Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất

-Góc phân vai : Cửa hàng nông sản, Trung tâm mua sắm.

+Chuẩn bị: Đồ chơi các loại thực phẩm bằng nhựa, quần, áo, nón, các loại,.

+Hướng dẫn cách chơi: - Trò chuyện gây hứng thú cho trẻ.Cho trẻ tự chọn nhóm chơi, vai chơi. Trẻ tự thoả thuận cách chơi.

- Trẻ làm người bán: Biết hỏi thăm người mua muốn mua gì, nói giá, trả tiền dư, biết nói cám ơn.

- Trẻ làm người mua: Biết nói tên món đồ dùng mình muốn mua, biết xếp hàng chờ tới lượt,.

-Góc xây dựng, lắp ghép: Trung tâm mua sắm, cánh đồng lúa, Khu vườn hợp tác xã.

+ Chuẩn bị: Các khối gỗ, cây xanh, cây ăn quả, len giả làm lúa, đồ chơi lắp ráp nhà,.

+ Hướng dẫn cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ chọn hoạt động, gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng và bao quát hướng dẫn c/c chơi trật tự.Không tranh giành nhau. Xây được mô hình có bố cục tương đối đẹp.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Nghề sản xuất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trả lời ra sao?
+ Cụ già mắng người em như thế nào?
=> Người anh trở về không gặp người em đã đi tìm người em. Người anh mang em về cho người em ăn cơm, uống nước.
+ Và người anh khuyên em như thế nào?
=> Từ đó người em chăm chỉ làm ăn, hai anh em sống hạnh phúc bên nhau.
-Các con kể chuyện rất hay ,vậy bạn nào đặt tên cho câu chuyện là gì?
-Các con đặt rất là nhiều tên cho câu chuyện,nhưng tác giả đã đặt tên cho câu chuyện này là “Hai anh em”.
* Giáo dục: Chúng mình muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì phải chăm chỉ như người anh đúng không nào?
2.3 Hoạt động 3: Bé có giỏi không?
Chúng mình cùng làm động tác gặt lúa với cô nào?
 -Cô chia lớp thành 4 tổ thi đua xem tổ nào ghép được tranh và kể được nội dung câu chuyện trong tranh.
-Cô cho trẻ trag trí.
- Cô nhận xét và tuyên dương các nhóm.
3/ Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương. 
- Cho c/c cùng đọc thơ “ Hạt gạo làng ta”.
Trẻ hát và tham gia trả lời câu hỏi của cô.
Trẻ lắng nghe 
Trẻ chú ý nghe và xem.
Trẻ trả lời.
Nghe và nắm nội dung câu chuyện.
Trẻ chú ý nghe.
Trẻ hứng thú tham gia .Mạnh dạn trả lời các câu hỏi.Nắm được nội dung câu chuyện.
đặt tên truyện.
Nghe cô giáo dục.
- Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn hoạt động và hứng thú tham gia theo nhóm.
- Trẻ đọc thơ và đi ra ngoài.
Hoạt động học có chủ đích
Người đầu bếp kheo tay.(CS )
Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, gọi tên được công việc và một số đồ dùng, sản phẩm của nghề đầu bếp.
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc. Trẻ biết so sánh, phân nhóm đồ dùng của nghề đầu bếp, chất liệu. Chơi trò chơi đúng luật.
- Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động. Rèn tính tập thể. Trẻ biết quý trọng và yêu mến người đầu bếp.
2. Chuẩn bị: 
- Máy tính , bài thiết kế ppt: clip món ngon mỗi ngày, bài tập chọn đồ dùng, nhạc.
Đồ chơi nấu ăn, thực phẩm bằng nhựa
Tích hợp : Đếm số lượng trong phạm vi 10.
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
Cho trẻ cùng hát bài: Mời bạn ăn.
+ C/c ăn những mon ăn do ai nấu?
+ Khi ra quán, đi nhà hàng c/c biết người nấu ăn gọi là gì không?
Hôm nay, chương trình món ngon mỗi ngày, chú đầu bếp Thanh Huy muốn giới thiệu với chúng ta một món ăn ngon, c/c hãy chú ý xem chú muốn giới thiệu món ăn gì nhé.
2/ Nội dung: 
2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu và khám phá. 
Cho trẻ xem clip món ngon hạnh phúc.
+ Chú giới thiệu món ăn gì?
+ Chú sử dụng những thực phẩm nào để chế biến món ăn?
+ Chú sử dụng những đồ dùng gì để nấu thức ăn?
+ Khi chế biến món ăn ngon, chú Thanh Huy đã sử dụng những thao tác gì? Chú làm gì?
Cho c/c cùng xem lại clip một lần nữa.
-> Khái quát: Người nấu ăn ở quán, nhà hàng gọi là người đầu bếp, để chế biến ra nhiều món ăn ngon phục vụ cho mọi người, người đầu bếp cũng phải học tập, sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, sử dụng đồ dùng nấu phải sạch sẽ, vì vậy, khi đi ăn các món ăn, c/c nhớ ăn hết suất, biết quý trọng sản phẩm của người đầu bếp và yêu mến người đầu bếp nữa nhé. 
2.2 Hoạt động 2: Nghề đầu bếp và nghề nông dân.
 Cô và các con vừa cùng tìm hiểu về một số đồ dùng để ăn và để uống rồi. Bây giờ, cô đố các con biết: nghề đầu bếp và nghề nông có điểm nào giống nhau và khác nhau?
+ Khác: Nghề đầu bếp làm ra các món ăn ngon, nghề nông sản xuất ra các loại thực phẩm: lúa, rau, trái cây. Khác về đồ dùng, nơi làm việc.
+ Giống: Đều là những người làm công việc phục vụ cho nhu cầu sinh sống của mọi người.
- Ngoài ra, con biết nguwoif đầu bếp còn chế biến những món ăn ngon nào nữa?
Mời hai trẻ lên thực hiện rê chuột bài tập trên máy tính:
+ Chọn những đồ dùng cho cô đầu bếp.
+ Chọn những sản phẩm của người đầu bếp.
2.3 Hoạt động 3: Bé đi chợ giúp nghề đầu bếp. 
Hôm nay, chú đầu bếp Thanh Huy còn muốn làm nhiều món ăn ngon để thưởng cho lớp mình, c/c hãy giúp chú đi chợ nhé.
+ Nhóm 1: Mua đồ dùng nghề đầu bếp.
+ Nhóm 2: Mua các loại thực phẩm.
Trong thời gian là một đoạn nhạc, nhóm nào mua đúng theo yêu cầu và số lượng nhiều thì nhóm đó sẽ được khen thưởng.
Nhận xét trẻ sau khi chơi.
3/ Kết thúc:
 Nhận xét tuyên dương lớp, cá nhân
Cho c/c cùng hát theo nhạc bài hát: Anh đầu bếp Ký Tài.
Trẻ hát cùng cô.
-Trẻ mạnh dạn trả lời.
Trẻ nghe cô giới thiệu.
Trẻ chú ý quan sát và nêu ý kiến của mình theo những gọi mở của cô và theo ý trẻ.
Xem clip lần nữa.
Nghe cô giáo dục.
Trẻ suy nghĩ và trả lời được sự giống và khác nhau của nghề đầu bếp và nghề nông. 
Nhắc lại tên TC
Trẻ nghe cô giới thiệu cách chơi. Hứng thú tham gia và chơi tốt theo yêu cầu cô đưa ra.
Nghe cô nhận xét và hát theo nhạc.
Hoạt động
chuyển tiếp
 Đọc đồng dao: Đi cầu đi quán.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh chủ đề nghề sản xuất của các lớp.
Trẻ cùng hứng thú tham gia vào hoạt động một cách hứng thú, biết kể về một số đồ dùng , sản phẩm nghề sản xuất theo những gì trẻ quan sát. Cô gợi ý thêm một số câu hỏi cho trẻ tham gia trả lời.
- Trẻ tập trung và hứng thú tham gia vào hoạt động.
Trò chơi vận động: Ai nhanh hơn ( Chọn sản phẩm nghề sản xuất).
Cô giới thiệu cho trẻ nắm rõ luật chơi và cách chơi.
Tổ chức và tạo hứng thú cho trẻ chơi. Chú ý bao quát và nhận xét trẻ.
Chơi tự do:
Trẻ chơi tự do với các đồ chơi trong sân trường và các trò chơi dân gian.
Hoạt động góc
Góc trọng tâm: Góc Phân vai : Cửa hàng bán nông sản.
Yêu Cầu: Cháu biết công việc của người bán, người mua, nhân viên và người làm chủ, biết nhận vai và thể hiện một vài hành động chơi phù hợp. Biết phối hợp với bạn khi chơi.
Góc kết hợp: 
-Góc xây dựng, lắp ghép: Cánh đồng lúa.
- Góc tạo hình: Vẽ, dán tranh tạo hình các đồ dùng nghề sản xuất.Cắt dán tranh làm allbum từ các họa báo.
- Góc thư viện: Đọc sách, làm sách theo chủ đề nhánh: Nghề sản xuất.
Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát có trong chủ đề.
Vệ sinh
Ăn trưa
Ngủ
trưa
Ăn xế
Giới thiệu những món ăn mà trẻ thường được ăn ở trường .
Dạy trẻ biết thu dọn, vệ sinh sau khi ăn xong.
Dạy trẻ biết giúp cô chuẩn bị chỗ ngủ, biết vệ sinh trước khi đi ngủ
Mở nhạc dân ca cho trẻ ngủ.
Ngủ dậy biết làm vệ sinh, phụ cô dọn bàn ăn. Ăn hết xuất của mình.
Hoạt động chiều
 - TCĐK: Hai anh em.
+ Cô cho trẻ nghe lại một lần.
+ Tập cho trẻ đóng kịch theo lời kể của cô.
+ Tạo hứng thú cho trẻ cùng tham gia.
- Cắt họa báo có hình ảnh sản phẩm nghề sản xuất để học toán.
+ Trẻ cùng tham gia vào hoạt động cắt các hình ảnh đồ dùng từ họa báo để cùng cô chuẩn bị cho hoạt động học toán.
- Chơi tự do với đồ dùng đồ chơi.
Vệ sinh
Trả trẻ
Hướng dẫn trẻ chơi tự do ở các góc
Trao đổi với PH về tình hình học tập, sức khoẻ của c/c trong ngày.
 Đánh giá hoạt động trong ngày:
Truyện: Hai anh em
Ngày xưa có hai anh em mồ côi cha mẹ. Người anh chăm chỉ lao động, còn người em lười nhác suốt ngày rong chơi.
Một hôm, người anh nói với em:
- Nếu chúng mình không chịu khó làm việc thì chẳng bao lâu nữa mình sẽ đói khổ. Vì vậy, ngày mai mỗi người phải đi một nơi để kiếm việc làm, khi nào đời sống khá giả, ta sẽ quay về gặp nhau.
Người em vâng lời.
Sáng hôm sau, hai anh em lên đường. Đi được một quãng, người anh thấy một cánh đồng lúa đang chín rộ, anh liền xuống gặt giúp những người thợ gặt và được họ biếu một ít lúa. Anh mang lúa đổi lấy gạo làm lương ăn đường.
Đi một quãng nữa, anh gặp cánh đồng bông trắng xóa, anh liền hái giúp. Hái xong anh dược tặng một ít bông. Anh đem bông đổi lấy quần áo để mặc. Đi tiếp một quãng nữa, người anh gặp một cụ già tóc tắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Cụ già nói:
- Ta có ruộng bí ngô khô héo, ta muốn nhờ con chăm sóc nó ra hoa, đậu quả.
Người anh nhận lời và chăm chỉ xách nước tưới cho ruộng bí ngô. Bí ngô dần dần tươi tốt trở lại, rồi ra hoa, đậu quả. Một hôm, anh đang xách nước tưới cho bí ngô thì cụ già tới và nói:
- Con đã vất vả cứu sống và chăm sóc ruộng bí ngô. Để trả công con, ta tặng con một quả bí to nhất.
Nói xong cụ già biến mất.
Người anh ngạc nhiên và lấy dao bổ quả bí ra xem thì thấy trong ruột bí ngô toàn vàng là vàng. Biết đã được tiên thưởng cho mình, người anh thu nhặt số vàng rồi trở về nhà.
Còn người em từ lúc ra đi cũng đã gặp đồng lúa, ruộng bông đang chín rộ, gặp cụ già có ruộng bí ngô đang chết khát và mọi người nhờ giúp đỡ. Nhưng người em đều từ chối, vì vậy ai cũng chê người em là “đồ lười biếng”.
Người em chẳng chịu làm việc gì nên bị đói khát, rách rưới, phải đến xin cụ già một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí nhất, khi bổ ra thì trong ruột toàn là đất. Người em xấu hổ không dám về nhà gặp anh nữa.
Chờ mãi không thấy em về, người anh đi tìm và đưa em về nhà, cho em ăn uống. Sau đó, người em kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, hái bông, không chăm sóc ruộng bí ngô. Nghe xong người anh bảo:
- Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy!
Từ đó người em chăm chỉ lao động, hai anh em sống với nhau rất hạnh phúc và sung sướng.
	( Sưu tầm).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Hoạt động
Nội dung 
Đón trẻ
Trò chuyện
Điểm danh
Cô đón trẻ tận tay PH. Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
Nhắc trẻ thực hiện bảng theo dõi bé đến lớp, trò chuyện để c/c tự điểm danh xem bạn nào vắng.
Cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong lớp mà trẻ thích chơi.
Điểm danh : Sĩ số: /
 Vắng:
Thể dục sáng 
Tập theo kế hoạc tuần.
Hoạt động học có chủ đích
DH: Cháu yêu cô thợ dệt (CS )
NH: Xe chỉ luồn kim
TCAN: Nghe âm thanh đoán tên đồ dùng.
1. Mục đích yêu cầu:
Trẻ nắm được nội dung bài hát “ Cháu yêu cô thợ dệt”. Chú ý và thích thú nghe hát “ Xe chỉ luồn kim”
Trẻ hát rõ lời, hát đúng giai điệu bài hát. Trẻ thể hiện được cảm xúc khi biểu diễn theo bài hát.
Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc. Biết biết ơn cô thợ dệt, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
2. Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị của Cô: - Cô hát tốt 2 bài hát. Bài gỉang trên pp. Nhạc 2 bài hát: Cháu yêu thợ dệt, xe chỉ luồn kim. Mặt nạ. Clip ngắn về nghề dệt.
Tích hợp: Trò chuyện về nghề dệt.
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động trẻ
1/ Ổn định:
Cho c/c xem một đoạn clip nói về nghề dệt Hồi Quan ở Bắc Ninh.
+ Phóng sự nói về nghề gì?
+ Ngh

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_nghe_san_xuat.doc