Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Bé với thiên nhiên - Năm 2010

1. Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ:

- Biết hát, biết vận động một số bài hát theo nhạc về chủ điểm.

- Trẻ yêu thích cái đẹp và cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện, bài thơ, bài hát về các hiện tượng tự nhiên.

- Biết vẽ tranh về khung cảnh thiên nhiên.

- Thích hát và thể hiện tình cảm, cảm xúc, sáng tạo của mình trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm: vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình theo ý thích khi nghe các bài hát về chủ điểm.

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:

- Biết được tên các mùa trong năm và đặc trưng của từng mùa.

- Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.

- Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ.

- Nhận biết một số hiện tượng tự nhiên khi thời tiết thay đổi theo mùa và biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.

- Biết được lợi ích của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí đối với cuộc sống con người, cây cối và động vật.

- Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 lọ.

- Phân biệt được ngày và đêm, nhận biết ngày hôm qua, ngày mai.

- Trẻ nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nguồn nước và biết cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước không bị ô nhiễm.

 

doc47 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Bé với thiên nhiên - Năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên lấy cho nhóm của mình bức tranh. Một đội khoanh tròn về trang phục của 1 mùa.
- Đội 1,3 cùng khoanh tròn trang phục mùa hè, đội 2,4 khoanh tròn trang phục mùa đông. Đội nào khoanh tròn trước đem lên bảng dán.
- Cô mời trẻ cùng nhận xét xem đội nào khoanh tròn trước, tiếp theo nhận xét đội nào khoanh tròn đúng.
- Cô nhận xét cuối cùng và tuyên dương trẻ.
Hoạt động 4: Kết thúc
Cô và trẻ cùng hát bài “nắng sớm”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc toán tin: cho trẻ chơi một số trò chơi làm quen với máy tính.
Góc phân vai: hội chợ giảm giá 1 số ĐDĐC trong mùa hè.
Góc thư viện: cho trẻ xé dán làm sách tranh về các mùa trong năm.
Thứ ngày tháng năm 
 HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thể chất: 
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: trẻ biết được cách mặc trang phục cho phù hợp với thời tiết.
2. Kỹ năng: mùa đông nên mặc áo lạnh để giữ ấm, mùa hè mặc quần áo thoải mái mát mẻ.
3. Giáo dục: biết quý trọng bản thân, ăn uống hợp vệ sinh.
II. Chuẩn bị:
* Cô: một số tranh ảnh trên máy tính về trang phục.
* Trẻ: tranh về trang phục đúng và sai.
Một số trang phục của trẻ đủ các loại: quần áo dài, quần áo ngắn,......
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Cô đọc câu đố
- Cô đố trẻ: “Mùa gì rét buốt
 Gió bấc thổi tràn
Đi học đi làm
Phải lo mặc ấm?”
(Mùa đông)
- Các con có biết đó là mùa gì không? Mùa gì mà lạnh, các con phải mặc áo lạnh?
- Mùa đông như thế nào? Lạnh thì các con phải làm gì cho hết lạnh? Vậy giờ này con cảm thấy như thế nào? Nếu nực thì con làm gì? Trời nóng nực các con có mặc áo lạnh không? Vì sao?
- Cô có một số tranh ảnh các con xem các bạn nhỏ đang mặc trang phục của mùa nào, các bạn ấy mặc quần áo có phù hợp hay không nha?
Hoạt động 2: Xem 1 số trang phục trên máy vi tính
* Xem trang phục về mùa đông:
- Các con xem bạn nhỏ này mặc áo gì? Bạn ấy mang gì nửa đây? Mang bao tay chi nè? Ngoài mang bao tay ra, bạn này còn mang gì nửa đây? Trên đầu bạn ấy đội gì? Đội nón chi?
- Các con thấy bạn gái này giữ ấm vào mùa gì?
* Trang phục về mùa hè:
- Còn bạn nam này mặc áo gì? Vì sao bạn nam này không mặc áo giống bạn gái mà lại mặc quần áo ngắn thế này? 
- Vậy các con xem em bé này đang đội gì? Vì sao lại đội nón?
- Bạn này đang cầm gì trên tay? Bạn cầm quả bóng để làm gì? Mùa gì các con được ở nhà cùng ba mẹ mà không cần đến trường đi học? Vậy bạn nam này mặc quần áo như vậy có phù hợp không?
- Các con thấy các bạn trong tranh của cô mặc trang phục như vậy để chi? Nếu mùa hè nóng nực mà các con mặc áo lạnh có chịu nổi không? Vậy phải mặc như thến nào?
* GD: các con phải mặc áo lạnh vào mùa đông để không bị bệnh, mùa hè phải mặc quần áo cho thoải mái, mát mẻ, khi ra ngoài nắng các con phải đội nóc, mặc áo dài tay vào sẽ không bị trúng nắng.
Hoạt động 3: Trò chơi 
* Khoanh tròn những đồ dùng cho phù hợp:
- Cô cho trẻ chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội cử 1 nhóm trưởng lên lấy tranh và bút màu về cho tổ của mình.
+ Cách chơi: mỗi đội cùng bàn với nhóm của mình xem trang phục nào dành cho mùa hè, trang phục nào dành cho mùa đông?
- Một nhóm trưởng khoanh tròn, các bạn còn lại giúp đỡ cho bạn của mình, đội nào khoang tròn xong đem lên trưng bày.
- Cô và trẻ cùng nhận xét đội nào làm đúng và nhanh trước hết.
* Chọn đồ dùng cho phù hợp:
- Chia lớp thành 2 đội, đứng thành hai hàng dọc.
+ Cách chơi: cô để hai giỏ phía trên chứa quần áo các loại. Trẻ ở đầu hàng của 2 đội lên lấy trang phục đem về để vào giỏ phía dưới của đội mình.
- Bạn đầu hàng lấy xong về cuối hàng đứng, thay nhau lên lấy cho đến khi nào cô nói hết giờ thì trẻ ngừng lại.
- Cô cùng trẻ đếm xem số lượng quần áo trong giỏ của đội nào nhiều hơn và xem trẻ lấy có đúng theo yêu cầu của cô hay không?
4. Hoạt động 4: Kết thúc
Trẻ dẹp dọn một số đồ dùng của mình.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc xây dựng: cho trẻ xây công viên vui chơi trong mùa hè.
Góc nghệ thuật: tô màu trang phục cho phù hợp.
Góc siêu thị: bán một số trang phục theo mùa.
Thứ ngày tháng năm 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: trẻ biết được ban ngày có mặt trời mọc và ban đêm có mặt trăng.
2. Kỹ năng: nhận biết được ban ngày không cần đốt đèn mà vẫn sáng, khi tối về thì phải đốt đèn, nếu không đốt đèn thì trời đen thui. 
3. Giáo dục: ban đêm khi ngủ phải ngủ trong mùng, khi đi ra ngoài nắng phải đội nón, mang dép.
II. Chuẩn bị:
* Cô: một số tranh về ban ngày và ban đêm.
* Trẻ: tranh về ban ngày (lúc mặt trời mọc, mặt trời mọc, bé đi học, mẹ ra đồng,.) và ban đêm (bé ngủ mùng, ba xem tivi, mẹ dạy bé học bài).
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Đàm thoại
- Hát “nắng sớm”. Trong bài hát nói gì? Nắng sớm là nắng gì? Giờ này là buổi gì nè bạn nào biết?
- Vậy cô đố các con giờ này là ban nhà hay ban đêm? Vì sao con biết? Ban nhày thì sao? Còn ban đêm có gì khác với ban ngày? Muốn phân biệt ban ngày và ban đêm dựa vào đặc điểm gì?
- Các con thích ban đêm hay ban ngày? Vì sao?
- Cô có một số tranh các con xem tranh của cô vẽ cảnh gì?
Hoạt động 2: Xem tranh
- Các con xem tranh của cô như thế nào nè? Cô có mấy bức tranh? Bức tranh vẽ gì?
- Tranh ban ngày: cảnh này là cảnh gì? Vì sao con biết đây là cảnh ban ngày? Trong cảnh ban ngày gồm có những gì? 
+ Nhờ có mặt trời mà ba mẹ làm gì? Còn các con được làm gì?
+ Ban ngày có gì chiếu sáng? Mặt trời có dạng hình gì? Xung quanh hình tròn có gì? Mặt trời có màu gì? Mặt trời mọc lúc nào? Còn lặn lúc nào?
- Tranh ban đêm: vậy còn đây là cảnh gì? Con dựa vào đâu để biết đây là ban đêm? 
+ Các con thấy ban đêm nếu chúng ta không có đèn thì có sáng như ban ngày hay không? 
+ Ban đêm có gì? Các con thấy các bạn trong tranh đang làm gì dưới ánh trăng?
+ Mặt trăng có dạng hình gì? Ngoài hình tròn ra còn có hình gì nửa? Mặt trăng tròn khi nào? Khi mặt trăng khuyết có dạng giống hình gì? Mặt trăng có màu gì?
- Vậy các con thích ban ngày hay ban đêm? Vì sao? Nếu ban ngày trời sáng mà chúng ta không cần phải đốt đèn. Vì có mặt trời. 
* GD: Vì vậy, khi chúng ta ra ngoài nắng phải đội nón, mặc áo tay dài, mang dép. Còn trời tối đến các con phải ngủ mùng, nếu không sẽ dễ bị bệnh sốt xuất huyết do muỗi chích.
Hoạt động 3: Trò chơi “khoanh tròn hành động nào đúng”
* Cách chơi: chia lớp ra thành 3 đội: mỗi đội một bức tranh cô vẽ các hành động trong tranh, trẻ tìm xem hành động nào mà trẻ cho là đúng:
+ Đội 1: khoanh tròn những hành động nào của ban ngày.
+ Đội 2: khoanh tròn những hành động nào của ban đêm.
+ Đội 3: khoanh tròn những hình ảnh nào thuộc về ban đêm.
- Khi nào cô nói hết thời gian đại diện nhóm đem lên trưng bày. Cô và trẻ cùng nhận xét xem đội nào khoang đúng. Vì sao trẻ biết là đúng.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Hát “nắng sớm”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc tin học: cho trẻ nối tranh trên mmáy vi tính.
Góc thư viện: xem một số sách tranh về các mùa. 
Góc nghệ thật: múa những bài hát theo chủ đề.
Thứ ngày tháng năm 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ:
I/. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức : 
- Trẻ biết dùng các ngón tay véo đất thành thỏi nhỏ, bóp đất cho mềm, xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc thành sản phẩm Ông mặt trời.
- Trẻ biết Ông mặt trời tỏa ánh nắng chiếu xuống mặt đất làm cho cây cối xanh tốt, giúp cho bác nông dân ra đồng, mọi động vật đi kiếm ăn. 
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay: nhào đất, xoay tròn, ấn dẹt.
- Trẻ làm thành thạo các động tác bóp đất, véo đất, xoay tròn, ấn dẹt
3. Thái độ : 
- Giáo dục trẻ biết yêu quý sản phẩm của mình làm ra.
- Trẻ biết Ông mặt trời của thiên nhiên ban tặng.
II/. Chuẩn bị : 
* Cô: Một số hình ảnh về các mùa trong 
năm được làm trên máy vi tính.
* Trẻ:Đất nặn, bảng con, rổ, dĩa trưng bày
sản phẩm. Trong mỗi dĩa cô có ghi tên trẻ.
 - Mỗi trẻ cái khăn. 
III/. Cách tiến hành: 
1. Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện: 
- Cô đố các con một năm có mấy mùa ?
- Bạn nào kể cho cô và các bạn nghe một năm có những mùa nào ?
- Để biết rõ hơn về các mùa trong năm bây giờ cô cháu mình cùng lại vi tính xem nhé? Trẻ nhận xét và thảo luận về các hình ảnh trẻ xem.
- Các con đã xem các mùa trong năm(Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông).
- Vậy các con thích mùa nào nhất ? Vì sao ? 
- Cô thích nhất mùa hè, vì mùa hè có ánh nắng của Ông mặt trời chiếu sáng, nhất là khi bình minh lên có màu đỏ rất đẹp.
- Ông mặt trời còn giúp chúng ta điều gì các con?Ông mặt trời mọc lúc nào?Lặn lúc nào?
- Cô và các con cùng xem hình ảnh ông mặt trời trên máy vi tính.
- Ông mặt trời có dạng hình gì ? Xung quanh Ông Mặt Trời có gì? Cháu quan sát trả lời.
- Nhờ Ông Mặt Trời toả nhiều ánh nắng chiếu xuống mặt đất giúp con người và muôn vật làm nhiều công việc đấy các con.
- Cho trẻ xem một số hoạt động của con người, cảnh vật, động vật nhờ có Ông Mặt Trời, (chiếu sáng cho bố mẹ đi làm, các con đi học, bác nông dân đi cày, cho con trâu ra đồng, con bướm tìm hoa, cho con mèo sưởi nắng).
- Cô có hộp quà rất dễ thương, cô cháu mình cùng khám phá xem thử quà gì nhé.
- Cái gì đấy các con ? Vậy các con biết Ông mặt trời này họ làm ra từ nguyên vật liệu gì?
- Các con có thích nặn ông mặt trời để trang trí lớp mình cho đẹp không ? Hôm nay, cô và các con cùng nặn ông mặt trời đem tặng cho cô Trâm để trang trí lớp.
2. Hoạt động 2: Cô nặn mẫu
- Cho trẻ xem ông mặt trời đã được nặn sẵn. Các con xem ông mặt trời này có dạng hình gì và gồm có gì?
- Cô vừa làm vừa giải thích cách làm: trước hết cô véo đất thành thỏi nhỏ, nhào đất cho mềm, dẻo, đặt xuống bảng con dùng lòng bàn tay xoay tròn. Sau đó ấn dẹt, cô nặn tiếp 1 số tia nắng ghép vào xung quanh Ông mặt trời.
- Hát “Cháu vẽ ông mặt trời” và đi về chỗ ngồi.
- Trò chơi nhẹ: Tay đẹp đâu ? 
 3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện 
- Trẻ tự lấy đồ dùng đem về chỗ ngồi của mình.
- Cô đi quanh lớp quan sát và nhắc nhở, khuyến khích những trẻ nặn không được và tuyên dương trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Cô ra hiệu lệnh cho trẻ thực hiện và khi cô mở nhạc hết bài hát thì các phải đem sản phẩm lên trưng bày.
- Cô và các con cùng đem sản phẩm của mình làm được lại tặng cho cô Trâm trang để trí trí lớp mình cho đẹp.
4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm 
- Cô cho trẻ mang bài lên trưng bày, trẻ quan sát và nhận 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_be_voi_thien_nhien_nam_20.doc