Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Giao thông - Tuần 1: Ngày quốc tế phụ nữ

I.Mục tiêu:

1.Mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ, nề nếp, thói quen

- Trẻ có ý thức học tập chăm ngoan, chuyên cần.

- Biết giữ gìn vệ sinh chung, sức khoẻ của mình

- Có ý thức tham gia mọi hoạt động.

- Cô nhắc nhở trẻ ăn uống đầy đủ, mặc quần áo theo mùa

2. Mục tiêu về GD:

* Phát triển về thể chất:

- Giúp trẻ phát triển cơ thể một cách hợp lý

- Trẻ biết bật xa 35cm

- Hình thành cho trẻ sự hiểu biết về lịch sử

*Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết được lịch sử của ngày 8/3

- Trẻ biết được ngày 8/3 là ngày hội của bà, của mẹ, cô giáo và của các bạn gái

- Trẻ hiểu được mình phải làm gì để chúc mừng bà, mẹ, cô và bạn gái

* Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ bày tỏ nhu cầu hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ: Biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi

- Có ý thức chào hỏi lễ phép với người lớn

 

doc40 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Giao thông - Tuần 1: Ngày quốc tế phụ nữ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô đưa ô tô ra cho trẻ qs. Cô hỏi trẻ: Đây là cái gì? trông nó ntn?
 Cô chỉ và từng bộ phận cuả xe hỏi: 
 Đây là cái gì của xe? Nó ntn? 
 Chiếc xe này được chạy ở đâu? Dùng để làm gì?
- Cô hỏi tương tự với xe đạp, xe máy
- Tc: Cái gì biết mất.
- Cho trẻ so sánh xe đạp, xe máy
 Xe máy, ô tô
 Cô giới thiệu cho trẻ biết: Xe đạp, xe máy, ô tô đều là PTGT đường bộ. Khi đi xe máy chúng mình phải đội mũ bảo hiểm, chấp hành đúng luật lệ giao thông.
- Ngoài các PTGT trên còn có PTGT nào nữa?
 Máy bay bay ở đâu? Là PTGT đường gì?
 Tầu hoả là PTGT đường gì?
 Cái gì chạy dưới nước? Là PTGT đường gì?
GD trẻ: Tất cả các phương tiện trên khi tham gia giao thông đều phải nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, đi đúng phần đường của mình. Nhất là các PTGT đường bộ, phải đi đúng phần đường, ko lấn chiếm đường của người khác, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, hoặc đi sát vào lề đường bên phải. Các con còn nhỏ khi ra đường phải có người lớn đi cùng.
- TC: Thi nói nhanh
 Cô nói tên đường GT, trẻ nói tên PTGT và ngược lại
- Tc: Thi ai nhanh
 Cô phát tranh lô tô cho trẻ. Cô nói tên PTGT gì trẻ nhặt nhanh và giơ lên
- TH: Cho trẻ tô mầu các PTGT
 Cô phát giấy cho trẻ tô màu các PTGT
Trẻ qs và trả lời câu hỏi
Trẻ so sánh
Trẻ kể các PTGT mà trẻ biết
Trẻ nói nhanh theo yêu cầu của cô
Nhặt tranh giơ lên
Tô màu PTGT
3 .Hoạt động ngoài trời
 Qs: Xe đạp
 Chơi: Bánh xe quay
 Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
a) Yêu cầu:
 - Trẻ nói tên gọi, tác dụng của xe đạp
b) Chuẩn bị:
 - Xe đạp ở sân trường
c) Tiến hành:
 Cô cho trẻ hát bài “đi chơi” ra sân qs xe đạp
 Hỏi trẻ: Đây là cái gì? để làm gì?
 Xe đạp đi ở đâu? Muốn đi được xe đạp phải làm ntn?
 Cô chỉ vào từng bộ phận của xe và hỏi cá nhân trẻ
 Cho trẻ đếm số xe có trên sân trường
Chơi: bánh xe quay
 Cô nói tên trò chơi, luật chơi và cho trẻ chơi
 - Chơi tự do với đồ chơI ngoài trời	
 4. Hoạt động góc: Theo tuần
 5. Hoạt động chiều: 
 Làm bài trong vở toán
Nêu gương cuối ngày
- Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ 
 7. Nhật ký ngày
 Thứ 3 ngày 10 tháng 3 năm 2009
 1. Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện
	- Đón trẻ - Điểm danh
	- TDS: Theo tuần
	- Trò truyện với trẻ về PTGT đường bộ
 PTGT đường bộ gồm những PTGT gì?
 Các phương tiện đó dùng để làm gì? 
2)Hoạt động chung:
 TD: PTC: Tay 5; chân 4; bụng 3; bật 3
 VĐCB: Đi chạy theo tín hiệu
 TC: Thuyền vào bến
a) Yêu cầu: 
- Trẻ đi chạy theo đúng hiệu lệnh của cô
b) Chuẩn bị: 
- Sân tập bằng phẳng
c) Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến HĐ của trẻ
- KĐ: Cho trẻ làm đoàn tầu đi các kiểu đi: đI nhanh, đI chậm, đI kiễng chân theo hiệu lệnh sau đó đứng thành 4 hàng ngang để tập
- TĐ: Trẻ tập các động tác: Tay 5; chân 4; 
 Bụng 3; bật 3
VĐCB: Đi chạy theo hiệu lệnh
 Cô vẽ 3 vạch thẳng song song nhau, chia thành 3 làn đường dành cho ô tô, xe máy - xe đạp và người đi bộ. Cô đóng vai làm chú cảnh sát chỉ đường, chia trẻ thành các nhóm khác nhau. 1 nhóm làm các chú tài xế lái ô tô đi nhanh đúng phần đường của mình. Nhóm lái xe đạp, xe máy đi bình thường. Còn người đi bộ đi chậm sát vào lề đường. Khi có tín hiệu của cô tất cả phải thực hiện theo hiệu lệnh.
- TC: Thuyền vào bến:
 Phát cho mỗi trẻ 1 cái thuyền có mầu sắc khác nhau. Cắm cờ có màu tương ứng với thuyền của trẻ. Trẻ làm động tác chèo thuyền ra khơi đánh cá. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ có thuyền màu gì sẽ vào bến có cờ màu đó.
Cho trẻ chơi 1-2 lần và đổi chỗ các bến và trẻ đổi các thuyền cho nhau
- HT: Cho trẻ đI nhẹ nhàng quanh sân tập
Trẻ đI theo hiệu lệnh của cô
Tập các động tác
Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô
Trẻ chơI vui vẻ
3) Hoạt động ngoài trời:
 Qs: Ô tô
 Tc: Ô tô vào bến
 Chơi tự do: Trẻ tự do chơi ở các góc chơi mà trẻ thích
a) Yêu cầu:
 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của ô tô
b) Chuẩn bị: 
 - Ô tô đồ chơi
c) Tiến hành:
 Cô cùng trẻ đi dạo và hát bài “ Po pí po”
 Đt: Vừa hát bài gì? Bài hát nói về phương tiện gì?
 Đến chỗ đặt chiếc ô tô cô hỏi trẻ: Đây là cái gì? Trông nó ntn? Nó có những gì?
 Cô chỉ vào từng bộ phận của ô tô và hỏi trẻ: Đây là gì? nó có hình gì? Màu gì?
 Ô tô dùng để làm gì? Các con được đI ô tô chưa? Ô tô chạy được nhờ có ai?
 - TC: Ô tô vào bến
 Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi và cùng chơi với trẻ
 - Chơi tự do: Trẻ tự do chơi ở các góc chơi mà trẻ thích
 4. Hoạt động góc: Theo tuần
 5. Hoạt động chiều:
LQVT: Tập đọc các biển số xe
a)Yêu cầu:
- Luyện tập cho trẻ nhận biết và gọi đúng tên các số từ 0 - 9
b)Chuẩn bị: - Biển số xe bằng bìa
- Các số từ 0 - 9 cho cô và trẻ
 c. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động trẻ
- Trò chuyện với trẻ về PTGT đường bộ:
 Những PTGT gì được gọi là PTGT đường bộ?
 Khi chạy xe máy kêu ntn? Ô tô kêu ntn?
 Xe đạp, xe máy có mấy bánh? Ô tô có mấy bánh?
 Xe đạp có biển số xe ko? 
 Xe máy, ô tô có biển số xe ko? Vì sao?
 Cô cho trẻ biết ô tô, xe máy là xe cơ giới có phân khối lớn nên có biển số xe. Mỗi xe chỉ có 1 biển số mà thôi.
Chúng mình xem trên tay cô có gì đây?
Đây là 1 biển số xe đấy. Chúng mình có biết biển số xe này đọc ntn ko?
 Cô giơ thẻ số rời tương ứng với số trong biển số xe cho trẻ đọc
 Cho cả lớp đọc, cá nhân trẻ đọc.
Tương tự cô cho trẻ đọc các biển số xe khác.
- TC: Thi ai nhanh:
 Cô đọc tên thẻ số, trẻ chọn và giơ lên
 Cô đọc biển số xe. Trẻ nào có biển số giống số cô đọc giơ lên.
- Kết thúc: Cho trẻ chơi TC: Về đúng số nhà
 Cô phát cho mỗi trẻ 1 biển số. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ có biển số nào về nhà có biển số đó.
- Trẻ hát vui vẻ
- Trẻ trả lời
Trẻ đọc thẻ số
Trẻ giơ thẻ số theo yêu cầu của cô
Trẻ chơi vui vẻ
 6. Nêu gương cuối ngày:
	- Cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn
	- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
 7. Nhật ký ngày:
Thứ 4 ngày 11 tháng 3 năm 2009
 1. Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện
	- Đón trẻ - Điểm danh
	- TDS: Theo tuần
	- Trò truyện với trẻ về PTGT nhà trẻ có:
 Nhà con có PTGT gì?
 PTGT đó chạy ở đâu? Ai hay đi phương tiện đó?
 Khi đi các phương tiện đó phải làm gì?
 2. Hoạt động chung:
LQVH: Chuyện: Kiến thi an toàn giao thông
a) Yêu cầu:
- Trẻ hiểu câu chuyện và thuộc tên nhân vật
- thông qua câu chuyện trẻ hiểu được 1 số luật giao thông đường bộ
b) Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ theo nội dung câu chuyện
c) Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến HĐ trẻ
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Đèn xanh, đèn đỏ”.
ĐT với trẻ: Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài gì?
 Bài hát nói về cái gì? 
 Khi tham gia giao thông chúng mình phải làm gì?
- Vào bài:
 + Cô kể lần 1 kết hợp tranh minh hoạ, sau đó giới thiệu tên truyện, tên tác giả.
 + Cô kể lần 2 kết hình ảnh rời. Giảng ND: trong vườn mơ mát mẻ, họ nhà kiến tổ chức cuộc thi an toàn giao thông. Kiến Chúa phân cho Kiến càng làm ô tô, kiến Vống làm công nông, Kiến Lửa làm xe máy, Kiến Đen làm xe đạp, Kiến Gió, Kiến Hôi làm học sinh, Kiến Kim làm em bé mẫu giáo. Các đội được chia thành 2 tốp đứng ở 2 đầu đường đi ngược chiều nhau. Sau tiếng hô của Kiến Chúa tất cả đổ xuống lòng đường nhưng chỉ có đội Kiến Kim là vẫn đứng im. Khi cuộc thi kết thúc tất cả các đội đều đi đúng luật Gt, đảm bảo an toàn, còn đội Kiến Kim được dành giải nhất vì đã nghe lời cô giáo dạy ko xuống đường khi ko có người lớn đi cùng.
 Các con thấy Kiến Kim có ngoan ko? Ko những Kiến Kim hiểu rõ luật GT mà còn biết nghe lời người lớn nữa đấy.
ĐT: Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong chuyện có những ai?
 Họ nhà kiến đã làm gì?
 Khi có tín hiệu của Kiến Chúa Các đội đã làm gì?
 Ai đã ko xuống đường dự thi? Vì sao?
 Qua câu chuyện này các con học tập ai? Vì sao?
GD: Khi tham gia GT chúng mình phải đi đúng phần đường của mình, ko lấn chiếm đường của người khác. Các con còn nhỏ khi ra đường phải có người lớn đi cùng nhé.
- Kết thúc: Cô cho trẻ làm các chú Kiến thi an toàn giao thông 
- Trẻ hát vui vẻ
- Trả lời câu hỏi
Nghe cô kể chuyện
Trẻ trả lời
trẻ chơi vui vẻ
 3. Hoạt động ngoài trời:
 Qs: Mô hình thuyền
 Tc: Chèo thuyền
 Chơi tự do: Gấp thuyền giấy, máy bay
a) Yêu cầu:
 - Qua mô hình thuyền trẻ biết được thuyền là PTGT đường thuỷ
 - Biết 1 số dụng cụ của nghề lái tàu, thuyền
b) Chuẩn bị:
 - Mô hình tàu, thuyền
c) Tiến hành:
 Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ Em đi chơi thuyền” đến chỗ để mô hình thuyền cô đàm thoại với trẻ:
 Đây là mô hình gì?
 Trông nó ntn? Thuyền chạy ở đâu?
 Là PTGT đường gì?
 Để tàu thuyền chạy được ta cần có ai?
 - Tc: Chèo thuyền:
 Cô nói cách chơi: Trẻ ngồi thành 1 hàng dọc theo nhóm 5 - 10 trẻ chân dạng vừa phải, trẻ nọ ngồi nối tiếp trẻ kia, 2 tay bám vào vai bạn ngồi trước, hơi cúi người về trước rồi ngửa người ra phía sau, vừa đẩy vừa nói “chèo thuyền, chèo thuyền”
 Cô hướng dẫn trẻ chơi và cùng chơi với trẻ
 - Chơi tự do: Gấp thuyền giấy, máy bay
 4. Hoạt động góc: Theo tuần
 5. Hoạt động chiều:
 Trẻ chơi ở góc chơi mà trẻ thích
 Trẻ đến các góc chơi tự lấy đồ chơi ra chơi.
 Cô quan sát, hướng dẫn trẻ. Nhắc nhở trẻ đoàn kết trong khi chơi. Chơi xong thu dọn đồ chơi cất đúng nơi quy định.
 6. Nêu gương cuối ngày 
 - Cho trẻ tự nhận xét
- Cô nhận xét
 7. Nhật ký ngày:
Thứ 5 ngày 12 tháng 3 năm 2009
 1. Đón trẻ - Điểm danh - Thể dục sáng - Trò chuyện
	- Đón trẻ - Điểm danh
	- TDS: Theo tuần
	- Trò truyện với trẻ về đèn giao thông:
 Cái gì hay suất hiện ở ngã tư đường phố?
 Đèn giao thông có những màu gì?
 Màu nào ta được đi? Màu nào ta dừng lại?
 2. Hoạt động chung:
Âm nhạc: Hát, VĐ: Đèn xanh, đèn đỏ
 Nghe: Anh phi công ơi
 TC: Ai nhanh nhất
a.Yêu cầu:
 - Trẻ thuộc bài hát, vđ nhịp nhàng theo nhịp bài hát
b. Chuẩn bị
 - Xắc xô, phách
 c.Tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động trẻ
- ĐT: Các con biết gì về PTGT đường bộ nào?
 Khi tham gia GT chúng mình phải làm gì?
 Khi đi đến ngã tư đường chúng mình phải làm gì?
 Cái gì hay suất hiện ở ngã tư đường?
 Đèn giao thông có những màu gì?
 Màu nào ta được đi? Màu nào ta dừng lại?
- Vào bài: Cô hát l1 cho trẻ nghe, giới thiệu tên bài, tên tác giả: Lương Vinh
 Cô hát l1, kết hợp gõ xắc xô
Cô bắt nhịp cho trẻ hát cùng cô, sau đó chia tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát.
- Cô bắt nhịp ch

File đính kèm:

  • docchu_diem_giao_thong_tuan_1_ngay_quoc_te_phu_nu.doc