Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Lê Thị Ngọc Diễm

1.Phát triển thể chất :

* Dinh dưỡng và sức khỏe

 - Biết tên một số thực phẩm quen thuộc, một số món ăn hằng ngày trong gia đình, cách chế biến đơn giản.

 - Biết lợi ích của việc tập luyện, ăn uống và bữa ăn đa dạng thực phẩm đối với sức khỏe.

 - Có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe: gọi người lớn khi ốm, đau, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

 - Biết sử dụng hợp lý các dụng cụ ăn uống và mọt số vật dụng trong gia đình.

* Vận động:

 - Biết phối hợp thực hiện các vận động cơ bản: chạy đổi hướng theo vật chuẩn, ném xa bằng một tay, đi khuỵu gối, bò chui qua cổng ; Thực hiện một số vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay.

- Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất,giữ gìn vệ sinh đối với sức khoẻ của bản thân .

 

doc45 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Lê Thị Ngọc Diễm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀNH
 1. Hoạt động 1: 
 - Các con ơi! Hôm nay trên đường đến trường cô có đi ngang qua một công viên, ở công viên này có trồng rất nhiều cây cảnh rất là đẹp, có những cây mọc ra những chiếc lá rất to và rất đẹp, cô rất thích và cô có xin bác bảo vệ cho cô hái một chiếc lá to ơi là to, các con xem này!!
 - Các con thấy chiếc lá có to và đẹp không?
- Thế bây giờ cô cháu mình sẽ cùng chơi với lá nhé!
- Cô treo chiếc lá này lên cao, các con sẽ thi nhau chạm vào lá, bạn nào chạm được vào lá là thắng. Các con hiểu chưa?
- Lần đầu cô treo lá thấp, gọi hai cháu lên chơi đều hầu như đều chạm được vào lá. Sau đó cô để lá cao hơn, các cháu lên chơi đều không chạm dược vào lá.
- Tại sao các con lại không chạm được vào lá ? Thôi để cô lên chạm vào lá thử nha.( cô chạm được rồi).
- Thế tại sao cô chạm được vào lá mà các cháu lại không chạm vào được? ( vì cô cao hơn).
- Có phải vậy không? Cô thử đo với một bạn xem nào.( cô mời một cháu lên đứng cạnh cô).
- Ai cao hơn ? Ai thấp hơn ?
 2. Hoạt động 2: Phân biệt chiều cao của 2 đối tượng
- Vừa rồi các con chơi rất ngoan, bây giờ các con chú ý nhìn lên xem cô có gì nhé.
- Có rất nhiều cây, có cây có hoa màu đỏ và cây có hoa màu vàng.
- Các con chú ý xem cô có cây gì đây nhé!( cây hoa màu vàng)
- Cây gì nữa đây?( cây hoa màu đỏ)
 - Các con thấy hai cây này như thế nào với nhau?( không bằng nhau)
 - Làm thế nào các con biết 2 cây này không bằng nhau?
 - Cô đặt 2 cây cạnh nhau. Các con chú ý, cô đặt thước từ ngọn cây hoa vàng sang ngọn cây hoa đỏ, các con thấy cây hoa đỏ như thế nào?
 - Cây hoa đỏ có phần thừa ra lên phía trên, nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
 - Cô cho trẻ nhắc lại:
 + Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn?
 - Các cây ra hoa rồi kết quả đấy. Các con quay lại nhìn xem cây của lớp mình cũng ra nhiều quả chín rồi. Ai thích quả nào hãy chon một quả và mang về chỗ của mình nhé!
 - Các con hái được quả táo màu gì? Chúng mình cùng xem trong quả táo có điều gì kì lạ nhé.!
- Các con hãy xếp các cây ra nào. Các con thấy 2 cây này như thế nào với nhau?
- Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn?
- Làm thế nào các con biết cây hoa đỏ cao hơn ,cây hoa vàng thấp hơn.
 - Chúng mình cùng trồng 2 cây cạnh nhau nhé.
- Các con thấy cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn ?
- Các con hãy đặt ngón trỏ từ ngọn cây hoa vàng sang cây hoa đỏ, các con thấy cây hoa đỏ như thế nào?
 - Cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phia trên nên cây hoa đỏ cao hơn ,cây hoa vàng thấp hơn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
* Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 - Khi cô nói” Cao hơn” các con giơ cây hoa đỏ và nói “cao hơn”
 - Cô nói “thấp hơn” các con giơ cây hoa vàng và nói “ thấp hơn”
 - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
*Trò chơi: “ Tìm bạn thân”
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều mũ, có chiếc mũ cao hơn, có chiếc mũ thấp hơn. Khi chơi mỗi bạn đội một mũ và cùng hát theo nhạc bài hát” “ Tìm bạn thân” kết thúc bài hát khi cô nói “Tìm bạn”, bạn mũ cao sẽ tìm bạn mũ thấp để kết thành đôi bạn thân. Cô cho trẻ chơi khoảng 2 lần, lần 2 đổi mũ cho nhau.
 * Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : LQVH “ TÍCH CHU”
Lĩnh vực phát triển : phát triển ngôn ngữ.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ làm quen với câu chuyện “Tích chu ”, giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và có thể kể lại chuyện.
- Biết hát và vận động theo nội dung bài hát: cháu yêu bà.
 - Giúp trẻ chú ý lắng nghe, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong truyện như Tích chu,bàQua đó phát triển trí nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.
- Kể được câu chuyện qua các chi tiết chính trong tranh.và thể hiện đúng ngữ điệu của nhân vật.
- Thể hiện được tình cảm đối với bà qua từng động tác múa.
II. Chuẩn bị
Tranh truyện “ Tích chu”
Nhân vật rời: Bà,tích chu,chim .
Bài hát cháu yêu bà.
 Hoa đeo tay.
III.Tiến hành:
Hoạt động mở đầu:
Cho cháu hát “ Cháu yêu bà”.
Hoạt Động 1: Kể Chuyện.
Lần 1: Cô kể diễn cảm không dùng tranh .
Tóm nội dung :Tích Chu rong chơi xuống ngày,bà ốm nhưng không chăm sóc.bà biến thành chim bay mất. Tích chu rất buồn và hối hận đi tìm nước suối tiên theo lời mách bảo của bà tiên và rồi mọi công lao của cậu bé đã được đền đáp.Bà trở lại thành người,vui vẻ cùng Tích chu.
 GD: Phải biết quan tâm,giúp đỡ,yêu thương những người gần gũi.
Lần 2: Cô kể diễn dảm dùng tranh minh họa ( Cô kể diễn cảm, nhấn mạnh các chi tiết quan trọng)
Hoạt động 2:Trích dẫn,trẻ kể chuyện
 * Cô sử dụng nhân vật rời để đàm thoại với trẻ về câu chuyện
 - Trong câu chuyện cô vừa kể có những ai?
 - Câu chuyện kể về ai?
 + Tích chu sống với ai?
 + Hằng ngày Tích chu làm gì?Bà làm gì?
 + Tại sao bà bị bệnh?
 + Bà gọi Tích chu như thế nào?
 + Cuối cùng bà hóa thành con gì?
 + Về nhà,không gặp bà,Tích Chu làm gì?
 + Tích chu đã làm gì để giúp bà trở lại thành người?
 + Tích chu thế nào khi bà trở lại thành người?
 GD: Phải biết vâng lời ông bà,cha mẹ,yêu thương ,kính trọng,chăm sóc mọi người trong gia đình.
* Sau đó cô có thể cho 1 vài trẻ nhìn vào tranh nói lại những nét chính của câu chuyện.
Qua câu chuyện con thấy thế nào?
Nếu con là tích chu,khi bà bị bệnh,con sẽ làm gì?
Ơ nhà ,con có vâng lời mọi người không?Những việc gì?
Con có thể đặt tên cho câu chuyện này là gì?
Cô giới thiệu tên truyện “ Tích Chu” và viết ra băng giấy cho trẻ đọc.
Hoạt Động 3: Trò chơi
Các con học rất giỏi. Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi: 
 Trò chơi có tên” tôi là ai?”
 Cô sẽ thể hiện hành động của các nhân vật trong truyện( bà bị bệnh,Tích chu ham chơi,ân hận)- Con sẽ đoán , nói tên và hành động của nhân vật đó.
 Sau đó cô có thể đổi vai chơi với trẻ
 Nhận xét –tuyên dương
 - Các con có yêu thương bà của mình không?
 Chúng ta cùng hát máu để thể hiện tình cảm đối với bà
Cho trẻ đeo hoa tay và hát máu” Cháu yêu bà”
Kết thúc về góc
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung: TH “ Nặn quà tặng người thân”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết dùng những kỹ năng đẫ học để nặn nhiều quà tặng người thân.
Lăn dọc xoay trũn để nặn.
Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng người thân trong gia đình.
II / CHUẨN BỊ :
- Đất nặn, bảng con, 1 số mẫu nặn, tăm.
III/ PHƯƠNG PHÁP
Hoạt độngcủa cô 
 Hoạt độngcủa trẻ
Mở đầu hoạt động: 
Cho trẻ kể về những người thân trong gia đỡnh của trẻ gồm những ai?
Tình cảm của con đối với những người thân như thế nào?
Hoạt động trọng tâm: 
Hoạt động 1:
Trẻ nêu ý tưởng trẻ sẽ nặn gỡ để tặng cho ai? Tặng cho bà, mẹ, ba, anh, em.
 Cô khái quát lại những ý tưởng và giúp trẻ nhớ lại một số kỹ năng cần thiết.
Cô nặn sẵn một số đồ dùng: Giỏ, xách, mũ, dép 
Cụ cho trẻ xem mẫu. Nhắc lại một số kỹ năng đó nặn: Lăn dọc, xoay tròn.
Hoạt động 2:Trẻ thực hiện : Cô quan sát gợi ý để trẻ nặn được ý tưởng mà trẻ đó nghĩ.
Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ tự nhận xét.
- Cô chọn một số bài nhận xét cho cả lớp
Kết thúc: Ca hát bài: “ Mẹ yêu không nào”
Trẻ chú ý nghe.
Trẻ tự kể.
Trẻ núi theo suy nghĩ của mình.
Trẻ tự kể những gì mà trẻ muốn tặng.
- Trẻ nói nững ý tưởng của mình.
Trẻ quan sát 
- Trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày và tự nhận xét bài của mình, bài bạn.
Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ ca hát cùng cô.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : TD “Đi theo đường ngoằn ngèo”
Lĩnh vực phát triển : phát triển thể chất.
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ đi đều chân không chạm vào chướng ngại vật
- Rèn sự khéo léo và tính kiên trì cho trẻ.
- Giáo dục cho trẻ hàng ngày tập thể dục cho người khoẻ mạnh ,đoàn kết với các bạn.
II/ CHUẨN BỊ :
- Các hộp xếp làm đường ngoằn ngèo,bóng mỗi trẻ một quả.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Khởi động:Cho trẻ đi thành vòng tròn theo các kiểu chân.
Hoạt động 2 Trọng động:
a/ Bài tập phát triển chung:
Tay 1: ra trước lên cao.
Chân 1 : ngồi xổm.
Bụng 1: cuối gập người về trước.
Bật 3 : bật tách khép chân.
b/ Vận động cơ bản : cô giới thiệu “Đi theo đường ngoằn ngoèo.”
-Cô đi mẫu trước cho trẻ xem cô đi nhấc cao chân đi thật khéo để chân không chạm vào đường đi
-Sau đó cô mời hai trẻ mạnh dạn lên đi
- Cô gọi cả lớp lên tập lần lượt từng cháu.
 -Cô cho tổ thi đua nhau đi trên con đường ngoằn ngèo mang đồ chơi về nhà giúp bạn búp bê
Cô động viên khuyến khích trẻ khi trẻ tham gia chơi.
Hoạt động 3 Trò chơi vận động : ai ném xa hơn.
-Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ cô cho mỗi trẻ một quả bóng hướng dẫn trẻ cầm bóng ném xa cho trẻ chơi 3-4 phút
* Hồi tĩnh:Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng.
Trẻ đi rồi đứng thành hàng
Trẻ tập
Trẻ quan sát
Hai trẻ lên đi
Trẻ tập
Hai tổ thi đua
Trẻ chơi
Trẻ đi 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
KẾ HOẠCH TUẦN 3
ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH( TỪ 7 – 11/ 11/2011)
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Hát, đọc được các bài hát về gia đình.
- Hứng thú tham gia tập thể dục.
- Hiểu biết và kể lại về gia đình một cách rành mạch.
- Tham gia tốt các hoạt động khác như : hoạt động ngoài trời, trò chuyện tiếng việt.
CHUẨN BỊ :
- Đội hình giờ học phù hợp, các bài thơ thơ bài hát về gia đình : cháu yêu bà, Thăm nhà bà, bài hát : Cả nhà thương nhau , cháu yêu bà, ba ngọn nến lung linh.
- Tranh ảnh về gia đình.
- thể dục bật sâu 25cm.
- Tranh ảnh trò chuyện về đồ dùng của gia đình.
Các hoạt động: 
Đón trẻ trò chuyện tiếng việt:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Trò chuyên về đồ dùng sinh hoạt.
Trò chuyện đồ dùng để nấu ăn.
Trò chuyện đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Trò chuyện về đồ dùng giải trí.
Giử gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi trong gia đình.
Hoạt động ngoài trời:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Nặn đồ chơi bằng đất cát.
Chăm sóc vườn hoa trước lớp.
Trò chơi mèo đuổi chuột.
Trò chơi cò chẹp
Quan sát mặt trời buổi trưa
 - Hoạt động chung có mục đích học tập:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
TD : Bật sâu 25cm.
MTXQ: đồ dùng vệ sinh cá nhân.
LQVH: Thơ “ đến thăm bà”.
HDTH :nặn cái bát.
GDAN : Cháu yêu bà.
Hoạt

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_le_thi_ngoc_diem.doc