có giáo viên ở các cấp học khác nữa.
- Các con có biết trong năm có ngày nào dành cho riêng cho nghề giáo viên không?
§ Cô giới thiệu bài: “Trò chuyện về ngày 20 – 11”
- Cô có tranh vẽ gì đây các con?
- Đây là ngày gì mà các bạn tặng hoa cho cô giáo?
- Ngày tết nhà giáo là ngày nào trong năm? (ngày 20/11).
- Hàng ngày các cô đã dạy các con làm gì? (múa hát, vẽ, đọc thơ, vui chơi, kể chuyện, ăn...)
- Cô làm những công việc như thế thay cho ba mẹ ở nhà.Thế các con có yêu thương cô giáo của mình không? 
- Vào ngày này, các bạn nhỏ chăm ngoan, cố gắng học thật giỏi làm vui lòng thầy - cô.
- Giáo dục cháu biết yêu thương, kính trọng cô giáo, vâng lời cô.
- Các anh chị lớn hơn còn đi thăm các thầy - cô cũ nữa. 
§ Dán hoa tặng cô.
- Cô giới thiệu hoạt động.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện.
- Cô nhận xét. 
§ Đọc thơ “Cô giáo của em”.
- Cô và trẻ cùng đọc vài lần.
a Kết thúc hoạt động
- Hát cùng cô.
- Trẻ trả lời cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe cô giới thiệu.
- Quan sát tranh.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe.
- Nghe giáo dục.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
{{ Đánh giá:
w Hoạt động chung: 
w Hoạt động khác: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu, ngày 19 tháng 11 năm 2011
{{ Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
{{ Hoạt động chung: Tạo hình
{{ Đề tài: LÀM THIỆP TẶNG CÔ 
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU (xác dịnh theo kiến thức, kĩ năng, thái độ)
- Trẻ biết đư

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_de_tai_co_giao_nhu_me_hien_pham_th.doc