Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 1: Một số loại cây xanh

Cô trò chuyện chuyện cùng trẻ về chủ đề.

- Cô hỏi trẻ:

+ Con biết trong trường mình trồng những loại cây gì?

+ ở nhà con trồng những cây gì?

+ Cây xanh có tác dụng gì với đời sống của con người?

- Cô chốt lại: Có rất nhiều loại cây xanh, cây xanh cho bóng mát, cây xanh cho gỗ, cây làm cảnh, các loại rau làm thức ăn.

- Cây xanh có ích cho con người nên phải chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

* Cô cho trẻ đội mũ nón, mặc theeo quần áo ra địa điểm quan sát.

- Cô hỏi trẻ:

+ Trong trường trồng những loại cây gì?

+ Hôm nay cô và các con cùng quan sát tìm hiểu cây bàng nhé.

- Cô hướng dẫn trẻ quan sát, tìm hiểu một số đặc điểm, bộ phận của cây bàng, tác dụng của cây.

+ Cho trẻ sờ vào thân cây và nhận xét đặc điểm của thân cây.

+ Cho trẻ nói các bộ phận của cây.

+ Nhận xét về đặc điểm của cây bàng so với một số cây khác trong vườn trường.

- Giáo dục trẻ hàng ngày chăm sóc bảo vệ cây.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh 1: Một số loại cây xanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài tập: đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Trẻ biết nghe theo hiệu lệnh của cô và thực hiện theo hiệu lệnh.
- Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan trong vận động.
2. kĩ năng:
- Trẻ biết đi nhanh chậm theo hiệu lệnh.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn cho trẻ qua hoạt động, trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, trẻ tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô.
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một số loại quả.
- Mỗi trẻ một gậy tập thể dục. 
- Sân tập bằng phẳng cho trẻ.
2 .Địa điểm: Sân tập .
3. Phương pháp:
- Quan sát
- Thực hành
- Đàm thoại
iii.tiến hành:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô kiểm tra sức khoẻ của trẻ.Nếu trẻ nào bị ốm, mệt cô cho trẻ ngồi quan sát các bạn tập.
- Để khoẻ mạnh để đi học cô và các bé cùng tập thể dục nhé!
* Nội dung:
1.Khởi động:
- Cô cho trẻ tập khởi động theo nhạc bài: kết hợp đi các kiểu đi.
- Nhận xét trẻ khởi động.
2.Trọng động:
2.1. Bài tập phát triển chung:
- Tay: hai tay đưa trước gập trứoc ngực
- Chân: đứng khuỵ chân trước chân sau.
- Bụng: đứng quay người 2 bên
- Bât: tách khép chân.
- Nhận xét trẻ tập.
2.2. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu vận động: đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát:
 + Lần 1: Làm trọn vẹn động tác.
 + Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích:
Chuẩn bị: đứng trước vạch chuẩn, mắt nhìn thẳng.
Thực hiện: Khi cô có hiệu lệnh sắc xô thì đi bình thường, khi cô lắc sắc xô mạnh thì trẻ đi nhanh, khi cô lắc nhẹ thì trẻ đi chậm lại.
- Cô mời một bạn tập mẫu cho cả lớp quan sát và nhận xét.
- Cô cho trẻ thực hiện:
 + Lần 1: cho lần lượt từng trẻ ở hai hàng thực hiện
 + Lần 2 :Cô bao quát sửa sai cho trẻ, trẻ còn chưa thực hiện được cô hướng dẫn trẻ tập chính xác.
 + Lần 3: cho trẻ nhắc lại tên vận động và tập lại thật chính xác.
- Nhận xét trẻ tập.
2.3. Trò chơi vận động: thu hoạch quả
- Cô cho trẻ đoán tên trò chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi: cô chia trẻ thành 2 đội chơi, thi đi thay đổi tốc độ để đi hái quả giúp các bác nông dân.
- Luật chơi: trẻ phải thực hiện theo hiệu lệnh sắc xô của cô, ai làm sai sẽ bị phạt.
- Cho trẻ chơi trong khỏang 3-5 phút, cô bao quát trẻ.
- Nhận xét.
3.Hồi tĩnh:
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân
* Kết thúc:
- Cô nhận xét trẻ tập.
- Hôm nay cô dạy các con vận động gì? Trò chơi gì?
- Cùng trẻ hát bài '' quả'' trò chuyện về gia đình của trẻ.
- Giáo dục trẻ.
- Trật tự nghe lời cô
- Vâng ạ !
- Khởi động.
- Lắng nghe.
- Tập các động tác cùng cô.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Nhận xét bạn tập.
- Trẻ tập dưới sự hướng dẫn của cô.
- Nhắc lại tên vận động: 
- Lắng nghe.
- Thu hoạch quả.
- Chơi cùng cô
...
- Lắng nghe.
- Đi nhẹ nhàng hồi tĩnh
- Lắng nghe.
Thứ 3 ngày 4 tháng 1năm 2011
Hoạt động chính::Toán: So sánh chiều rộng hai đối tượng. 
Hoạt động bổ trợ: phát triển nhận thức
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển ngôn ngữ
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết so sánh, phân biệt sự giống và khasc nhau giữa chiều rộng của hai đối tượng.
- Trẻ biết một số loại cây xanh.
- Phát triển khả năng tư duy, quan sát.
2. kĩ năng:
- Luyện kĩ năng so sánh rộng - hẹp.
- Phát triển tư duy lo gic cho trẻ, phát triển khả năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu quí biết bảo vệ cây xanh.
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một số bức ảnh về cây xanh.
- Nhạc bài '' em yêu cây xanh''
- Một số side trình chiếu trên máy vi tính.
- Hình ảnh trò chơi trên máy vi tính.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Trực quan
- Thực hành
- Quan sát
- Đàm thoại
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ xem trình chiếu một số hình ảnh về cây xanh trên máy tính.
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Chúng mình vừa xem gì?
+ Có những loại cây gì trên màn hình?
- Cô giáo dục trẻ yêu quí bảo vệ cây xanh.
- Hôm nay cô và các con cùng chơi trò chơi về những bức ảnh về cây xanh nhé.
1 . Ôn tập nhận biết sự giống nhau và khác nhau rõ nét về chiều rộng của hai đối tượng:
- Các hình ảnh của băng nơ được trình chiếu trên máy vi tính.
- Cô có băng nơ hình gì đây?
- Đâu là chiều dài của băng nơ?
- Đâu là chiều rộng của băng nơ?
- Cô đưa ra tiếp hình ảnh của băng nơ khác và hỏi trẻ: 
+ Đâu là chiều rộng của băng nơ ?
+ Hai băng nơ này có chiểu rộng bằng nhau không?
- Cô chồng hai băng nơ lên nhau.
- Vì sao con biết hai băng nơ này có chiều rộng không bằng nhau? ( Vì băng nơ hình hoa hồng thừa ra so với băng nơ hình hoa cúc.)
- Cô cất băng nơ hình hoa hồng đi, và chồng băng nơ hình hoa đào lên băng nơ hoa cúc.
- Hai băng nơ này thế nào với nhau? Vì sao?
- Cô chốt lại: băng nơ hình hoa đào và băng nơ hình hoa cúc có chiều rộng bằng nhau.
2. Dạy trẻ so sánh chiều rộng hai đối tượng:
- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi và gọi tên những đồ dùng trong rổ .
- Các con hãy chọn ra hai bức ảnh có chiều rộng bằng nhau để làm quà tết cho bạn búp bê nhé.
- Cô cho trẻ giơ bức ảnh lên, bây giờ chúng mình cùng kiểm tra lại xem có đúng hai bức ảnh này chó chiều rộng bằng nhau không nhé! ( Cô cho trẻ đặt chồng hai bức ảnh lên nhau ) 
- Có bức ảnh nào thừa ra không?
- Cô kết luận: hai bức ảnh có chiều rộng bằng nhau.
- Cô yêu cầu trẻ nhác lại kết quả: bức ảnh hoa cúc và hoa đào có chiều rộng bằng nhau.
- Cô cho trẻ cất đi một bức ảnh và lấy thêm một bức ảnh trong rổ so sánh xem hai bức ảnh có chiều rộng như thế nào với nhau.
- Hai bức ảnh này có rộng bằng nhau không?
- Cô cho trẻ chỉ và nhắc lại: bức ảnh hoa hồng rộng hơn bức ảnh hoa đào.
- Cô cho trẻ so sánh chiều rộng của bức ảnh hoa hồng với bức ảnh hoa cúc, bằng cách đặt trùng khít hai tấm ảnh lên nhau.
- Cô chốt lại về chiều rộng của hai đối tượng.
2. Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi: nhìn tinh đoán giỏi: Cô yêu cầu trẻ cất đi một bức ảnh , để lại hai bức ảnh mình thích. Nếu cô nói '' rộng bằng nhau thì trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình một bạn đo xem bức ảnh của mình và bạn có bằng nhau không.Nếu cô nói: không rộng bằng nhau thì những bạn có bức ảnh không rộng bằng nhau sẽ đứng về giữa lớp.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ'' họ nhà cam quýt'', khi có hiệu lệnh mới nhanh chóng chọn bạn theo yêu cầu của cô.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần, kiểm tra kết quả của trẻ sau mỗi lần chơi.
- Củng cố .
* Kết thúc:
- Cô cho trẻ tặng ảnh cho nhau.
- Cô giáo dục trẻ
- Vâng ạ.
- Quan sát.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Không ạ.
- Lắng nghe
- Lấy rổ gọi tên đồ dùng.
- Vâng ạ.
- Lắng nghe.
- Không ạ.
- Lắng nghe.
- Đọc thơ.
- Chơi.
- Lắng nghe.
Thứ 4 ngày 5 tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Văn học: Đồng dao: nhà tôi có một cây cau 
Hoạt động bổ trợ: phát triển ngôn ngữ
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển nhận thức
 phát triển thể chất.
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết bài ca dao về cây cau.
- Cảm nhận được nhịp điệu, vần điệu của bài ca dao.
2. kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Trẻ biết thể hiện giọng điệu của bài ca dao, ngắt nghỉ đúng nhịp.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quí, bảo vệ cây xanh. 
- Biết chăm sóc cây xanh.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một số side trình chiếu về cây xanh.
- Một số hình ảnh về bài ca dao
- Máy chiếu. 
- Máy tính xách tay.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Đọc diễn cảm 
- Đàm thoại
- Thực hành
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô cùng trẻ xem một số side trình chiếu về cây xanh?
- Những hình ảnh trên nói về gì?
- Cây xanh có ích lợi gì cho con người?
- Hôm nay cô dạy các con đọc một bài ca dao rất hay về cây cau , các con cùng lắng nghe nhé.
* Nội dung:
1.Bé nghe cô đọc đồng dao:
- Cô đọc lần 1: thể hiện ngôn ngữ tình cảm của bài đồng dao.
+ Cô đọc bài đồng dao nói về cây gì?
+ Đây là bài đồng dao nói vui về hình ảnh cây cau.
- Cô đọc lần 2: đọc kết hợp dùng phách tre gõ làm nhạc đệm.
- Cô giải thích cho trẻ hiểu : cây cau là hình ảnh rất gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam, từ xưa cây cau đã đi vào ca dao, dân ca Việt Nam.
- Cô đọc lần 3: đọc và chỉ cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ trên máy chiếu.
2. Trò chuyện cùng trẻ về bài đồng dao:
- Bài đồng dao nói về cây gì?
- Cây cau trong bài đồng dao được ví cao như thế nào?
- Hình ảnh cây cau xuất hiện trong bài đồng dao như thế nào?
- Các con có yêu quí hình ảnh cây cau không?
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quí, chăm sóc cây.
3. Bé đọc ca dao:
- Cô cho trẻ đọc thuộc bài đồng dao:
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Đọc theo tiết tấu to - nhỏ.
+ Thi đua các nhóm đọc ca dao.
+ Thi đua các tổ .
+ Cá nhân đọc.
- Cô sửa sai cho trẻ .
- Cô cho cả lớp đọc đồng dao sử dụng dụng cụ âm nhạc để gõ đệm.
- Nhận xết.
- Các con vừa đọc bài đồng dao gì?
* Kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học.
- Cho trẻ xem trình chiếu nội dung bài đồng dao.
- Cô giáo dục trẻ.
- Chơi cùng cô
- Lắng nghe
- Vâng ạ.
- Lắng nghe
- Cây cau.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát.
- Cây cau.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Có ạ.
- Đọc bài đồng dao dưới sự hướng dẫn của cô.
- Lắng nghe.
- Đồng dao về cây cau.
- Lắng nghe 
Thứ 5 ngày 6 tháng 1 năm 2011
Hoạt động chính: Khám phá khoa học: Bé hãy kể về rau xanh.
Hoạt động bổ trợ: phát triển nhận thức
 phát triển thẩm mĩ
 phát triển ngôn ngữ
I.mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm một số loại rau an lá, ăn củ, ăn quả .
- Trẻ biết ích lợi của rau xanh.
2. kĩ năng:
- Phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ.Rèn kĩ năng qua sát, so sánh.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu quí biết cham sóc bảo vệ rau xanh .
- Biết ăn nhiều rau để cung cấp vitamin cho cơ thể.
ii. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Một số side trình chiếu về các ô cửa để chơi tró chơi, một số loại rau.
- Máy chiếu.
- Hộp quà.
2 .Địa điểm: Lớp học.
3. Phương pháp:
- Trực quan
- Thực hành
- Quan sát
- Đàm thoại
iii. tổ chức hoạt động:
hoạt động của cô
hoạt động của trẻ
* Tổ chức lớp:
- Cô nói: xin chào các bé đến 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_the_gioi_thuc_vat_chu_de_nh.doc