Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Gia đình thân yêu của bé

1. Mục đích

 - Trẻ kể được các thành viên trong gia đình, công việc mối quan hệ giữa các thành viên.

 - Trẻ biết được 1 số qui định về lễ giáo trong gia đình mình

 - Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.

 - Rèn thói quen học tập.

 - Biết , yêu quí người thân trong gia đình,kính trọng người lớn trên, nhường nhịn em nhỏ.

 * Nội dung tích hợp: Âm nhạc, toán, văn học.

2. Chuẩn bị

 - Bài hát, hình ảnh về gia đình bé (gia đình có 1 con, 2 con, 3 con).

 - Tranh các thành viên trong gia đình cắt rời để trẻ chơi trò chơi.

 - Vòng thể dục.

3. Tổ chức thực hiện

 1. Hoạt động 1: Ôn định tổ chức, gây hứng thú.

 - Hát bài “Cả nhà thương nhau”

 - Trò chuyện:

 + Chúng mình vừa hát bài gì?

 + Bài hát nói về những thành viên nào trong gia đình?

 + Tình cảm giữa ba, mẹ và con như thế nào? (con giống ai? khi ba hoặc mẹ đi vắng thì sẽ thế nào?)

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Gia đình thân yêu của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHòNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO đại từ
 TRƯỜNG mầm non phúc lương
*** a ừ b ***
Giáo án:Thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường
 Chủ đề: Gia đình
Tên hoạt động: gia đình thân yêu của bé
 Lứa tuổi: 4 - 5 tuổi
 Thời gian thực hiện: 25 – 30 phút
 Ngày dạy: 4 / 11 /2010.
 Người dạy: Tô Thị Hảo
Năm học: 2010 - 2011
1. Mục đích
 - Trẻ kể được các thành viên trong gia đình, công việc mối quan hệ giữa các thành viên.
 - Trẻ biết được 1 số qui định về lễ giáo trong gia đình mình
 - Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ.
 - Rèn thói quen học tập.
 - Biết , yêu quí người thân trong gia đình,kính trọng người lớn trên, nhường nhịn em nhỏ.
 * Nội dung tích hợp: Âm nhạc, toán, văn học.
2. Chuẩn bị
 - Bài hát, hình ảnh về gia đình bé (gia đình có 1 con, 2 con, 3 con).
 - Tranh các thành viên trong gia đình cắt rời để trẻ chơi trò chơi.
 - Vòng thể dục.
3. Tổ chức thực hiện
 1. Hoạt động 1: Ôn định tổ chức, gây hứng thú.
 - Hát bài “Cả nhà thương nhau”
 - Trò chuyện:
 + Chúng mình vừa hát bài gì?
 + Bài hát nói về những thành viên nào trong gia đình?
 + Tình cảm giữa ba, mẹ và con như thế nào? (con giống ai? khi ba hoặc mẹ đi vắng thì sẽ thế nào?) 
 2. Hoạt động 2: Kể về các thành viên trong gia đình.
Cô cho trẻ quan sát hình ảnh gia đình trên màn hình.
 - Hỏi trẻ: 
 + Chúng mình vừa được xem hình ảnh gia đình bạn nào?
 + Gia đình bạn có mấy người?
 + Gồm những ai?
 + Bố, mẹ bạn đang làm gì?
 + Bạn đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
 - Cô cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình (3 - 4 trẻ): 
 + Gia đình con có mấy người?
 * Cô và trẻ cùng hát múa bài: “Múa cho mẹ xem”.
 + Chúng mình vừa hát múa bài gì?
 + Trong bài hát em bé múa cho ai xem?
 + Hàng ngày mẹ làm những công việc gì?
 + Mẹ vất vả như vậy là vì ai?
 + Chúng mình đã làm gì để giúp đỡ mẹ? 
* Đọc bài ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
- Trong bài ca dao nói lên công lao của ai?
+ Công của cha như thế nào?
+ Bố làm nghề gì?
+ Hàng ngày ở nhà bố chúng mình làm những công việc gì?
+ Chúng mình đã làm gì để giúp đỡ bố?
- Cho trẻ làm động tác: Gặt lúa, hái chè,giặt quần áo. 
* Cô tăng cho trẻ món quà: 
+ Cô có gì? ảnh của ai? Vì sao chúng mình biết?
- Cho trẻ kể về ông, bà:
+ Hàng ngày ông, bà làm những công việc gì?
+ Ông bà sinh ra bố gọi như thế nào?
+ Ông bà sinh ra mẹ gọi như thế nào?
- Ông bà đã làm lụng vất vả để nuôi bố mẹ chúng mình, giờ ông bà đã già , sức khỏe đã yếu cần được nghỉ ngơi, chăm sóc
+ Chúng mình làm gì để tỏ lòng kính yêu với ông, bà?
*Cho trẻ kể về anh, chị, em:
- Bạn nào có anh (chị)?
- Bạn nào có em?
- Đối với anh chị chúng mình phải như thế nào?
 - Đối với anh em bé chúng mình phải như thế nào?
 3. Hoạt động 3: Cho trẻ xem ảnh gia đình có 1,2,3 con.
 - Cho trẻ nhận xét về 3 bức tranh:
 + Có gì giống nhau và khác nhau? 
 + Gia đình nào là gia đình đông con?
 + Gia đình nào là gia đình ít con?
 + Cùng đếm số người trong gia đình nào!
 - Giáo dục trẻ: Giúp trẻ biết để gia đình hạnh phúc và đảm bảo cuộc sống chỉ có từ 1-2 con để có điều kiện chăm sóc con cái
 + Giới thiệu để trẻ được biết thêm gia đình có cả ông bà sống cùng là gia đình lớn, gia đình có 3 thế hệ, chúng mình phải biết kính trọng ông bà.
 4. Hoạt động 4: Chơi “ Gắn đúng thế hệ trong gia đình lớn”
 - Cách chơi: Cô cho trẻ bật qua vòng lên gắn các thành viên trong gia đình theo 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và các con.
 - Kiểm tra kết quả: khen trẻ.
* Kết thúc: Hát bài “ cả nhà thương nhau”.
Thao tác vệ sinh: rửa tay bằng xà phòng
Yêu cầu:
Trẻ biết rửa tay đúng quy trình.
Có thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Nước ấm cho trẻ rửa tay.
Xô đựng nước sạch có vòi cho trẻ rửa.
Xô hứng nước bẩn.
Xà phòng.
Thảm dẫm 
Khăn khô để lau khi rửa xong.
Tiến hành
Cô hướng dẫn trẻ rửa tay.
+ Hỏi trẻ: Rửa tay vào những lúc nào?
- Cô vừa rửa vừa hướng dẫn trẻ: 
- Bước 1: Xắn cao tay áo, trà sát xà phòng vào lòng bàn tay sau đó xoa cho xà phòng lên bọt.
Bước 2: Dùng ngón tay và bàn tay này vặn các ngón của bàn tay kia rồi làm ngược lại.
Bước 3: Dùng bàn tay này kéo từ cổ tay lên mu bàn tay kia và làm tiếp với bàn tay còn lại.
Bước 4: Xòe các ngón tay, dùng các ngón tay của bàn tay kia sát vào kẽ các ngón tay của bàn tay này và làm ngược lại.
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này soáy vào lòng bàn tay kia và làm ngược lại.
Rửa lại bằng nước sạch rồi lau tay băng khăn khô.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_de_tai_gia_dinh_th.doc