Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thuỷ

 I. Mục đích yêu cầu :

 1/ Kiến thức:

- Trẻ biết được một số phương tiện giao thông đường thuỷ, biết gọi tên và nêu đặc điểm của các loại phương tiện giao thông đó.

 2/ Kỹ năng:

- Trẻ biết so sánh nêu nhận xét sự giống nhau và khác nhau.

 3/ Giáo dục:

- Trẻ biết được ích lợi và nơi hoạt động của chúng, biết chấp hành luật giao thông.

 II. Chuẩn bị :

- Cô: Một số phương tiện giao thông đường biển như tàu thuỷ, ghe, ca nô .

- Trẻ: Tranh lô tô, cổng, tranh vẽ những hành vi đúng sai.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu cách tham gia các loại phương tiện này như ngồi cẩn thận, có người lớn đưa đi mới đi, khi ngồi lên cần phải mặc áo phao.
* Trò chơi : Ai gọi nhanh.
- Cách chơi : Cho trẻ chơi tập tồng vông cô hỏi cô có tranh gì?
- Cô chú ý xem trẻ trả lời và đưa tranh có đúng theo cô không.
- Cô nhận xét khen trẻ.
* Trò chơi : Ai nhanh nhất.
- Cách chơi : cho trẻ chia làm 2 đội lần từng trẻ mỗi đội bò chui qua cổng chọn những tranh vẽ có hành vi đúng gạch chéo.
- Luật chơi : Đội nào chọn được nhiều tranh trong thời gian quy định và đúng đội đó sẽ thắng.
- Cô nhận xét khen trẻ
 4. Hoạt động 4 : Nhận xét .
- Cho cả lớp hát bài “ Chiếc thuyền nan” và nghỉ.
* Nhận xét : ...............................
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 22 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
 Tên hoạt động : THỂ DỤC
 Đề tài : BẠN NÀO LĂN BÓNG GIỎI
 I. Mục đích yêu cầu: 
 1/ Kiến thức: 
- Trẻ biết lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng.
 2/ Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo khi lăn bóng không làm rơi bóng.
 3/ Giáo dục: 
- Giờ học tập trung chú ý thích vận động.
 II/ Chuẩn bị:
- Cô : Sân bãi an toàn sạch sẽ, đích vẽ sẵn, bóng.
- Trẻ : Bóng. 
 III.Tiến trình tổ chức hoạt động học :
 1. Hoạt động 1 Khởi động: 
- Cho trẻ đi chạy thành hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi : đi bằng mũi bàn chân, đi bình thường, đi bằng gót chân sau đó về xếp hàng thành 3 tổ 
 → Trẻ khởi động cùng cô.
 2. Hoạt động 2 :Trọng động:
 a. BTPTC:
- Hô hấp đt5: Còi tàu tu tu
+ Cô cùng tập với trẻ
- Tay vai đt2: Tay đưa ra phía trước, lên cao.
+ Cô cùng tập với trẻ.
- Chân đt3: Bước khuỵu một chân ra phía trước, chân sau thẳng.
+ Cô làm mẫu 1 lần sau đó cô cùng tập với trẻ.
- Bụng đt3: Đứng quay người sang 2 bên.
+ Cô cùng tập với trẻ. 
- Bật đt2: Bật tiến về phía .
+ Cô hô trẻ bật.
 b. Vận động cơ bản : Lăn bóng bằng 2 tay
- Cô cho trẻ chơi làm người lái tàu giỏi bằng cách cầm vô lăng, lái sang phải, lái sang trái. Lái thẳng hướng. nhằm vận động đôi bàn tay.
- Cô gợi hỏi trẻ có thích chơi lăn bóng cùng cô không.
- Cô thực hiện cho trẻ xem lần 1 Hoàn chỉnh.
- Lần 2 cô vừa thực hiện vừa hướng dẫn.
- Giải thích : TTCB :Đặt bóng xuống sàn, khum người về phía trước hai tay đẩy bóng, chú ý mắt nhìn về phía trước và không làm rơi bóng. Lăn đến đích cầm bóng chạy về cuối hàng.
- Cô gợi hỏi bạn nào có thể lăn được.
- Cô mời trẻ lên trẻ thực hiện cô thử cho lớp xem.
* Lớp thực hiện:
- Chia trẻ thành 2 đội mỗi lần thực hiện 2 trẻ.
 - Số lần thực hiện tuỳ tình hình lớp.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi: Rồng rắn lên mây.
- Cách chơi : Cho một trẻ làm thầy thuốc còn trẻ khác làm đầu rồng và chơi.
- Thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì khúc đuôi đó phải làm thầy thuốc.
- Số lần chơi tuỳ tình hình lớp.
 3. Hoạt động 3 Hồi tỉnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng.
- Kết thúc giờ học.
* Nhận xét :
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 22 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
 Tên hoạt động : TẠO HÌNH 
 Đề tài : XÉ DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN
 I. Mục đích yêu cầu : 
 1/ Kiến thức:
- Rèn những kỹ năng đã học, trẻ biết cầm tờ giấy hình chữ nhật xé theo giải, xé bấm để tạo thành chiếc thuyền. 
 2/ Kỹ năng:
 - Luyện kỹ năng khéo léo khi xé, biết xé theo đường xiên, đường thẳng tạo thành chiếc thuyền.
 3/ Giáo dục: 
- Giờ học tập trung chú ý. Biết yêu quý cái đẹp, tạo ra cái đẹp. 
 II/ Chuẩn bị : 
- Cô : Tranh mẫu của cô xé dán thuyền trên biển, sưu tầm tranh của học sinh cũ, máy cat set.
- Trẻ : Giấy màu, hồ dán, giấy a4. 
 III.Tiến trình tổ chức hoạt động học :
 1. Hoạt động 1 Ổn định: 
- Cô cho trẻ hát bài “Em yêu biển quê em”
 2. Hoạt động 2 Giới thiệu: 
- Cô hỏi trẻ có được đi biển chưa?
- Cô gợi hỏi trẻ có đi biển chưa? Khi đi biển thấy những gì ?
- Cô tóm ý và cho trẻ xem tranh.
 3. Hoạt động 3 Dạy bài mới.
- Cho trẻ xem tranh vẽ về biển.
- Cô gợi hỏi trẻ trong tranh có gì?
- Tranh vẽ những chiếc thuyền như thế nào?
- Cô gợi hỏi trẻ có thích xé dán thuyền trên biển không?
- Cho trẻ xem tranh xé dán thuyền trên biển của các bạn học sinh cũ.
- Cho trẻ quan sát tranh đàm thoại.
- Cô gợi hỏi trong tranh bạn xé dán có những gì?
- Bạn xé dán thuyền như thế nào?
- Để xé dán thuyền trên biển đẹp chú ý xem cô làm mẫu.
- Cô hướng dẫn.
- Giải thích : Chọn mảnh giấy hình chữ nhật, miết 2 đầu ở 2 góc theo đường xiên, đầu trên to, đầu dưới nhỏ dùng ngón tay cái và tay trỏ miết thật chắt và xé bấm theo đường miết.
- Cô vừa hướng dẫn vừa xé,.
- Hướng dẫn trẻ cách phết hồ và dán.
- Vẽ thêm chi tiết phụ như cánh buồm, nước .......
* Lớp thực hiện : 
- Cho trẻ ngồi vào bàn và thực hiện.
- Trẻ xé cô đi lại nhẹ nhàng quan sát giúp đỡ trẻ.
- Trẻ xé dán xong cho trẻ mang bài lên giá để nhận xét.
- Cho trẻ tập thể dục chống mệt mỏi.
c. Nhận xét sản phẩm:
- Cô nhận xét chung khen trẻ.
+ Con thích bài nào ?
+ Vì sao con thích ?
- Trẻ tự nhận xét bài bạn.
- Cô cũng nhận xét một số bài. Lồng giáo dục.
 4. Hoạt động 4 : Kết thúc giờ học.
- Cho cả lớp hát bài “ Em đi chơi thuyền” và nghỉ.
* Nhận xét :
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 23 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
 Tên hoạt động : ÂM NHẠC 
 Đề tài : DẠY VẬN ĐỘNG: " EM ĐI CHƠI THUYỀN "
 I. Mục đích yêu cầu: 
 1/ Kiến thức: 
- Trẻ hát thuộc bài hát “Em đi chơi thuyền” biết vỗ tay theo lời ca của bài hát.
 2/ Kỹ năng : 
- Hát đúng nhạc, vận động vỗ tay đúng theo lời ca.
- Rèn kỹ năng vỗ tay theo lời ca cho trẻ
 3/ Giáo dục : 
- Trẻ biết cẩn thận khi đi trên thuyền
 II/ Chuẩn bị: 
- Cô : Cô hát tốt 2 bài hát, máy cat set, một số hình ảnh vẽ về phương tiện giao thông.
- Trẻ: Xắc xô, phách gõ, trống lắc
 III.Tiến trình tổ chức hoạt động học :
 1. Hoạt động 1: Ổn định: 
- Cho trẻ chơi trò chơi “Sóng biển”
 2. Hoạt động 2 : Giới thiệu:
 - Cô gợi hỏi trẻ có đi chơi ở biển chưa?
- Khi ra biển thấy những gì?
- Có được ban mẹ đưa đi trên thuyền chưa?
- Khi ngồi trên thuyền phải ngồi như thế nào?
- Cô tóm ý lồng giáo dục an toàn giao thông.
- Cô nói cho trẻ biết thuyền không chỉ có ở biển mà còn có trong công viên. 
- Giới thiệu bài hát “Em đi chơi thuyền” Cho trẻ cùng hát.
 3. Hoạt động 3 Dạy bài mới:
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát một lần.
- Cô tóm tắc nội dung bài hát.
- Bài hát nói lên sự vui tươi của trẻ khi được ba mẹ đưa đi chơi thuyền ở công viên và luôn nhớ lời mẹ ba dặn khi đi thuyền cần phải cẩn thận.
* Dạy vận động :
- Cô hát và vỗ tay theo lời ca cho trẻ nghe lần 1.
- Cô vừa vỗ tay vừa giải thích 
- Cô tập cho trẻ vỗ theo cô từng câu đến hết bài 2 lần.
- Xong cho cả lớp hát cùng cô 2- 3 lần.
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ vận động theo cả lớp, nhóm, thi đua.
- Số lần tuỳ tình hình.
* Nghe hát : 
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Gởi anh một khúc dân ca”
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 giao lưu cùng trẻ.
- Lần 2 mở máy múa minh hoạ.
* Trò chơi : Hát theo hình vẽ.
- Cách chơi : Cô chia trẻ ra làm 2 đội lần lượt từng trẻ mỗi đội lên chọn một hình vẽ đưa lên cho đội mình và cả đội cùng hát bài hát có nọi dung trong hình vẽ. 
- Luật chơi : Nếu đội nào hát không được thì đội của bạn sẽ hát và đội đó bị nhảy lò cò.
 4. Hoạt động 4: Cũng cố kết thúc giờ học.
* Nhận xét :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 24 tháng 03 năm 2011
Chủ đề nhánh : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 Tên hoạt động : LÀM QUEN VỚI TOÁN
 Đề tài : SO SÁNH CHIỀU RỘNG HAI ĐỐI TƯỢNG
	I. Mục đích - yêu cầu :
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau về chiều rộng của hai đối tượng.
 2. Kỹ năng:
 - Cháu nhận biết, phân biệt sự giống và sự khác nhau giữa chiều rộng của hai đối tượng.
 - Cháu tham gia các hoạt động tích cực, tự nhiên và vui chơi đúng luật,
 3. Thái độ:
- Cháu chú ý chăm phát biểu bài, chăm học, biết đi đường đúng luật.
 II. Chuẩn bị : 
 - Đồ dùng dạy toán... cho cô và cháu.
 - Tranh 2 băng giấy rộng hẹp và sáp màu cho nhóm 1.
 - Giấy A/4 và bút chì cho nhóm 2.
 - Giấy A/4, hồ dán và băng giấy rộng hẹp cho nhóm 3.
 III. Tiến trình tổ chức hoạt động học :
1. Hoạt động 1- Cô cho trẻ chơi “Trò chơi với đôi bàn tay”
Vận động minh họa biểu tượng cao thấp, rộng hẹp...
2. Hoạt động 2- Hôm nay cô cháu mình cùng “So sánh chiều rộng của hai đối tượng”
+ Ôn tập nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều rộng của 2 đối tượng:
- Cô gắn hai băng nơ không rộng bằng nhau lên bảng. Cho trẻ nhận biết chiều dài, chiều rộng của nơ, chỉ ra nơ nào rộng hơn (hẹp hơn). Cô đặt hai băng nơ chồng lên nhau để trẻ thấy phân thừa ra, gợi hỏi trẻ giải thích kết quả so sánh.
- Cô làm tương tự với 2 băng nơ rộng bằng nhau.
+ Dạy trẻ so sánh chiều rộng hai đối tượng
- Cô phát đồ chơi cho trẻ - Cho trẻ nhận biết chiều dài, chiều rộng của bưu ảnh.
- Cô cho trẻ tìm những bưu ảnh rộng bằng nhau và giơ lên (cô làm cùng với trẻ).
- Sau đó thử lại xem những bưu ảnh được chọn có rộng bằng nhau không. Cô hướng dẫn kĩ năng so sánh chiều rộng và nhấn mạnh ý: 2 bưu ảnh phải xếp sao cho 1 phía của chiều rộng trùng nhau.
- Cô cho trẻ nhận xét kết quả, gợi hỏi để trẻ nói được: Cả hai phía của chiều rộng đều trùng nhau.
- Cô cho trẻ so sánh bưu ảnh còn lại với 1 trong 2 bưu ảnh rộng bằng nhau. Chú ý để trẻ làm đúng kỹ năng so sánh, gợi hỏi để trẻ nhận xét về sự chênh lệch của chiều rộng giữa 2 bưu ảnh. 
3. Hoạt động 3 : Luyện tập:
- Cô cho trẻ giữ lại 1 bưu ảnh. Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm bạn”
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi, khi cô nói: “Rộng bằng nhau” hoặc “không rộng bằng nhau” (“khác nhau”), trẻ phải tìm được bạn có bưu ảnh rộng bằng nhau hoặc không rộng bằng bưu ảnh của mình, hai bạn đứng cạnh nhau

File đính kèm:

  • docchu_de_nhanh_phuong_tien_giao_thong_duong_thuy.doc