Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Ngày hội của các cô giáo

I / MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN .

1 / Phát triển thể chất:

- Hình thành ở trẻ thói quen ăn uống hợp lí, ăn hết suất, ăn đúng giờ

- Lợi ích của việc luyện tập thể dục, lao động để giữ gìn sức khỏe đối với bản thân và những người trong gia đình bé.

- Biết lợi ích của ăn uống đủ chất đối với sức khỏe của trẻ và những người thân trong gia đình.

- Rèn một số kỹ năng vận động khéo léo, nhanh nhẹn của cơ thể qua các bài tập cơ bản, trò chơi vận động.

2 /Phát triển nhận thức:

 - Trẻ hiểu được cộng việc của mỗi thành viên trong gia đình.

- Biết mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.

- Biết ngày 20/11 là ngày hội của các thầy cô giáo.

- Biết gia đình bé là gia đình nhỏ hay lớn (đông hay ít con).

- Hiểu được những nhu cầu cần thiết của gia đình (phương tiện đi lại).

- Biết gia đình hạnh phúc là gia đình sống chung vui vẻ, hòa thuận, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Ngày hội của các cô giáo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trẻ đếm số lượng thầy, cô
6/ Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
III/Đánh Giá:
1.Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày
a/ Nội dung chưa dạy được và lý do
b/ Những thay đổi cần thiết
2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục) cần quan tâm chăm sóc giáo dục riêng(có thể kết hợp với gia đình)
.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC-GIÁO DỤC TRONG TUẦN .
Chủ đề nhánh: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH
Tuần thứ tư: Thực hiện từ 22/11/2010 -26/11/2010
I / MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN .
1 / Phát triển thể chất: 
 -Trẻ làm quen và gọi tên được một số loại thực phẩm thuộc 4 nhóm thực phẩm
 - Biết lợi ích của nhóm 4 thực phẩm 
 - Biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất đối với sức khỏe của trẻ và người thân 
 . trong gia đình
 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống., phải ăn chín uống sôi.. 
2 /Phát triển nhận thức: 
 -Trẻ biết được mọi người sống trong gia đình của mình là người thân của mình . .
 - Trẻ biết gia đình sống sum họp trong cùng một ngôi nhà
 - Trẻ biết công lao của ông bà, cha mẹ, anh chị của mình bằng cách học ngoan, chăm học
3 / Phát triển ngôn ngữ: 
-Trẻ biết sử dụng đúng và phát âm chuẩn khi gọi tên và giao tiếp với mọi người trong gia đình
- Biết lắng nghe và trả lời lịch sự, lễ phép với mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh.
- Biết mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với những người trong gia đình và mọi người xung quanh trẻ qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
4/ Phát triển tình cảm xã hội: 
- trẻ biết yêu thương và kính trọng mọi người trong gia đình mình
- Trẻ biết chia sẻ, cảm nhận được cảm xúc của mình với các thầy các cô
- Trẻ biết gíup đỡ cô giáo và mọi người xung quanh.
5/ Phát triển thẩm mĩ:
- Trẻ thể hiện được cảm xúc, tình cảm yêu thương của mình đối với mọi người xung quanh
- Trẻ biết yêu quí mọi người trong gia đình, bản thân mình, bạn mình và những người xung quanh trẻ.
Biết yêu thích tên gọi của mọi thành viên trong gia đình, tên mình, tên bạn và tên mọi người trong gia đình.
II / KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tên hoạt động
Thứ hai
 22/11/2010
Thứ ba
23/11/2010
Thứ tư
24/11/2010
Thứ năm
25/11/2010
Thứ sáu
26/11/2010
Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh 
* Đón trẻ, trò chuyện với trẻ và phụ huynh, điểm danh
 - Cô vui vẻ, hòa nhã đón trẻ vào lớp. cô hướng trẻ vào góc chơi mà trẻ thích, trẻ chơi tự do, cô bao quát góc chơi 
- Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định. Cô trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về việc học, chơi, về sức khỏe của trẻ.
* Điểm danh: cô điểm danh các cháu nào đi hoc, cháu nào nghỉ.
* Thể dục buổi sáng: 
Cơ hô hấp 4: Tiếng còi tàu
Cơ tay vai 6: Hai tay thay nhau quay dọc thân
Cơ lưng, bụng 1: Ngồi duỗi chân cúi gập người về trước
Cơ chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục
Cơ bật nhảy 2 : Bật nhảy tại chỗ
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
G D A N: 
Hát + vỗ tay theo nhịp “Cả nhà thương nhau” 
-Nghe hát “Cho con” 
-TCAN: Nghe tiếng hát bé về nhà
-
 THỂ DỤC 
Tung bóng lên cao và bắt bóng
VĂN HỌC: Thơ “Mưa”
TẠO HÌNH 
Vẽ đồ dùng trong gia đình
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Phân loại đồ dùng theo công dụng chất liệu gỗ, sứ, sắt thủy tinh 
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đếm đến 3. nhận biết các nhóm có 3 đối tượng
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có chủ đích: cho trẻ quan sát tranh ảnh về một số đồ dùng làm bằng gỗ
TCVĐ: 
Tìm nhà
-Chơi tự do .
Hoạt động có chủ đích: cho trẻ quan sát một số đồ dùng trong gia đình làm bằng nhựa
TCVĐ: 
- Chơi tự do
-Hoạt động có chủ đích:
 Quan sát một số tranh vẽ về một số đồ dùng trong gia đình
TCVĐ: 
 Chim về tổ
-Chơi tự do
Hoạt động có chủ đích 
Trò chuyện một số đồ dùng để ăn, để uống
TCVĐ: Cáo và thỏ
- Chơi tự do
.
-Hoạt động có chủ đích: trò chuyện một số đồ dùng trong gia đình làm bằng thủy tinh
TCVĐ: 
 Mèo đuổi chuột
- Chơi tự do
Hoạt Động góc
Góc xây dựng: Xây dựng nhà của bé
- Yêu cầu: Trẻ tái tạo và phản ánh được quang cảnh ngôi nhà của mình đang sống, trẻ biết sử dụng các khối gỗ, đồ dùng, vật liệu khác nhau để xây ngôi nhà của mình, biết phối hợp các nhóm chơi khácvà sử dụng công trinh và trò chơi
- Chuẩn bị: Một số đồ dùng, đồ phế liệu, đồ chơi, gạch, khối gỗ xây dựng cho trẻ chơi xây nhà
- Tổ chức hoạt động: Cô gợi ý cho trẻ nhớ lại ngôi nhàcủa trẻ có những phần nào, cách xây như thế nào, cô giúp trẻ hiểu về cấu trúc, tổng thể và từng phần của ngôi nhà . cô gợi ý để trẻ xây thêm các chi tiết phụ như: hàng rào, cây xanh, ghế đá
 + Cô giúp trẻ phân công việc, ai sẽ xây hàng rào, ai là ngương xây trường, ai sẽ nặn một số đồ chơi, ai trồng cây xanh, bồn hoa. vvv
 + Cô bao quát giúp trẻ kịp thời, nhắc nhở trẻ khi sắp hết giờ để trẻ hoàn thành nhanh công trình xây dựng
- Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
Góc phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình
- Yêu cầu: trẻ biết thể hiện được vai các thành viên trong gia đình của mình 
- Chuẩn bị: một số loại đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để ăn, để uống, để nấu
- Tổ chức hoạt động: cô cho trẻ vào góc chơi, cho trẻ biết công việc mình cần phải làm công việc gì . ai đóng vai bố, vai mẹ, vai anh, vai bé
- Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
Góc thư viện: Xem sách theo chủ đề
- Yêu cầu: Trẻ biết cách xem tranh truyện, hình ảnh về các thành viên trong gia đình
- Chuẩn bị: Một số tranh chuyện nội dung theo chủ điểm một số tranh ảnh về thầy cô
- Tổ chức hoạt động: cô hướng trẻ vào góc chơi, nhắc trẻ tư thế ngồi, cách lật sách để xem, cách xem ảnh và gợi hỏi một số cau hỏi theo nội dung tranh
- Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
Góc nghệ thuật: Cắt dán hoa, vẽ hoa tặng cô, nặn theo ý thích
- Yêu cầu:Trẻ cắt dán hoa, vẽ hoa tặng cô, trẻ biết nặn theo ý thích
- Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về người thân, kéo, hồ dán, đất nặn, bảng, đĩa
- Tổ chức hoạt động: cô hướng trẻ vào góc chơi, cô gợi ý giúp trẻ biết cách vẽ cắt và dán hoa để tặng cô, thầy của mình, cô gợi ỳ để trẻ nhớ lại các kỹ năng nặn và nặn theo ý thích của trẻ, nhưng hướng trẻ vào chủ điểm.
 - Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
Góc thiên nhiên: Đóng vai bác làm vưởn trồng hoa để dành tặng cô
- Yêu cầu: Trẻ biết thể hiện vai bác làm vưởn trồng hoa 
- Chuẩn bị: Đất trồng, giống hoa để trồng
- Tổ chức hoạt động: Cô hướng trẻ vào góc chơi, giúp trẻ phân vai chơi.và gợi ý để trẻ biết cách trồng hoa
- Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
Góc khoa học: Ruôn cát vào lọ
- Yêu cầu: Trẻ biết cách ruôn cát vào lọ một cách khéo léo
- Chuẩn bị: Chai lọ, cát
- Tổ chức hoạt động: Cô cho trẻ về góc chơi, hướng dẫn cháu cách ruôn cát vào lọ sao cho khéo léo, không bị đổ ra ngoài, nhắc trẻ không ném cát vào bạn.
Cô bao quát cháu
- Kết thúc: Thu dọn đồ dùng
Trò chơi dân gian
Lộn cầu vồng :
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành từng đôi đối diện nhau, đu dưa tay sang 2 bên theo nhịp đọc: “Lộn cầu vồng, nước tronh nước chảy , có cô mười bảy , có chị mười ba, hai chị em ta cùng lộn cầu vồng” đến câu cuối trẻ lộn 1 vòng (xoay lưng vào nhau rồi xoay mặt vào nhau)
Kéo cưa lừa xẻ: 
Cách chơi: Cô cho lần lượt 2 trẻ nắm tay nhau giả làm người kéo cưa và đọc thơ: “Khéo cưa lừa xẻ, ông thợ nào khỏe , về ăn cơm vua,ông thợ nào thua,về ăn cơm làng,ông thợ lang thang , về bú tí mẹ” Ai bị kéo từ “về bú mẹ” thì thua và nghỉ 1 lần chơi
Nu na nu nống: 
Cách chơi: Cô cho các cháu ngồi thành vòng tròn,hai chân duỗi thẳng, cử một bạn làm quản trò, bạn quả trò chọn một chân bất kì nào đó, dùng tay đập vào và đọc “nu na nu nống, đánh trống phất cờ, mở cuộc thi đua, thi chân sạch sẽ, chân ai đẹp đẽ, gót đỏ hồng hào,không bẩn tí nào được vào đánh trống”.đọc dến từ nàolại đập vào một chân khác theo chiều từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.Đập đến chân nào cuối cùng thì quay lại đập tiếp, chữ “trống” rơi vào chân ai, chân ấy được co vào không phải đập tiếp, quản trò lại chọn 1 chân bất kì và đọc, bạn nào còn 1 chân cuối cùng không co lại là thua cuộc
xòe tay.
Trò chơi vận động
Bé làm thợ xây nhà :
Cách chơi: Cô chia trẻ thành các nhóm
Cho trẻ xếp hàng dọc sau vạch xuất phạt, khi nghe hiệu lệnh của cô,trẻ chạy lượn vòng dích dắc qua các chướng ngại vật, chạy đến các ô kẻ săn bật tách khép chân.Sau đó chạy đến các khối gỗ xây dựng, cầm bất kì một khối gỗ chạ đén khu vực xây dựng xếp thành mô hình trẻ thích(nhà, xe, ôtô)rồi chạy về xếp cuối hàng. 
Chuyển gạch xây nhà
Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Cho trẻ đứng hàng dọc dưới vạch mức xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ lấy rổ, đựng vào một viên gạch, sau đó đội lên đầu đi đến chỗ cô qui định, nhưng không đuợc làm rơi rổ gạch,1 bạn sẽ làm thợ xây lấy những viên gạch bạn chuyển đến để xây nhà, đội nào xây được nhiều nhà hơn đội đó thắng. 
Hoạt động khác
Lễ giáo :
	- Dạy cháu biết chào cô, cha mẹ khi đến lớp và khi đi học về
	- Biết đoàn kết, chơi ngoan cùng bạn
- Biết giữ gìn những đồ dung trong gia đình
 Dạy trẻ tiết kiệm năng lượng:
-Cô nhác trẻ phải biết sử dụng tiết kiệm năng lượng không lãng phí năng lượng như điện, nước 
-Dạy trẻ tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, sử dụng nước không được lãng phí
Vệ sinh, nêu gương
- Cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân.
- Cho trẻ tự nhận xét hôm nay cháu có ngoan không,bạn nào ngoan , bạn nào chưa ngoan.
- Cô nhận xét, khuyến khích cháu nào ngoan, nhắc nhở động viên cháu nào chưa ngoan.
Trả trẻ 
- Cho trẻ hát chào cô ra vế.
- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân của trẻ
- Trẻ lễ phép chào hỏi cô và người đến đón ra về
Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch
	Phạm Thị Hồng Vân
.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 22 tháng 11năm 2010
Chủ đề nhánh: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH	
Hoạt động học có chủ đích: PT Thẩm Mĩ
Hoạt động: ÂM NHẠC
 Đề tài: HÁT + Vỗ tay theo nhịp: Cả nhà thương nhau
 Nghe hát: Cho Con
 Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng hát, bé về nhà
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1/ Kiến thức: 
Trẻ thuộc bài hát và thể hiện bài hát với phong cách, âm điệu vui tươi hồn nhiên
2/ Kỹ năng: 
Trẻ hát và vận động vỗ theo nhịp bài hát “Cả nhà thương nhau”. Vận động nhịp nhàng theo lời bài hát
3/ Thái độ: 
Giáo dục trẻ biết yêu thương, vâng lời cha mẹnh. 
 II/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục buổi sáng:
- Đón trẻ: Cô đón trẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_choi_chu_de_nhanh_ngay_hoi_cua_cac_co.doc