Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 3: Một số loại quả

2.Trọng động:

2.1. Bài tập phát triển chung:

- Tay: Hai tay đưa trước gập trứoc ngực

- Chân: Đứng khuỵ chân trước chân sau.

- Bụng: Đứng quay người 2 bên

- Bât: Tách khép chân.

- Nhận xét trẻ tập.

2.2. Vận động cơ bản:

- Cô giới thiệu vận động: trườn qua ống dài.

- Cô cho 1 trẻ làm mãu, các trẻ khác quan sát:

 + Lần 1: Làm trọn vẹn động tác.

 + Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích:

Chuẩn bị: nằm sấp, mắt nhìn thẳng.

Thực hiện: Dùng lực của tay kết hợp với thân người trườn qua ống dài đến hết ống.

- Cô cho trẻ thực hiện:

 + Lần 1: cho lần lượt từng trẻ ở hai hàng thực hiện

 + Lần 2 :Cô bao quát sửa sai cho trẻ, trẻ còn chưa thực hiện được cô hướng dẫn trẻ tập chính xác.

 + Lần 3: cho trẻ nhắc lại tên vận động và tập lại thật chính xác.

- Nhận xét trẻ tập.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 3: Một số loại quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cùng trẻ hát bài '' quả'' sáng tác nhạc sĩ Xanh Xanh.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Hôm nay cô và các con cùng đến một khu vườn trồng rất nhiều rau xanh và cây trái nhé.
1 . Ôn tập nhận biết phía trái, phía phải, phía trên , phía dưới, phía trước - sau của bản thân trẻ.
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi '' gieo hạt'' và làm động tác mô phỏng theo lời bài thơ.
- Sau đó cô hỏi trẻ:
+ Phía trước con có gì?
+ Phía sau con có gì?
+ Phía trên đầu con có gì?
+ Dưới chân con có gì?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: cái gì, ở đâu.
+ Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành hình vòng tròn, cô giáo đứng giữa tay cầm một quả bóng.Khi cô gọi tên một vật bất kì trong lớp, bạn nào nhận được bóng cô tung đén phải nói các từ: phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của trẻ để trả lời về vị trí của đồ vật đó so với chính bản thân mình.
VD:
+ Cô nói: cái bàn ở phía nào của con
+ Trẻ trả lời: cái bàn ở phía trước mặt con....
- Cô nhận xét câu trả lời của trẻ.
2. Dạy trẻ c định vị trí của đồ vật:
- Dạy theo câu truyện nhổ củ cải.
- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi và gọi tên những đồ dùng trong rổ .
- Cô đưa bảng có gắn củ cải, ông mặt trời và mây rồi hỏi trẻ: 
- Cô có củ gì đây?
- Phía trên củ cải có gì?
- Củ cải có trong câu truyện gì?
- Cô kể câu truyện nhổ củ cải.
- Cô kể và đưa ra mô hình nhân vật ông già ra:
+ Củ cải ở phía nào của ông?
+ ông có nhổ được củ cải không?
+ Ông nhờ ai nhổ củ cải?
+ Cô đưa hình ảnh nhân vật bà ra và hỏi trẻ: bà ở phía nào của ông?
+ Ông đứng phía nào của bà?
- Cô đưa lần lượt nhân vật còn lại trong câu truyện ra và hỏi trẻ tương tự.
- Cuối cùng gia đình ông già đã nhổ được củ cải.
2. Trò chơi luyện tập:
- Cô cho trẻ về góc lấy một loại quả mà trẻ thích sau đó cô cho trẻ ngồi thành 3 hàng dọc.
- Cô cho trẻ đặt các quả ở các vị trí khác nhau theo yêu cầu của cô.
- Trò chơi: giấu tìm:
- Cô giấu đi một vật và cho trẻ đi tìm.Khi trẻ đi tìm kiếm cô chủ động đưa ra các câu hỏi gợi ý chỉ vị trí của trẻ.
+ Vật đó ở trên cái bàn phía trước con.
+ Vật đó ở sau tấm bảng xanh.......
- Sau khi trẻ chơi vài lần cô cho trẻ tự giấu vật và cho một bạn chỉ dẫn.
- Nhận xét.
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học.Cho trẻ mang các đồ chơi xếp gọn gàng vào góc.
- Cô giáo dục trẻ
- Hát, vận động.
- Vâng ạ.
- Chơi gieo hạt.
- Trả lời cô.
- Lắng nghe.
- Trả lời cô.
- Lắng nghe
- Quan sát.
- Củ cải.
- Quan sát.
- Bà ở phía sau của ông.
- Trẻ lấy quả.
- Chơi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Thứ 4 ngày 19 tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Văn học: kể chuyện theo chủ đề:: con hãy đợi rồi sẽ biết. 
Hoạt động bổ trợ: phát triển ngôn ngữ
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển nhận thức
 phát triển thể chất.
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo nội dung các bức tranh....
- Trẻ hiểu được trình tự phát triển của cây.
2. kĩ năng:
- Trẻ kể chuyện rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quí cây xanh, biết bảo vệ cây xanh.
- Có ý thức tích cực trong hoạt động.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Cô chuẩn bị những side trình chiếu về một số hình ảnh về sự lớn lên của cây.
- Máy chiếu. 
- Tranh ảnh.
- Dụng cụ âm nhạc.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm 
- Đàm thoại
- Trực quan.
- Thực hành
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: trồng cây
- Cô nói:
+ Gió thổi mạnh
+ Cô nói gió thổi mạnh làm rụng nhiều quả.
- Cô đóng vai bưởi con nói: mẹ ơi, con muốn biết khi con lớn lên con sẽ làm được gì cho mọi người?
- Các con có muốn biết câu chuyện của cây bưởi con không, các con hãy láng nghe cô kể nhé.
* Nội dung:
1. Cô kể chuyện;
- Cô kể lần 1: dựa trên vườn cây ăn quả cô và trẻ cùng làm.
- Cô kể lần 2: cô kể từng đoạn và cho trẻ đoán tiếp nội dung câu chuyện.
- Để thử tài các bạn cô cho trẻ tham gia trò chơi đoán tên các nhân vật, các bạn có đồng ý không?
- Lần 1: cô cầm tranh cây bưởi con cô nói'' thân tôi nhỏ bé, tôi có hoa màu trắng và thơm. Đố bạn tôi là ai?''
- Lần 2: Cô đọc câu đố:
Trông như quả bóng vàng xanh
Lủng lẳng trên cành chờ tết Trung Thu
- Lần 3: Cô cho trẻ thi ghép tranh.
2. Dạy trẻ kể chuyện:
- Cô và các con chơi trò chơi'' giả giọng nhân vật''
- Lần 1: 
 + Cô đóng là bưởi con
 + Một nhóm là bưởi mẹ
+ Một nhóm là cậu bé.
- Cô giáo dục trẻ: chúng mình phải kiên nhẫn và trở thành người có ích như bưởi con nhé.
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm, thảo luận sắp xếp thứ tự nội dung các bức tranh và thi kể chuyện sáng tạo.
- Cô cho trẻ thảo luận trong vòng 3 phút.
- Mỗi nhóm lên trình bày nội dung câu truyện theo nhóm, cá nhân kể.
- Cô cho trẻ đặt tên truyện của nhóm mình.
- Nhận xét câu truỵện của cá nhóm.
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học.
- Cô giáo dục trẻ.
- Chơi.
- Lắng nghe
- Quan sát.
- Vâng ạ.
- Lắng nghe, trả lời câu hỏi của cô.
- Kể chuyện.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nội dung câu chuyện nhóm mình.
- Đặt tên truyện.
- Lắng nghe.
Thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Khám phá khoa học: tìm hiểu một số loại quả
Hoạt động bổ trợ: phát triển nhận thức
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển ngôn ngữ
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm tác dụng của một số loại quả.
- Trẻ biết ích lợi khi ăn một số loại quả : quả cung cấp nhiều vitamin.
2. kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng ghi nhớ, phân biệt các loại quả khác nhau.
- Trẻ biết phân biệt màu sắc, hình dạng và mùi vị của chúng.
3. Thái độ:
- Giáo dục vệ sinh khi ăn uống, vệ sinh môi trường.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Giáo án điện tử
- Máy chiếu.
- Một số loại quả thật: quả cam , quả bưởi, quả chuối.
- Nước cam, đường
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Trực quan
- Thực hành
- Quan sát
- Đàm thoại
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cùng trẻ trò chuyện và cô dẫn dắt trẻ đến với khu vườn cổ tích.
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện của Hoàng tử út.
- Tại sao hoàng tử út lại quyết định chọn những loại quả trong vườn nhà mình dâng lên vua cha nhỉ, hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về những loại quả trong vườn nhà hoàng tử út nhé.
* Nội dung:
1. Bé khám phá:
- Cô đưa ra giỏ quả, cho trẻ gọi tên các loại quả trong giỏ mà cô đã chuẩn bị.
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm , mỗi nhóm chọn một loại quả và về thảo luận nhóm. Cô cho trẻ thảo luận trong vòng 1 phút về đặc điểm, tên gọi, màu sắc, hình dạng.
- Sau khi trẻ thảo luận song cô mời các nhóm lên nói được những hiểu biết của nhóm mình về loại quả của nhóm.
- Cô nhận xét câu trả lời của trẻ và chốt lại về đặc điểm nổi bật của các loại quả:
+ Quả khế: thường có 5 múi, cắt ngang quả được hình ngôi sao, quả khế có vị chua gọi là khế chua, khế có vị ngọt gọi là khế ngọt.
+ Quả táo: màu đỏ, dạng tròn, quả táo có vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt, vỏ nhẵn.
+ Quả lê: có vỏ mỏng, màu vàng nhạt, vị ngọt mát, vỏ sần sùi.
+ Quả bưởi: vỏ dày, sần sùi, màu xanh, bên trong có hiều múi và hạt.
- Khi ăn các loại quả thì phải làm gì để đảm bảo vệ sinh khi ăn uống?
- Cô giáo dục trẻ:
+ Giữ vệ sinh khi ăn quả.
+ Khi ăn song vứt rác đúng nơi qui định.
2.So sánh – Mở rộng:
- Cô cho trẻ so sánh quả táo và quả lê, nhận ra sự giống và khác nhau của chúng.
- Cô cho trẻ trả lời và chốt lại:
+ Giống nhau: đều cung cấp vitamin, quả dạng tròn.
+ Khác nhau:
 Quả lê: có vỏ mỏng, màu vàng nhạt, vị ngọt mát, vỏ sần sùi.
 Quả táo: màu đỏ, quả táo có vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt, vỏ nhẵn.
- Mở rộng:
+ Cô cho trẻ xem một số loại quả khác.
- Giáo dục trẻ.
3 . Trò chơi: bé khéo tay:
- Cô cho trẻ chia thành 2 đội, thi :
+ Đội 1: pha nước cam
+ Đội 2: thi xếp mâm quả
- Nhận xét.
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học
- Cô cho trẻ ra chăm sóc cây.
- Trò chuyện cùng cô.
- Vâng ạ.
- Quan sát.
- Thảo luận.
- Quan sát
- Quan sát.Lắng nghe.
- Không vứt vỏ bừa bãi, phải rửa sạch tay..
- Lắng nghe.
- Trẻ thảo luận.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
Thứ 6 ngày 21tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Tạo hình: Nặn quả.
Hoạt động bổ trợ
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển ngôn ngữ
 phát triển nhận thức
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học : lăn dọc, xoay tròn, uốn cong, gắn, vuốt nhọn.để nặn các loại quả khác nhau.
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm của mình.
2. kĩ năng:
- Luyện sự khéo léo, kiên trì, linh hoạt của đôi bàn tay.
- Củng cố kĩ năng nặn, vốn hiểu biết về các loại quả.
3. Thái độ:
- Gợi cho trẻ một số hoạt động trong ngày sinh nhật, sự quan tâm lẫn nhau, thầy cô giáo và các bạn.
- Giáo dục trẻ ăn các lọai qủa, biết bảo vệ môi trường.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một lẵng quả thật.
- Một số quả nặn mẫu.
- Đất nặn.
- Nhạc bài: quả, chúc mừng sinh nhật.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Trực quan
- Thực hành
- Đàm thoại
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ nhìn xung quanh lớp và đoán xem hôm nay lớp có gì đặc biệt?
- Hôm nay là sinh nhật bạn búp bê đấy, chúng mình hãy xem bạn ấy đã chuẩn bị những gì?
- Bạn búp bê chuẩn bị rất nhiều bánh, kẹo để liên hoan sinh nhật đấy.Bố bạn búp bê tặng bạn ấy một giỏ quả thật ngon này.Cô và chúng mình cùng xem nhé.
* Nội dung:
1.Quan sát và đàm thoại:
* Quan sát quả:
- Cô cho trẻ quan sát các loại quả trong lẵng và nhận xét về đặc điểm hình dạng các loại quả.
- Con thấy những quả này thế nào?
- Khi ăn quả phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ.
* Cô cũng có một số loại quả rất ngon tặng bạn búp bê đấy, nhưng những quả này làm từ gì nhỉ?
- Cô cho trẻ quan sát, nhận xét đặc điểm một số loại quả nặn. Cô nặn những quả này như thế nào?
- Cô chốt lại về cách nặn một số loại quả:
+ Quả quýt: cô xoay tròn . Cô cho cả lớp làm động tác xoay tròn giống cô.
+ Chùm nhãn: Cô chọn đất nặn mầu nâu, cô chia đất thầnh những phần nhỏ và cũng xoay tròn.
+ Quả chuối: Cô chọn đất màu vàng, cô lăn dọc vuốt nhẹ ở phần cuối quả chuối.
- Các con có muốn nặn giống cô không?
2. Trẻ thực

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_the_gioi_thuc_vat_chu_de_nh.doc