Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Chủ đề nhánh 2: Đất nước mến yêu

I/ YÊU CẦU:

 - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ.

 - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần

 - Biết được chủ điểm mới trong tuần mình sắp học.

II/ TIẾN HÀNH:

- Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét.

- Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ.

- Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm.

- Đọc thơ : “Cháu hứa với cô”

- Trẻ đoán thời tiết trong ngày?

- Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy?

- Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan.

 + Đi học đều, đúng giờ.

 + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch.

 + Không xả rác trong lớp.

 + Chú ý lên cô.

- Hát “ Yêu Hà Nội”

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ - Chủ đề nhánh 2: Đất nước mến yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thắp nhan cần đi ở đâu? 
- Ở dưới người ta trồng gì?
- Xung quanh hồ là gì?
- Trong chùa thờ phật nào?
- Tóm ý: Chùa được xây ở 1 nơi yên tĩnh thoáng mát, xung quanh có hàng rào che chắn, dưới hồ người ta trồng nhiều sen rất thơm, có 1 cầu thang để đi vào chùa thắp nhan, ở đây thờ phật nghìn tay, không khí trong lành thanh thản, mát mẻ.
- Bây giờ cô cháu ta cùng đi qua ngã tư đường phố vào lăng Bác nhé!
- Hát “em đi qua ngã tư đường phố”
- Đây là nơi nào?
- Đọc từ : Lăng Bác.
- Trước cổng có gì?
- 2 chú công an mặc đồ gì?
- Các chú công an làm nhiệm vụ gì?
- Bên cạnh chú công an đứng có gì?
- Đây là gì?
- Ở giữa sân có gì?
- Tóm ý: Lăng Bác là nơi nằm nghỉ của Bác khi Bác mất đi nhân dân ta đã xây nên cái lăng để đặt Bác nằm nghỉ trong lăng, để cho con cháu đời sau vẫn còn nhìn thấy Bác, để Bác mãi mãi sống với nhân dân. Nhân dân cả nước ở khắp mọi miền đều tỏ lòng yêu kính Bác, đem những loại cây quý hiếm đến để trồng quanh lăng Bác như: cây tùng, cây tre, hoa mắt ngọctrước sân còn có cỏ lót sân, cột cờ, lẳng hoa, và các chú công an ngày đêm canh giữ nơi này để Bác được yên tĩnh nghỉ ngơi.
- Ngoài ra ở Hà Nội còn có công viên Thủ Lệ, gò Đống Đa, nhà hát kịch Hà Nội.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi “ Những miền đất mến yêu”
- Cho cháu chơi trò chơi : “Những miền đất mến yêu”
- Cách chơi: Cô cho cháu xung phong kể tên về những địa danh, danh lam, thắng cạnh đẹp của đất nước mà trẻ biết.
* HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Chúng ta vừa trò chuyện về gì?
- Thủ đô Hà Nội là nơi rất đẹp có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà ai cũng thích đến đó để tham quan, các con cố gắng học thật giỏi có thật nhiều hoa bé ngoan để góp phần cho đất nước ta thêm đẹp hơn nữa. 
-Cháu hát
-Thủ đô
-Tháp Rùa, lăng bác, sông Hồng.
-Máy bay
-Hồ Gươm
-Đọc từ
-Trẻ trả lời
-Tháp Rùa
-Gò đất, cỏ.
-Cầu Thê Húc
-Cong như con tôm
-Đền Ngọc Sơn
-Cây xanh
-Hát “em tập lái ô tô”
-Chùa một cột
-Vì chùa được xây trên 1 cây cột to
-Cầu thang
-Hoa sen
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ hát
-Lăng Bác
-Trẻ đọc từ
-Các chú công an
-Trẻ trả lời
-Canh giữ lăng Bác
-Lẳng hoa
-Cây xanh
-Cột cờ
- Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
-..
IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Bây giờ cô cháu ta cùng về góc xây dựng xây lăng Bác nhé!
Thứ ba ngày 01 tháng 05 năm 2012
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : NÉM XA BẰNG 1 TAY – BẬT CHỤM TÁCH CHÂN
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ biết ném xa bằng 1 tay – bật chụm tách chân.
- Phát triển cơ tay, cơ chân cho trẻ. 
- Giáo dục trật tự trong giờ học biết đoàn kết với bạn. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. 
II/ CHUẨN BỊ:
 - Vạch chuẩn.
 x x x x x x x x x x x 
 x
 x
 x x x x x x x x x x 
 - Băng nhạc, trống lắc.
 - Tích hợp: MTXQ, AN
III/TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
Cháu ngồi gần cô, hát bài “Quê hương tươi đẹp”
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?
- Quê hương chúng ta là quê hương gì thế?
- Đất nước ta có dạng hình gì vậy?
- Quốc Kỳ nước ta có màu gì? Hình gì?
- Các con có biết ý nghĩa của Quốc Kỳ nước ta là gì không?
- Màu cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam máu đỏ da vàng với thật nhiều chiến công anh dũng trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày nay, được hưởng cuộc sống yên vui các con sẽ làm gì để xứng đáng với sự hi sinh cao cả của ông cha ta ngày trước?
- Vì vậy các con nhớ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với cha ông ta và xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các con nhé!
- Bây giờ đã đến giờ học rồi ,các con cùng cô tập thể dục để cho khỏe các con mạnh các con nhé!
- Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều. (Tập kết hợp với bài hát “Con cào cào”)
- Trẻ hát
- Quê hương ..
- Việt nam
- Chữ S
- Màu đỏ..
- Trẻ trả lời
- Cháu đọc bài thơ “xếp hàng”
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động.
*Bài tập phát triển chung:
- Tay - vai 1 : Đánh xoay tròn hai vai (6/4N)
- Lưng- bụng 1 : Đứng cúi người về trước (4/4N) 
- Chân 3: Đứng nhún chân khuỵu gối (4/4N) 
Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện.
*Vận động cơ bản: “Ném xa bằng 1 tay – bật chụm tách chân”
- Các con ơi! Phía truớc các con có gì?
- Các con biết không, hôm nay cô sẽ cho lớp mình thực hiện một vận động đó là vận động “ Ném xa bằng 1 tay ”
- Cho trẻ nhắc tên vận động.- bật chụm tách chân
* Vận động 1: Ném xa bằng 1 tay
- Ai biết ném như thế nào lên thực hiện cho cô và các bạn xem đi!
- Trẻ thực hiện, cô kết hợp phân tích.
TTCB: Đứng sau vạch chuẩn
1. Đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa ra trước, cao ngang tầm mắt.
2. Đưa tay từ trước xuống dưới, ra sau đưa lên cao, đồng thời người hơi nghiêng về sau.
3. Dùng sức ném mạnh túi cát về trước, người hơi chồm theo.
- Mời 2 cháu xung phong lên thực hiện cho lớp xem
- Cho lần lượt cả lớp thực hiện.
- Cô chú ý sửa sai kịp thời.
- Mời cháu thực hiện tốt , chưa tốt lên thực hiện
* Vận động: Bật chụm tách chân
- Tiếp theo là vận động bật chụm tách chân, vậy bạn nào biết vận động như thế nào, lên vận động cho cô và các bạn xem đi nào?
- Trẻ thực hiện, cô kết hợp phân tích.
+Chuẩn bị: Đứng khép chân, hai tay chống hông, nhảy chụm 2 chân vào ô thứ nhất, nhảy tách 2 chân vào ô thứ 2, nhảy chụm vào ô thứ 3... tiếp tục cho đến hết rồi về chỗ. Chú ý khi thực hiện các bước nhảy liên tục và chân không dẫm vào vạch.
- Mời 2 trẻ xung phong lên thực hiện .
- Lần lượt cho trẻ thực hiện đến hết lớp.
- Cô bao quát, động viên, sửa sai.
- Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại.
HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ thực hiện các động tác hồi tĩnh trên nền nhạc “con công”
- Trẻ tập theo cô.
- Trẻ nhắc tên bài
- Trẻ vận động
- Trẻ lên thực hiện
-Trẻ thực hiện.
- Trẻ lên vận động
- Trẻ thực hiện
IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI:
 Chơi “uống đá chanh”
Thứ tư ngày 02 tháng 05 năm 2012
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Đề tài : TRUYỆN: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I/ YÊU CẤU
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi.
- Rèn kĩ năng ngôn ngữ cho trẻ, tình cảm yêu quê hương đất nước với truyền thống yêu nước của dân tộc.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh minh họa
- Bảng, phấn
- Tích hợp: Âm nhạc “em yêu thủ đô”, LQCC.
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Gây hứng thú gợi mở trẻ
- Cho trẻ hát bài “Yêu Hà Nội”
- Hà Nội là gì của nước Việt Nam?
- Thế, ở Hà Nội có những danh lam nào?
- Tháp Rùa nằm ở đâu?
- Vì sao người ta gọi là Hồ Gươm? Để trả lời cho câu hỏi này các con nghe cô kể câu chuyện “sự tích Hồ Gươm” nhé!
-Trẻ hát
-Thủ đô
-Trẻ trả lời.
- Hồ Gươm
HOẠT ĐỘNG 2: Cô kể mẫu
- Cô kể 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh.
- Cô vừa kể vừa gợi hỏi trẻ về tình tiết sắp tới của câu chuyện.
-Cháu ngồi nghe cô kể chuyện.
HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại - Trích dẫn 
- Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh?
- Những người lính kéo lưới được gì?
- Ai mang gươm thần của Long Quân cho ông Lê Lợi mượn ?
- Đúng rồi, Rùa Vàng mang gươm thần của Long Quân cho ông Lê Lợi mượn đánh giặc Minh.
- Có gươm thần ông Lê Lợi đánh giặc Minh ra sao?
- Giặc Minh đã thua như thế nào?
- À, từ khi có gươm thần ông Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, giặc chết, đầu hàng, bỏ chạy về nước và ông Lê Lợi lên làm vua. 
- Khi đi dạo trên hồ vua Lê gặp ai?
- Rùa Vàng làm gì khi gặp vua?
- Rùa Vàng nói gì với vua?
- Vua trả gươm thần cho Rùa Vàng như thế nào?
- Vua làm gì để nhớ ơn Rùa Vàng?
- Khi trả gươm xong vua đổi tên hồ thành gì?
- Cô tóm ý: Vua Lê trả gươm thần lại cho Long quân, Rùa Vàng ngậm gươm thần lặng sâu xuống dưới hồ, nhà vua đã cho xây Tháp Rùa ở giữa hồ để thờ Rùa Vàng, rồi đổi tên hồ thành Hồ Hoàn Kiếm.
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Câu chuyện sự tích Hồ Gươm dựa theo lời kể của cô Thu Thủy.
- Cô viết tên câu chuyện lên bảng, cô đọc – trẻ đọc.
- Giáo dục: Các con thấy không đây là 1 trong những di tích lịch sử có ở thủ đô Hà Nội, còn nhiều di tích khác có ở đây với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh Gióng, chùa Một cột, Đền thờ vua Hùng các con muốn đến đó tham quan thì cố gắng học thật giỏi lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé!
HOẠT ĐỘNG 4: “kể chuyện sáng tạo.”
-Cô sẽ tổ chức cho các con chơi kể chuyện sáng tạo theo tranh, các con có thích không?
-Cô chia lớp ra làm 2 đội lên kể chuyện sáng tạo theo tranh.
-Cô nhận xét chung
-Ông Lê Lợi
-Thanh gươm thần
-Rùa Vàng
-Trận nào cũng thắng
-Trẻ trả lời
- Rùa Vàng
- Gật đầu 3 cái chào vua
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Xây Tháp Rùa
- Hồ Hoàn Kiếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc tên bài
Cháu chơi theo yêu cầu của cô.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
 Cả lớp hát bài “khúc hát dạo chơi” đi đến góc nghệ thuật vẽ về quê hương, Hà Nội.
Thứ năm ngày 03 tháng 05 năm 2012
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài : Dạy hát : YÊU HÀ NỘI
I/ YÊU CẦU
- Cháu mạnh dạn, tự tin khi thể hiện bài hát, biết vận động theo nhịp.
- Cháu nghe trọn vẹn bài hát cô hát cháu nghe.
- Cháu biết cách chơi trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ
Nhạc cụ. 
Máy nghe nhạc.
Tích hợp: trò chơi “Trời mưa”
III/ TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô có tranh gì đây?
- Cô có rất nhiều tranh như: Hồ Gươm, Lăng Bác, chùa Một Cột, tất cả những nơi này có ở đâu?
- Đúng rồi, ở thủ đô có rất nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích mà ai cũng mong đến đó để tham quan. 
HOẠT ĐỘNG 2: Dạy hát : Yêu Hà Nội nhạc và lời: Bá Trọng.
- Có một bài hát rất hay nói về Hà Nội, bây giờ các con lắng nghe cô hát các con nhé!
- Cô hát 1 lần : Cô vừa hát bài hát: Yêu Hà Nội, nhạc và lời: Bá Trọng
- Cô hát lần 2: + nói nội dung bài hát.
 - Bài hát vừa rồi nói lên điều gì?
- Nội dung: bài hát nói lên tình yêu của bạn nhỏ với thủ đô Hà Nội, quê hương, cha mẹ, bạn bè và cô giáo .
- Bài hát này thể hiện tình yêu thắm thiết với thủ đô và nhịp điệu vui tươi đó các con.
- Cô mời lớp ,

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_que_huong_dat_nuoc_bac_ho_c.doc