Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Bác Hồ của em - Đỗ Thị Dung

A. ĐÓN TRẺ - HĐ TỰ CHỌN – TD SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH.

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ chào hỏi cô giáo biết cất đồ dùng vào đúng nơi qui định.

 - Trẻ chơi tự do đoàn kết cùng nhau chơi.

 - Trẻ tập thể dục đúng động tác.

 - Trẻ biết được Bác Hồ là chủ tịch nước Bác tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác luôn quan tâm đến các cháu thiếu nhi.

- Trẻ biết được họ tên của mình của các bạn.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ điểm: Bác Hồ của em - Đỗ Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cuối ngày cắm cờ.
- Vệ sinh – trả trẻ.
Ngày soạn: 25/4/2010 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 27/4/2010
A. ĐÓN TRẺ - HĐTỰ CHỌN – TD SÁNG - TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH:
(Thực hiện như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Ph¸t triÓn nhËn thøc:
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết gọi tên phân biệt đúng khối cầu và khối trụ.
2. Kỹ năng: 
- Rèn khả năng chú ý ghi nhớ, khả năng phân tích, nhận xét.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết yêu quí và biết ơn Bác
II. Chuẩn bị:
	* Cô: Tranh lăng bác, ảnh Bác Hồ, khối cầu, khối trụ.
	* Trẻ: Chiếu ngồi cho trẻ, mỗi trẻ có khối cầu, khối trụ và các khối khác 
III. Tiến hành:
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
 ĐGBX
1. Hoạt động 1: Đọc thơ
 - Trẻ đọc thơ "Bác Hồ của em".
 - Các con vừa dọc bài thơ gì?
 - Bài thơ nói về ai? 
 - Con còn biết Bác Hồ là người như thế nào không?
 - Cho trẻ xem ảnh Bác và nhận xét
 - Bác nay tuy khong còn nữa nhưng tình cảm của Bác cũng như tình cảm của nhân dân Việt nam đối với bác mãi còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân. để tưởng nhớ ơn người nhân dân VN đã xây dựng lăng Bác tại Thủ đô Hà Nội
- Cho trẻ xem tranh lăng Bác và nhận xét
2. Hoạt động 2: Ai giỏi nhất.
* Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ.
- Trẻ lấy rổ đồ dùng
- Các khối này là những khối đã dùng để xây lăng Bác con xem có khối gì?
 - Cho trẻ chọn khối và đọc
- Cho trẻ chơi “Thi xem ai nhanh”
+ Cô nói: Khối cầu
 Khối trụ
+ Cô giơ khối
* Phân biệt khối cầu với khối trụ.
- Các con quan sát khối cầu và khối trụ khác nhau như thế nào?
- Khối trụ có mặt phẳng, khối cầu không có mặt phẳng
- Để phân biệt khối câu và khối trụ các con còn cách nào nữa?
- Các con lăn xem nào?
- con thấy 2 khối như thế nào?
 Khối cầu lăn xa hơn, khối trụ lăn được ít hơn
- Cho trẻ chơi” Nhắm mắt chọn hình
 Trẻ chon hình theo yêu cầu của cô
 Chọn theo yêu cầu của bạn
- Cho trẻ chơi theo nhóm
* Trò chơi: Khối này ở đâu.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
+ Trò chơi: Nặn khối.
- Trẻ nặn cô quan sát động viên trẻ nặn.
3. Hoạt động 3 : Cho trẻ xây dựng lăng Bác
- Mở nhạc bài hát “Bên lăng Bác Hồ”.
- Bài thơ: “ Bác Hồ của em”
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ kể
- Bác Hồ có chòm râu dài, tóc bạc, ánh mắt hiền từ...
- Trẻ nêu ý kiến
- 2 – 3 trẻ trả lời.
- Giơ khối cầu
- Giơ hối trụ
- Trẻ gọi tên
- 2 -3 trẻ trả lời
- 2 -3 trẻ trả lời
- Trẻ nhắm mắt chọn
- Chơi theo nhóm
- Chơi 4-5 lần
- Trẻ lấy các khối và xếp
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* Hoạt động có mục đích: Quan sát cây bàng.
* Trò chơi vận động: TC: Kéo co.
 * Trẻ chơi tự do:
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng.
- Trẻ biết được tên cây, đặc điểm của cây, ích lợi của cây.
- Trẻ chơi được trò chơi tuân theo đúng luật chơi.
- Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản ứng nhanh.
- Trẻ vui chơi thoải mái, chơi theo nhu cầu và ý thích, đoàn kết cùng nhau chơi, lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định. Cô cần bao quát trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
II. Chuần bị:
 - Địa điểm: + Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục: + Cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động phù hợp với thời tiết.
- Đồ dùng: + Các loại đồ dùng bóng, vòng, ô tô 
III. Tiên hành:
 1. Hoạt động 1: Quan sát cây bàng.
- Trẻ đứng xung quanh cô, hát bài “Em yêu cây xanh”
- Các con cùng cô đi đến cây bàng
 	- Cây bàng có đặc điểm gì?
 	- Thân cây bàng như thế nào?
 	- Lá cây bàng như thế nào?
 	- Cây bàng có tác dụng gì?
 	- Muốn có nhiều cây phải làm như thế nào?
 	- Cô giáo dục trẻ. 
2. Hoạt động 2: TC. Kéo co.
 - Cô phổ biến luật chơi cách chơi: 
- Cho trẻ chơi.
 Sau đó cho trẻ chơi cô quan sát đông viên trẻ.	
 3. Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do.
Cô quan sát trẻ chơi nhắc trẻ chơi an toàn.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt dán hoa mừng sinh nhật Bác.
2. Góc xây dựng: Xây lăng Bác Hồ.
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
 - Trẻ ngủ dạy – Vệ sinh – Vận động nhẹ - ăn chiều
 - Làm sách tranh về Bác Hồ.
 - Sử dụng quyển bé làm quen với chữ cái.
 - Thùc hµnh trªn m¸y tÝnh ngôi nhà toán học của MILLY
 - Nêu gương cuối ngày cắm cờ.
- Vệ sinh – trả trẻ.
Ngày soạn: 26/4/2010 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 28/4/2010
A. ĐÓN TRẺ - HĐTỰ CHỌN – TD SÁNG - TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH:
(Thực hiện như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Phát triển ngôn ngữ:
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI V, R
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm v - r.
- Phân biệt được chữ in và chữ viết thường.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết được đặc điểm của chữ v, r.
- Luyện kỹ năng phát âm đúng âm v - r và phát triển ngôn ngữ.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết áp dụng bài học và thực tế.
II. Chuẩn bị:
 	* Cô: + Quyển vở, Quả sầu riêng.
+ Ba ngôi nhà có kí hiêu các chữ cái.
* Trẻ: + Mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái x, s, v, r.
+ Hột hạt.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
ĐGBX
1. Hoạt động 1: Đọc thơ.
- Cô và trẻ đọc bài thơ “Ảnh Bác”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói về ai?
- Bác Hồ còn sống hay đã mất?
- Bác đã căn dặn các cháu như thế nào?
- Chúng mình có nhớ lời Bác Hồ dạy không?
- Chúng mình phải làm gì để nhớ lời Bác Hồ dạy?
2. Hoạt động 2: Ai đọc giỏi.
* Cho trẻ làm quen và nhận biết chữ v - r.
+ Làm quen với chữ cái v.
Cô đưa tranh vẽ “Quyển vở” ra và hỏi trẻ:
- Tranh vẽ cái gì?
- Quyển vở để làm gì?
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Quyển vở”
- Cô đã ghép được từ “Quyển vở” bằng thẻ chữ rời, các con xem cô ghép đúng với từ quyển vở trong tranh không?
- Cho trẻ đọc từ “Quyển vở” bằng thẻ chữ cô ghép
- Cho trẻ rút chữ cái đã học.
- Trong từ “Quyển vở” có chữ v, các con lắng nghe cô đọc.
- Cô đọc chữ v.
- Cô có thẻ chữ v trên tay các con xem có giống với chữ v trong từ không?
- Cô giới thiệu chữ v: Đây là chữ v, chữ v có 2 nét xiên nối với nhau, 1 nét xiên từ trái xiên xuống dưới, rồi 1 nét xiên từ dưới xiên lên trên. Đọc là v.
- Cô giới thiệu chữ v in và chữ v viết thường.
- Cho cả lớp, cá nhân phát âm chữ v.
+ Làm quen với chữ r:
Cô đưa tranh vẽ “Quả sầu riêng”
- Tranh vẽ quả gì?
- Quả sầu riêng để làm gì?
- Trước khi ăn quả chúng mình làm gì?
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Quả sầu riêng”
- Cô đã ghép được từ “Quả sầu riêng” bằng thẻ chữ rời, các con xem cô ghép đúng với từ quả sầu riêng trong tranh không?
- Cho trẻ đọc từ “Quả sầu riêng” bằng thẻ chữ cô ghép.
- Cho trẻ rút chữ cái đã học.
- Trong từ “Quả sầu riêng” có chữ r, các con lắng nghe cô đọc.
- Cô đọc chữ r.
- Cô có thẻ chữ r trên tay các con xem có giống với chữ r trong từ không?
- Cô giới thiệu chữ r: Đây là chữ r, chữ r có 1 nét xổ thẳng, rồi 1 nét ngang ở trên. Đọc là r.
- Cô giới thiệu chữ r in và chữ r viết thường.
- Cho cả lớp, cá nhân phát âm chữ r.
+ Cô gắn chữ v - r lên bảng và cho trẻ phát âm.
 Hôm nay cô con mình làm quen mấy chữ cái - đếm.
+ So sánh giống và khác nhau chữ v, r
* khác nhau: chữ v có 2 nét, 1 nét xiên từ trái sang phải, còn 1 nét từ phải sang trái, còn chữ r có 1 nét sổ thẳng
3. Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái.
* Giơ chữ theo yêu cầu của cô.
- Cô đọc chữ cái nào trẻ tìm và giơ chữ cái đó rồi phát âm.
* Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô cho trẻ xếp chữ v - r bằng hột hạt.
* Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô hướng dẫn các chơi: Cô có 4 ngôi nhà có gắn các chữ cái: x, s, v, r, trên tay các con có các chữ cái, khi nào có hiệu lệnh về đúng nhà thì các con phải về đúng nhà đó.
- Luật chơi: Ai về nhà sai phải nhảy lò cò 1 vòng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần (Đổi thẻ)
4. Hoạt động 4: Múa hát.
- Múa hát “Đêm qua em mơ gặp Bác hồ”
- Trẻ đọc thơ 1 lần.
- Bài thơ Ảnh Bác ạ.
- Bài thơ nói về Bác Hồ.
- Bác Hồ đã mất.
- Có ạ.
- Ngoan ngoãn học giỏi.
- Quyển vở.
- Trẻ đọc.
- Trẻ đọc.
- Trẻ rút: u, y, ê, n, q, ơ.
- Trẻ đọc chữ v 3 lần
- Trẻ phát âm.
- Chú ý xem cô giới thiệu chữ v.
- Quả sầu riêng.
- Trẻ đọc từ dưới tranh.
- Trẻ đọc.
- 1 Trẻ rút chữ: q, u, a, s, â, u, i, ê, n, g.
- Nghe cô giáo phân tích.
- Trẻ đọc chữ r
- Trẻ đếm.
- Lớp cùng nhau trao đổi và đưa ra nhận xét.
- Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn cách chơi.
Trẻ biết chơi các trò chơi.
 - Lớp múa 1 lần theo nhạc
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
* Hoạt động có mục đích: Quan sát cây lựu.
* Trò chơi vận động: TC: Ném còn.
 * Trẻ chơi tự do:
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng.
- Trẻ biết được tên cây, đặc điểm của cây, ích lợi của cây.
- Trẻ chơi được trò chơi tuân theo đúng luật chơi.
- Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản ứng nhanh.
- Trẻ vui chơi thoải mái, chơi theo nhu cầu và ý thích, đoàn kết cùng nhau chơi, lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định. Cô cần bao quát trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
II. Chuần bị:
 - Địa điểm: + Sân trường sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục: + Cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động phù hợp với thời tiết.
- Đồ dùng: + Các loại đồ dùng bóng, vòng, ô tô 
+ Cây lựu. 
III. Tiên hành:
 1. Hoạt động 1: Quan sát cây lựu.
- Trẻ đứng xung quanh cô, hát bài “Em yêu cây xanh”
- Các con cùng cô đi đến cây lựu.
 	- Cây lựu có đặc điểm gì?
 	- Thân cây lựu như thế nào?
 	- Lá cây lựu như thế nào?
 	- Cây lựu có tác dụng gì?
 	- Muốn có nhiều cây phải làm như thế nào?
 	- Cô giáo dục trẻ. 
2. Hoạt động 2: TC. Ném còn.
 - Cô phổ biến luật chơi cách chơi: 
- Cho trẻ chơi.
 Sau đó cho trẻ chơi cô quan sát đông viên trẻ.	
 3. Hoạt động 3: Trẻ chơi tự do.
Cô quan sát trẻ chơi nhắc trẻ chơi an toàn.
D. HOẠT ĐỘNG GÓC:
1. Góc học tập: Đọc truyện xem tranh ảnh về Bác Hồ với các cháu thiếu niên.
2. Góc xây dựng: Xây lăng Bác Hồ.
3. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
 - Trẻ ngủ dạy – Vệ sinh – Vận động nhẹ - ăn chiều
 - Làm sách tranh về Bác Hồ.
 - Sử dụng quyển bé làm quen với toán.
- Tập văn nghệ mừng sinh nhật Bác.
 - Thùc hµnh trªn m¸y tÝnh ngôi nhà toán học của MILLY
 - Nêu gương cuối ngày cắm cờ.
- Vệ sinh – trả trẻ.
Ngày soạn: 27/4/2010 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 29/4/2010
A. ĐÓN TRẺ - HĐTỰ CHỌN – TD SÁNG - TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH:
(Thực hiện như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_diem_bac_ho_cua_em_do_thi_dung.doc