Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Bản thân - Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh

THỂ DỤC SÁNG

I. Mục đích yêu cầu :

 1. Kiến thức: Trẻ hứng thú tham gia tập thể dục, tập đúng các động tác thể dục cùng cô

2. Kỹ năng: trẻ nhanh nhẹn khi xếp hàng, điểm số 1, 2, 1, 2 đến hết hàng, tách dãn hàng .

3. Giáo dục: Trẻ biết tập thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.

II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ

 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.

III. Tiến hành:

1. Hoạt động 1: Khởi động:

Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót, đi thường, đi bằng mé bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh chuyển đội hình

 2. Hoạt động 2: Trọng động:

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Bản thân - Chủ đề: Tôi cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/2010
	A. ĐÓN TRẺ: ( Như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Thể dục:
ĐI THEO ĐƯỜNG HẸP, BÒ THẤP
 I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức.
 - Trẻ biết đi theo đường hẹp, bò thấp phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò.
 2. Kĩ năng
 - Rèn KN bò thấp, đi thẳng.
 3. Giáo dục.
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin. Có ý thức trong giờ học.
 II .Chuẩn bị.
 - Cô: Vẽ 2 đường thẳng song song, 2 chiếu, sắc xô, búp bê và 1 số đồ chơi khác để XQ lớp.
 - Trẻ: Trang phục gọn ngàng.
 III. Tiến hành
 Hoạt động của cô.
1. Hoạt động 1: Khởi động
 - Chơi trò chơi “Tín hiệu” Trẻ đi, chạy vòng tròn cùng cô các kiểu đi ( Đi thường, đi = mũi bàn chân, đi = gót chân, chạy nhanh, chạy chậm) Sau đó chuyển đội hình thành 2 hàng ngang để tập.
 2. Hoạt động 2.Trọng động. 
* Bài tập phát triển chung:
- Tay 2 . Hai tay đưa ngang lên cao.
- Chân 1. Ngồi khuỵu gối.
- Bụng 1 . Quay người sang bên 90 độ.
- Bật . Bật tại chỗ.
* Vận động cơ bản.
 Các con ạ muốn cho cơ thể phát triển tốt mọi người phải ăn uống đủ chất, năng tập TDTT để cơ thể được hài hòa, cân đối. Hôm nay cô cùng các con cùng đến thăm bạn búp bê nhưng nhà bạn ấy ở rất xa đường đi rất hẹp các con phải đi khéo léo không được dẫm vào vạch 2 bên đường và gần đến nơi phải bò thấp thì mới đến được nhà bạn búp bê các con có thích đến thăm bạn không?
- Cô tập mẫu hoàn chỉnh động tác.
- Tập lần 2 cô phân tích từng ĐT 1. 
TTCB: Đứng thẳng trước đường hẹp Khi nghe có hiệu lệnh 
( đi ) thì mắt nhìn thẳng đầu không cúi đi cho hết vạch phấn 2 bên đường rồi cúi người xuống quì gối “Bò “ Kết hợp chân nọ, tay kia phối hợp nhịp nhàng bò đến nhà búp bê chào búp bê và về cuối hàng.
- Cô cho 1 trẻ khá lên tập.
* Trẻ thực hiện. lần lượt 2 trẻ lên thực hiện. Cô động viên, khuyến khích trẻ đi và bò cho đúng động tác.
 Mỗi trẻ tập 2-3 lần
- Tập theo tổ .Các tổ thi đua nhau tập 
- Cá nhân trẻ tập. Cô mời 2-3 trẻ lên tập
 3. Hoạt động : hồi tĩnh
Trẻ đi nhẹ nhàng XQ sân 2-3 vòng.
 Hoạt động của trẻ
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.
- Trẻ tập bài tập phát triển chung.
- Chú ý nghe cô GT bài.
- Quan sát cô tập mẫu.
- 1 trẻ khá lên tập.
- lần lượt trẻ thực hiện. 
Mỗi trẻ tập 2-3 lần.
- Thi đua tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ đi chậm kết hợp hít thở sâu.
 Trò chơi chuyển tiếp: “ Lộn cầu vồng”
 Tiết 2.Tạo hình: 
 : NẶN QUẢ 
I.Mục đích – Yêu cầu.
1.Kiến thức.
 	 - Trẻ biết xoay tròn, lăn dọc viên đất tạo thành quả và đặt tên cho sản phẩm của mình.
 - Trẻ hát thuộc bài hát “Quả gì”.
 	 2.Kỹ năng.
 	- Luyện cho trẻ kỹ năng xoay tròn.
 3.Giáo dục.
 - Giáo dục trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn quả và khi ăn biết mời.
II.Chuẩn bị.
 	1.Cô.
 	 - Mẫu nặn của cô.
 	 - Mô hình vườn cây ăn quả.
 	 - Đàn.
 2.Trẻ.
 	 - Đất nặn, bảng con, đĩa, khăn lau tay.
III.Tổ chức hoạt động.
Hoạt đông của cô
 1. Hoạt động 1: thăm vườn cây ăn quả
- Các con ơi, hôm nay chúng mình cùng lên tàu đến thăm vườn cây ăn quả nhà bạn Mai nhé.
 - Đã đến nơi rồi, các con nhìn xem vườn cây ăn quả nhà bạn Mai có những loại cây gì? ( Cô gợi mở để trẻ gọi tên và đặc điểm của cây, màu sắc của quả...)
 - Trong vườn có rất nhiều loại cây ăn quả. Thế bài hát nào cũng nói về các loại quả nhỉ?
 - Đúng rồi, chúng mình cùng hát bài hát đó nhé.(Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp trên mô hình)
 Giáo dục: Quả là thực phẩm có chứa nhiều vi ta min rất có lợi cho sức khoẻ của con người. Vì thế chúng ta cần thường xuyên ăn quả và trước khi ăn phải rửa tay, rửa quả sạch sẽ, bỏ vỏ, bỏ hạt rồi mời mọi người cùng ăn nhé. 
 - Các con ạ! Bạn Mai muốn gửi tặng các loại quả cho các bạn của Mai ở xa nhưng chưa biết làm thế nào. Hay là chúng mình nặn nhiều quả giúp Mai nhé.
 - Đây là quả gì nhỉ? (Cho trẻ quan sát mẫu).
 -Các con thấy quả hồng bạn Mai đã nặn thế nào? 
 - Thế muốn nặn quả tròn thì phải nặn như thế nào?(Hỏi 2-3 trẻ kỹ năng xoay tròn và cô củng cố lại) 
 - Thế quả chuối bạn Mai đã nặn thế nào?
 - Muốn nặn quả dài thì phải nặn như thế nào ?(Hỏi 2-3 trẻ kỹ năng lăn dọc và cô củng cố lại)
2. Hoat động 2: trẻ thực hiện
 - Trong quá trình trẻ nặn và đặt tên cho quả của mình thì cô quan sát, động viên trẻ nặn, gợi mở cho những trẻ còn lúng túng.
 * Trưng bày sản phẩm:
 - Cho trẻ trưng bày sản phẩm và nhận xét.
 - Cho trẻ có bài đẹp nói cách nặn.
 - Cô nhận xét chung.
 3. Hoạt động 3: ra sân chơi
 - Các con ơi, trời nắng đã lên cao rồi, chúng mình lên tàu ra về thôi.
Hoat động của trẻ
- Trẻ làm đoàn tàu đi đến mô hình.
- Cây na có thân, cành, lá và quả màu xanh giống hình tròn.
- Bài hát “Quả gì”.
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.
- Vâng ạ.
- Quả hồng, quả chuối
- Nặn giống hình tròn.
- Xoay tròn.
- Nặn dài, hơi cong
- Lăn dọc.
- Trẻ nặn quả tròn, quả dài.
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ nhận xét bài trẻ thích.
- Trẻ nói cách nặn.
- Trẻ làm đoàn tàu đi ra ngoài.
 C. HOẠT ĐỘNG GÓC.
 	 1. Góc xây dựng: xây dựng vườn hoa của bé
 	 2. Góc nghệ thuật: Nặn các loại quả.
 	 3. Góc học tập: Về đúng số nhà
 D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
 Chơi trò chơi dân gian “mèo đuổi chuột”
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức. - Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi hứng thú
2. Kĩ năng: - Rèn KN quan sát , có phản xạ nhanh nhẹn.
3. Giáo dục. Trẻ chơi đoàn kết với bạn
II. Chuẩn bị: 
- Sân sạch sẽ, rộng rãi.
III Tiến hành;
1. Hoạt động 1: Chơi trò chơi dân gian “Mèo đuổi chuột”
- Luật chơi: Mèo phải chui đúng lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau giơ cao lên đầu. Chọn 2 trẻ sức tương đương nhau: Một trẻ làm mèo, một trẻ làm chuột, đứng ở giữ vòng tròn dựa lưng vào nhau. Khi nào cô hô “ hai – ba” thì “ chuột” chạy và “ mèo” đuổi theo. “ Chuột” chui vào lỗ nào thì “ mèo” chui đúng lỗ đó. “ Mèo” bắt được “ chuột” coi như “ mèo” thắng cuộc, nếu không bắt được “ chuột” thì coi như “ mèo” bị thua.
- Mỗi lần chơi không để trẻ chạy quá 1 phút, sau đó đổi vai chơi.
2. chơi tự chọn: cô chú ý quan sát trẻ , chuẩn bị thêm 1 số đồ chơi cho trẻ như: dây để nhảy, phấn để vẽ
 E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
- Chơi với đồ chơi của lớp
- Chơi tự chọn
- Vệ sinh, nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ.
-----------------------------------------------------------------
Ngày soạn 10/10/2010 	Ngày dạy thứ 4 ngày 13/10/2010
 A. GIỜ ĐẾN: (Như thứ 2)
 B. HOẠT ĐỘNG CHUNG
Toán: 	
SO SÁNH CHIỀU CAO BA ĐỐI TƯỢNG
I .Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ dùng kĩ năng so sánh chiều cao để sắp xếp thứ tự chiều cao của ba đối tượng . Biết liên hệ trong thực tế.
2. Kĩ năng:
- Rèn KN so sánh chiều cao. Nhằm phát triển ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc đủ câu.
 3 . Giáo dục:
- GD trẻ tính chính xác, trẻ có ý thức trong giờ học.
II .Chuẩn bị:
+ Cô: 3 cây hoa có độ cao thấp khác nhau rõ dệt.
- Một số đồ chơi có độ cao khác nhau để XQ lớp.
- 3 ngôi nhà 3 cái ghế, 3 cái chai , mô hình vườn cây ăn quả.
+ Trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có các đồ chơi có 3 cây hoa độ cao khác nhau (hoặc que tính)
 III. Tiến hành.
 Hoạt động của cô.
1. Hoạt động 1: Cô và trẻ hát bài hát về “ Quả”.
- Cho trẻ đi quan sát mô hình vườn cây ăn quả.
- Đàm thoại về vườn cây ăn quả. ( Trẻ kể tên và nói về tác dụng của 1 số quả)
- Giáo dục trẻ ăn nhiều quả chín và biết chăm sóc cây trồng.
 - Cô và trẻ hát bài hát về “ Quả”.
 2. Hoạt động 2: So sánh sắp xếp chiều cao của ba đối tượng.
* Phần 1.Ôn tập so sánh chiều cao của 2 đối tượng.
- Cô mời 2 trẻ có độ cao khác nhau lên đứng cạnh nhau.
Cả lớp QS.
- So sánh 2 cái ghế có chiều cao khác nhau và nhận xét.
- 2 ghế này cao bằng nhau không? Ghế nào cao hơn, ghế nào thấp hơn? ( Cô chỉ ra phần thừa của ghế cao hơn và phần thiếu của ghế thấp hơn)
* Phần 2. So sánh sắp xếp chiều cao của ba đối tượng.
Cô xếp các cây hoa rồi cho trẻ nhìn và so sánh:
 Cây hoa màu đỏ với cây hoa màu vàng và cây hoa màu tím có chiều cao NTN?
- Cây hoa màu đỏ với cây hoa màu vàng cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn? ( Cây đỏ cao hơn, cây vàng thấp hơn)
- Cây hoa màu tím như thế nào so với cây hoa đỏ và cây hoa vàng? ( Cây hoa tím thấp nhất).
 (Cô cho trẻ đọc luôn sau mỗi lần so sánh như vậy.)
* Liên hệ xung quanh lớp: 
- Có 3 ngôi nhà . Trẻ QS và đọc Cao nhất , thấp hơn, thấp nhất.
- Có 3 cái ghế, 3 cái chai lọ.( So sánh như ngôi nhà rồi đọc )
* Phần 3 Luyện tập: 
- Chơi trò chơi “ Giơ theo yêu cầu của cô”.
 + Cô nói cây hoa cao nhất.
 + cây hoa thấp hơn.
 +cây hoa thấp nhất.
 Cho trẻ chơi 3-4 lần . Và cô nói ngược lại.
 + cây hoa thấp nhất.
 + cây hoa thấp hơn.
 + cây hoa cao nhất.
- Trò chơi “ Thi xem ai vạch phấn cao hơn”
Cho 3 trẻ có chiều cao không bằng nhau lên bảng vạch phấn Rồi cô đàm thoại hỏi trẻ: bạn nào vạch cao nhất, bạn nào vạch thấp hơn, bạn nào vạch thấp nhất.Vì sao?
- Trò chơi “ Về đúng nhà”
Có 3 ngôi nhà có độ cao khác nhau Nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng có các thẻ thương ứng 1, 2 , 3.
- Cách chơi 3 trẻ cầm 3 thẻ đi XQ lớp hát khi có hiệu lệnh về nhà thì trẻ cầm thẻ chạy về đúng nhà giống trong thẻ.
3. Hoạt động 3: Cô và trẻ đọc bài thơ “ Cây bắp cải” 
- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi để vào nơi qui định.
 Hoạt động của trẻ.
- Trẻ đi QS vườn cây ăn quả và kể tên những quả mà trẻ biết.
- Cả lớp hát 1 lần.
- 2 trẻ lên bảng.( 1 trẻ cao, 1 trẻ thấp.)
- Trẻ so sánh 2 ghế.
- Không cao = nhau. Ghế xuân hoà cao hơn, ghế nhựa thấp hơn.
- Trẻ QS 3 cây hoa và nhận xét:
 - Cây hoa đỏ cao hơn,
- Cây hoa vàng thấp hơn.
- Cây hoa tím thấp nhất.
- cả lớp đọc 3-4 lần.
- So sánh 3 ngôi nhà rồi nhận xét và đọc .
- So sánh 3 cái ghế và so sánh 3 cái chai rồi đọc.
- Chơi trò chơi 4-5 lần.
- 3 trẻ có chiều cao khác nhau lên chơi. Cả lớp nhận xét các bạn.
- Mỗi lần chơi cử 3 bạn lên chơi rồi đổi vai cho bạn khác lên chơi tiếp.Trẻ chơi 3-4 lần.
- cả lớp đọc 2 lần.
- Cô và trẻ đọc bài thơ “ Cây bắp cải” - 1 lần.
 	C. HOẠT ĐỘNG GÓC.
 	1. Góc phân vai : Cửa hàng thực phẩm.
 	2. Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa của bé
 	3. Góc học tập : Về đúng số nhà. 
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Hoạt động có mục đích: Quan sát Cây lưỡi hổ
I. Yêu cầu: 
1. Kiến thức: Trẻ biết tên và nêu được 1 số đặc điểm của cây lưỡi hổ
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi 
2. Kỹ năng:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_ban_than_chu_de_toi_can_g.doc
Giáo án liên quan