Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Con vật bé yêu - Đề tài: Dạy hát bài: Ai cũng yêu chú mèo

II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:

1.Đón trẻ, thể dục sáng, trò chuyện đầu giờ,điểm danh, :

- Cô đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, chào người thân khi đến lớp

- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, cất đồ dùng, cất dép vào đúng nơi quy định

- Hướng dẫn trẻ vào chỗ ngồi

- Thể dục sáng: Hướng dẫn cháu ra sân xếp hàng tập theo bài tập thể dục tháng 02.

- Điểm danh:Theo thứ tự trong sổ theo dõi

2. Hoạt động có chủ đích 1:

2.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:

* Không gian tổ chức : - Trong lớp học

- Đồ dùng phương tiện : Băng nhạc, sắc xô, trống, kèn , tranh vẽ con mèo .

2.2. Phương pháp cho hoạt động có chủ đích

- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, thực hành

 

doc63 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Con vật bé yêu - Đề tài: Dạy hát bài: Ai cũng yêu chú mèo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không bị lem ra ngoài )
+ Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định .
+ Luyện kỹ năng sử dụng bút tô màu , cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, cách giữ giấy và tô màu 
+ Trẻ biết cách chơi và hứng thú với trò chơi.
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý con vật 
II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1.Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ,điểm danh, thể dục sáng:
- Trẻ đến lớp cô hưỡng dẫn trẻ chào ông bà, bố mẹ và chào cô
- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, cất đồ dùng, cất dép vào đúng nơi quy định
- Hướng dẫn trẻ vào chỗ ngồi
- Thể dục sáng: Hướng dẫn cháu ra sân xếp hàng tập theo bài tập tháng 3.
- Điểm danh: Theo thức tự trong sổ theo dõi
2. Hoạt động có chủ đích 1:
2.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
- Địa điểm: Trong lớp học
- Đồ dùng dạy học: Băng nhạc, tranh mẫu của cô.
+ Tranh các con vật chưa tô màu 
+ Sáp màu để vẽ và rổ đựng màu, giá treo tranh của trẻ 
+ Chuẩn bị sân tập cho trẻ thoáng mát sạch sẽ, 
2.2. Phương pháp cho hoạt động có chủ đích
- Phương pháp dùng lời , sử dụng đồ dùng trực quan
2.3 . Tiến hành tổ chức cho hoạt động có chủ đích 1.
a, Mở đầu hoạt động :
- Cho trẻ hát : Gà trống, mèo con và cún con 
+ Đàm thoại về bài hát 
b, Hoạt động trọng tâm
* Quan sát và đàm thoại tranh mẫu :
Cô có bức tranh mà cô đã tô màu đấy, các con cùng xem với cô .
Cô có gì đây ?
Các con nhìn xem con các con vật cô tô màu gì , cô tô như thế nào ? ( đàm thoại về màu của các con vật )
Đây là bức tranh mà cô đã tô màu, để tô được bức tranh đẹp cô tô từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, cô tô không bị lem ra ngoài .
Các con có muốn tô đẹp như cô không ?
Để tô bức tranh đẹp các con ngồi ngay ngắn, cầm bút bằng tay phải và bằng 3 đầu ngón tay, khi tô các con nhớ tô từ trái sang phải nhé.
+ Trẻ thực hiện :
Con tô màu gì? Tô như thế nào ?.
Cô mở nhạc cho trẻ tô
Báo sắp hết giờ
Báo hết giờ
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm 
Con thích bức tranh nào nhất, tại sao con thích ?
- Cô nhận xét các bài tốt và động viên các bài chưa tốt
c, Kết thúc hoạt động : Nhận xét - tuyên dương
3. Hoạt động cho chủ đích 2:
3.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
* Không gian tổ chức : Ngoài sân trường 
- Đồ dùng phương tiện : 6 túi cát , phấn , vòng ,gậy, rổ .
3. 2 .Phương pháp cho hoạt động có chủ đích 2 :
- Phương pháp hướng dẫn , thực hành 
3.3 . Tiến hành tổ chức cho hoạt động có chủ đích 2:
a, Khëi ®éng: - Cô cùng trẻ đi theo vòng tròn và kết hợp các kiểu đi , đi bằng gót chân, mũi bàn chân , đi bình thường cho trẻ đi nhanh, đi chậm, chạy - > chuyển thành 3 hàng dọc -> thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
b.Trọng động : 
* Bài tập phát triển chung :
+ Động tác hô hấp : Thổi bóng bay ...
+ Động tác tay : Hai tay đưa trước ngực lên cao, ( 2 l x 8 n)
+ Động tác bụng lườn : Hai tay chống hông quay người sang 2 bên , cúi người tay chạm mũi bàn chân ( 2 l x 8 n)
+ Động tác bật : Bật nhảy chụm tách chân
* Vận ®éng c¬ b¶n : 
Cho 2 hàng đứng quay mặt vào nhau 
+ Giới thiệu tên vận động : Đến Trường mầm non ngoài việc học tập, múa hát, đọc thơ, kể chuyện các con còn được tập thể dục để rèn luyện cơ thể ngày càng khỏe hơn nữa. Hôm nay các con cùng tập" Ném xa “.
+ Cô làm mẫu 2 lần : 
- Cô thực hiện mẫu lần không phân tích .
- Lớp quan sát.
Lần 1 : Cô làm mẫu không phân tích 
Lần 2 : Cô vừa làm mẫu vừa kết hợp phân tích : Từ đầu hàng cô lại rổ cầm túi cát bằng tay phải cô bước lại vạch xuất phát cô đứng chân trước chân sau , mắt nhìn về phía trước tay ném thật xa, sau đó cô lên nhặt túi cát và bỏ vào rổ 
+ Tiến hành cho trẻ tập :
 Lần 1 : Chọn 2 trẻ khá lên tập 
Lần 2 : Cho 2 trẻ đứng đầu hàng lên tập và cứ lần lượt cho đến hết hàng . 
Trong khi trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ và động viên . 
Cô hỏi trẻ : Các con vừa được tập bài tập gì ? ( Bài tập ném xa ) 
Sau đó cô gọi 2 trẻ khá lên tập lại cho cả lớp xem .
c. Trß ch¬i vËn ®éng: 
Cô giới thiệu tên trò chơi : Mèo và chim sẻ . 
- Cách chơi : 1 Trẻ làm mèo , các bạn còn lại làm chim sẻ. Các chú chim sẻ xuống sân kiếm ăn, khi nghe tiếng mèo kêu meo meo thì các chú chim sẻ phải chạy thật nhanh về chuồng . Nếu chú chim sẻ nào chạy chậm sẽ bị mèo bắt và nhảy lò cò .
- KhuyÕn khÝch trÎ ch¬i – bao qu¸t trÎ ch¬i 
* Ho¹t ®éng 3: Håi tÜnh
Cho trÎ ®i l¹i nhÑ nhµng lµm chim bay, cß bay 
4. Hoạt động ngoài trời 
+ Dạo quanh sân trường
+ Trò chơi : Con thỏ
+ Cô bao quát trẻ chơi 
5. Hoạt động chuyển tiếp: 
+ Đọc thơ : Con mèo mà trèo cây cau.
6. Hoạt động góc :
* Góc phân vai : Chơi bán hàng, nấu ăn 
* Góc xây dựng : Xây dựng trang trại chăn nuôi
* Góc thư viện : Xem tranh các con vật
* Góc học tập : Tô màu, xé dán các con vật
* Góc âm nhạc : Nghe hát con heo đất, hát gà trống , mèo con và cún con
* Góc thiên nhiên : Lau lá, tưới cây 
7. Vệ sinh ăn trưa – ăn phụ chiều:
- Rèn cho trẻ thói quen tự vệ sinh trước, trong, sau khi ăn.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, rửa mặt, lau miệng, súc miệng sau khi ăn và rửa mặt, đánh răng sau khi ngủ dậy
- Trẻ biết mời cô và mời các bạn trước khi ăn cơm.
- Trẻ biết gọi tên các món ăn trong ngày
- Động viên trẻ ăn hết suất, không làm đổ cơm và làm rơi vãi ra sàn nhà
- Trong khi ăn cơm không nói chuyện, tự biết cầm thìa xúc ăn.
8. Hoạt động chiều.
- Làm quen kiến thức mới 
- Thực hành vệ sinh cá nhân
- Nhận xét , bình cờ
9. Trả trẻ 
- Trả trẻ đúng thời gian quy định
- Vệ sinh sạch sẽ trước khi trả trẻ.
- Trẻ chơi tự do
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày.
III/ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
----------------- Ë- Ë- Ë ---------------------
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHĂM SÓC – GIÁO DỤC "MỘT NGÀY TÍCH HỢP"
Thời gian thực hiện : Thứ 5 ngày 03 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : Con vật nuôi ( gia súc )
Hoạt động có chủ đích : Làm quen với toán 
Phân biệt nhiều hơn, ít hơn về số lượng giữa 2 nhóm con vật.
I/MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
* Cung cấp kiến thức – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục tình cảm, hành vi phù hợp cho từng độ tuổi:
- Trẻ biết đếm, nhận biết đúng nhóm có số lượng nhiều hơn, ít hơn .
- Luyện cho trẻ kỹ năng đếm và nhận biết đúng nhóm nhiều hơn, ít hơn 
- Giáo dục trẻ yêu quý các con vật nuôi trong gia đình
II/CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1.Đón trẻ, thể dục sáng, trò chuyện đầu giờ,điểm danh, :
- Cô đón trẻ niềm nở với phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, chào người thân khi đến lớp
- Rèn cho trẻ thói quen tự phục vụ, cất đồ dùng, cất dép vào đúng nơi quy định
- Hướng dẫn trẻ vào chỗ ngồi
- Thể dục sáng: Hướng dẫn cháu ra sân xếp hàng tập theo bài tập thể dục tháng 03.
- Điểm danh : Gọi tên thứ tự trong sổ theo dõi hàng ngày 
2. Hoạt động có chủ đích 1:
2.1. Chuẩn bị môi trường cho hoạt động có chủ đích:
* Không gian tổ chức : - Trong lớp học
- Đồ dùng phương tiện : Mỗi trẻ 2 lô tô con chó, 3 lô tô con heo , 
Của cô : giống của trẻ nhưng to hơn, 1 số con vật có số lượng 2,3 .
2.2. Phương pháp cho hoạt động có chủ đích :
- Phương pháp dùng lời , giảng giải , thực hành 
2.3 . Tiến hành tổ chức cho hoạt động có chủ đích .
a, Mở đầu hoạt động :
- Cho trẻ chơi trò chơi : Bắt chước tiếng kêu của con vật
Cô cho trẻ tìm đồ vật có số lượng ít và nhiều để trẻ so sánh 
b, Hoạt động trọng tâm :
- Tạo nhóm nhiều hơn, ít hơn . ( con lợn và con chó ) 
+ Cô có con gì đây ? ( con lợn )
+ Các con đếm xem có bao nhiêu con lợn ?
+ Cô có con gì nữa đây ?
+ Có bao nhiêu con chó ?
+ Các con thấy số con chó và số con lợn thế nào ? 
- Số nào nhiều hơn, số con nào ít hơn ?
( số con lợn nhiều hơn , số con chó ít hơn )
Phân biệt nhiều hơn, ít hơn nhóm con vật thuộc gia cầm và nhóm thuộc gia súc 
* Cô xếp con gà – con ngỗng – con vịt lên bảng và hỏi trẻ : 
- Các con quan sát xem có bao nhiêu con vật thuộc nhóm gia cầm ( có 3 con ) 
- Cô xếp con chó – con lợn lên bảng và hỏi trẻ :
- Có bao nhiêu con vật thuộc nhóm gia súc ( có 2 con vật )
- Các con xem số lượng nhóm con nào nhiều hơn , nhóm con vật nào ít hơn 
( nhóm con vật gia cầm nhiều hơn , nhóm con vật gia súc ít hơn )
* Cho trẻ thực hành : 
Các chú lợn đã đói bụng rồi các con xếp các chú lợn ra cho cô nào , sau đó xếp cho cô 2 con chó bên dưới chú lợn 
* * * ( con lợn )
* * ( con chó )
Các con xem số con lợn và con chó thế nào ? nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn , ít hơn là mấy con ?
Cho trẻ đếm số con lợn 1 - 2 - 3 
Cho trẻ đếm con chó 1 - 2
( Nhóm con lợn nhiều hơn , nhóm con chó ít hơn )
Cho trẻ đếm số lợn , số chó và cất vào rổ 
+ Cho trÎ t×m xung quanh líp cã nh÷ng ®å vËt , con vËt nµo cã sè l­îng nhiÒu h¬n Ýt h¬n 
* Luyện tập : Cho trẻ tạo nhóm nhiều hơn, ít hơn các bạn trong lớp 
Tạo nhóm giữa các bạn trai và bạn gái ( nhiều hơn , ít hơn )
* Kết thúc hoạt động : 
Nhận xét – tuyên dương trẻ 
3. Hoạt động ngoài trời: 
- Quan sát thời tiết
- Trò chơi : Mèo đuổi chuột
- Cô bao quát trẻ chơi
4. Hoạt động chuyển tiếp.
- Hát : Rửa mặt như mèo
5/ Hoạt động góc :
- Góc xây dựng : Xây trang trại chăn nuôi.
- Góc phân vai : Chơi bán hàng, nấu ăn
- Góc học tập : Tô màu con vật thuộc nhóm gia súc 
- Góc thư viện : Xem tranh về các con vật 
- Góc nghệ thuật : Hát bài hát “ Một con vịt, con gà trống , gà trống, mèo con và cún con
- Góc thiên nhiên : Lau lá , tưới cây 
6. Vệ sinh ăn trưa – ngủ trưa - ăn phụ chiều:
- Rèn cho trẻ thói quen tự vệ sinh trước, trong, sau khi ăn.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, rửa mặt, lau miệng, súc miệng sau khi ăn và rửa mặt, đánh răng sau khi ngủ dậy
- Trẻ biết mời cô và mời các bạn trước khi ăn cơm.
- Trẻ biết gọi tên các món ăn trong ngày
- Động viên trẻ ăn hết suất, không làm đổ cơm và làm rơi vãi ra sàn nhà
- Trong khi ăn cơm không nói chuyện, tự biết cầm thìa xúc

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_con_vat_be_yeu_de_tai.doc