Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 2: Ngày hội của cô giáo 20 - 11

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân như: Đi, chạy, nhảy.

- Trẻ biết đi ngang bước dồn.

- Biết ăn uống hợp lý và đúng giờ.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết công việc của cô giáo trong một ngày ở trường.

- Biết được ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam và ý nghĩa của ngày đó.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ. Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi.

- Hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép, lịch sự với người lớn tuổi.

- Trẻ thuộc các bài thơ, câu chyện, bài hát trong chủ đề.

- Biết bộc lộ những suy nghĩ của mình với mọi người xung quanh qua lời nói.

 - Dạy trẻ phát âm đúng, nói đủ câu, sửa sai cho trẻ khi trẻ nói ngọng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh 2: Ngày hội của cô giáo 20 - 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t khuyến khích động viên trẻ chơi
b. Trò chơi: Nu na nu nống
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu các trò chơi, đồ chơi ngoài trời, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
--------- *** ---------
Thứ 3/ 03/11/2009 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
KHÁM PHÁ XÃ HỘI: TRÒ CHUYỆN VỀ NGÀY 20 - 11
I. Mục đích yêu cầu
 - Trẻ biết ngày 20-11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày hội của các thầy cô giáo, biết công việc hàng ngày của cô giáo.
 - Trẻ hát và thể hiện tình cảm bài hát “Cô và mẹ”
 - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, cha mẹ... thi đua chăm ngoan học giỏi
 - Trẻ được làm quen với bài thơ: “Cô giáo của con”
 - Trẻ được làm quen với kỹ năng phết hồ và dán thông qua việc dán hoa.
II. Chuẩn bị:
 - 3 bức tranh cô dán sẵn cành, lá,( hoa cắt sẵn),hồ dán...
 - Tranh ảnh về một số công việc của cô giáo 
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Ca hát trò chuyện
 - Cô và trẻ cùng hát bài hát“ Cô và mẹ”. Sau đó hỏi trẻ:
- Các con hát bài hát nói về ai ? 
- Ở nhà ai yêu thương chăm sóc con nhiều nhất ? (mẹ).
- Ở trường ai dạy dỗ, chăm sóc các con ? ( Cô giáo)
- Cô giáo thường làm những công việc gì ở trường? ( trẻ kể)
=> Cô dẫn dắt giới thiệu ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
2. Hoạt động 2: Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
- Các con biết ngày 20-11 là ngày gì ko? (ngày Nhà giáo Việt Nam).
 - Để chuẩn bị cho ngày hội 20-11 thường có nhưng hoạt động gì? (phong trào TDTT, văn nghệ...)
 - Để chào mừng ngày hội đó chúng mình phải sẽ làm gì ?
 = >Cho nhiều trẻ kể, hỏi trẻ cảm xúc của mình về ngày 20-11
* Giáo dục: Cô giáo là người đã thay mẹ yêu thương, chăm sóc cho các con khi các con đến trường học, hàng ngày cô phải làm rất nhiều việc để chăm sóc cho các con, cô còn dạy các con học hát, múa, đọc thơ, kể chuyệnCô là người mẹ hiền thứ 2 của các con ở trường vì vậy các con hãy cố gắng chăm ngoan, học giỏi, biết ơn và vâng lời cô giáo để cô giáo luôn vui, khỏe để cô yêu thương chăm sóc các con được nhiều hơn nhé.
3. Hoạt động 3 : Quan sát tranh - Đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát tranh, đàm thoại về nội dung trong bức tranh.
- Cô giáo có bức tranh vẽ về ai ?
- Trong bức tranh các con thấy cô giáo đang làm công việc gì ?
- Hàng ngày cô giáo ở lớp thường làm những công việc gì? (trẻ kể)
=> Hàng ngày cô dạy các con học hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, vui chơi nô đùa cùng các con, cô dành cho các con rất nhiều tình yêu thương chăm sóc, cô chăm sóc cho các con từ bữa ăn đến giấc ngủ ... những tình cảm yêu thương đó của cô giáo được thể hiện qua bài thơ : " cô giáo của con " nữa đấy, cô mời cả lớp mình cùng lắng nghe cô giáo đọc thơ nhé. 
 4. Hoạt động 4: Dán hoa tặng cô
 - Sắp đến ngày 20-11 rồi, chúng mình cùng trổ tài khéo léo và thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các cô giáo bằng cách thi đua nhau dán những bông hoa đẹp nhất để tặng cô giáo của các con nhé. Để cùng trổ tài xem ai khéo léo hơn cô giáo hướng dẫn các con cách chơi như sau :
* Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội (xanh, đỏ, vàng) đứng thành 3 hàng khi có hiệu lệnh: "Trò chơi bắt đầu" thì 3 bạn đầu hàng của 3 đội chạy lên chọn 1 bông hoa chấm hồ vào mặt sau của bông hoa và dán vào bức tranh của đội mình sau đó chạy về cuối hàng đứng bạn tiếp theo lại chạy nhanh lên dán hoa cho đội mình. Thời gian thi dán hoa được tính bằng 1 bản nhạc . Khi hết bản nhạc cả 3 đội dừng tay. Đội nào dán được nhiều bông hoa có nhiều màu sắc và đẹp nhất đội đó thắng cuộc.
* Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được dán 1 bông
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần
 - Kết thúc trò chơi cho trẻ đếm số hoa và nhận xét xem bức tranh nào đẹp nhất
* Kết thúc: Cho trẻ mang bức tranh đến tặng cô và nhẹ nhàng ra chơi .
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
--------- *** ---------
Trò chơi: Chã sãi xÊu tÝnh , Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, Phấn, lá, bóng, vòng...
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được tắm nắng, tắm gió hít thở không khí trong lành thư giãn sau giờ học.
- Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú chơi, chơi với nhau thân ái và đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân trường, sạch sẽ thoáng mát.
- Đồ dùng, đồ chơi mang theo.Cô và trẻ thoải mái, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động.
1.Hoạt động1: Trò chơi
a. Trò chơi: Chã sãi xÊu tÝnh . 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi
b. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần .
- Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi.
2. Hoạt động 2: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu các trò chơi, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
TRÒ CHƠI MỚI 
----- *** ----- 
ĐỀ TÀI : GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên trò chơi “Gia đình của bé”, biết cách chơi, chơi đúng luật.
- Trẻ biết trò chuyện với các bạn về gia đình mình, trong gia đình có những ai? làm nghề gì?
- Luyện kĩ năng đếm cho trẻ. 
II. Chuẩn bị
- Bức ảnh gia đình cô giáo và một vài bức ảnh chụp gia đình của bé
- Địa điểm trong lớp học.
III. Tổ chức hoạt động.
1.Hoạt động 1: Giới thiệu tên trò chơi.
- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Gia đình của bé”
- Cô nói cách chơi, luật chơi 2 lần.
* Cách chơi: Cô và các con sẽ lần lượt giới thiệu cho nhau biết về gia đình của mình, về các thành viên trong gia đình của các bạn, sau đó cô cháu mình cùng đếm xem trong gia đình của các bạn có bao nhiêu người. Thi đua xem bạn nào trong lớp mình sẽ là người giới thiệu về gia đình của mình giỏi nhất.
* Luật chơi: Khi giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình các con chú ý là phải kể rõ tên, nhề nghiệp của người thân mà con muốn giới thiệu với cả lớp nhé .
2. Hoạt động 2: Chơi mẫu
- Lần 1: Cô giới thiệu về gia đình mình trước
- Lần 2: Gọi 1 trẻ khá lên giới thiệu về gia đình mình.
3.Hoạt động 3: Tổ chức chơi.
- Cả lớp ngồi quây quần bên cô. Cô cho trẻ xem ảnh và giới thiệu về gia đình mình trước.
- Lần lượt cho mỗi trẻ lên giới thiệu về gia đình mình
- Cô bao quát, khuyến khích, động viên trẻ nói đủ câu, nói được tên nghề nghiệp của người thân trong gia đình. 
* Kết thúc: Hỏi lại tên trò chơi. Cho cả lớp hát bài“Cả nhà thương nhau”.
§¸nh gi¸ cuèi ngµy
--------- *** ---------
Thứ 4 /04/11/2009 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
--------- *** ---------
TẠO HÌNH: NẶN QUÀ TẶNG CÔ GIÁO ( đề tài )
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết nặn một số sản phẩm và biết tự đặt tên cho sản phẩm mình nặn.
 - Luyện các kỹ năng chia đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt trên mặt bảng.
 - Giáo dục trẻ kính trọng và biết ơn cô giáo.
 - Trẻ thể hiện tình cảm của mình với cô giáo qua bài hát " Cô giáo "
 - Hứng thú tham gia chơi trò chơi “Bốn mùa”
II. Chuẩn bị:
- Mẫu của cô (Vòng, con lật đật, một số loại quả, bánh)
- Đất nặn, bảng con cho trẻ
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Bốn mùa” 2 lần
 - Cô hỏi trẻ các con chơi trò chơi gì ?
- Cho trẻ ngồi xung quanh cô cô đọc câu đố: Ai dạy bé hát
 Kể chuyện bé nghe
 Chải tóc hàng ngày
 Ru cho bé ngủ
- Trẻ đoán: Cô giáo
- Hàng ngày cô giáo làm những công việc gì ?
- Sắp đến ngày 20-11 rồi các con có biết đó là ngày gì không ? 
- Ngày 20 - 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo các con định tặng cô món quà gì? ( tặng hoa, bức tranh..)
=> Ai cũng có ý định tặng những món quà có ý nghĩa của riêng mình, có bạn thì tặng hoa, bạn tặng bức tranh, bạn tặng cô bài hát...Các con có muốn chuẩn bị cho mình một món quà đầy ý nghĩa để tặng cô giáo nhân ngày 20 - 11 không ? 
 - Hôm nay cô sẽ cho các con nặn quà tặng cô giáo nhân ngày 20-11 nhé .
2. Hoạt động 2: Quan sát đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát 1 số sản phẩm của cô và nêu nhận xét.
- Các con xem cô có gì đây ?
- Các đồ vật này cô làm bằng gì ?
- Các con thấy đồ vật này như thế nào ? ( màu sắc, hình dáng, )
- Để nặn được đồ vật này cô phải nặn như thế nào ?
- Con sẽ nặn món quà gì để tặng cô giáo ?
3.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ bóp đất cho đất mềm. 
- Trẻ thực hiện cô bao quát chung và khuyến khích trẻ nặn được nhiều sản phẩm và tự đặt tên cho sản phẩm mình nặn.
- Cô chú ý hướng dẫn những trẻ còn lúng túng.
4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm để cả lớp cùng xem chung .
- Cô nhận xét chung khen cả lớp.
- Gọi 2-3 trẻ lên chọn bài mà trẻ thích và nêu được ý thích của mình về bài của bạn cô nhận xét lại bài đó.
- Cô nhận xét,tuyên dương bài đẹp, động viên bài chưa đẹp.
* Kết thúc: Cô cùng trẻ hát múa bài " Cô giáo " và cho trẻ mang quà lên tặng cô giáo.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
--------- *** ---------
Hoạt động có mục đích : Quan sát cây hoa đồng tiền
Trò chơi: Lộn cầu vồng , Chó sói xấu tính
Chơi tự do: sỏi, phấn, ghép hình, búp bê...
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, tắm nắng, gió.
- Trẻ biết được tên cây hoa đồng tiền và một số đặc điểm đặc trưng và lợi ích của cây hoa đồng tiền .
- Trẻ biết chơi trò chơi và hứng thú chơi.
- Giáo dục trẻ cách chăm sóc bảo vệ cây. Đoàn kết khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát: Vườn hoa của trường. 
- Một số đồ chơi mang theo, sân chơi sạch sẽ, cô và trẻ trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
1.Hoạt động 1: Quan sát cây hoa đồng tiền.
 - Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa hát: “Ra vườn hoa” và hướng tới cây hoa đồng tiền cô đã chuẩn bị.
- Cô cho trẻ quan sát cây hoa đồng tiền và gợi hỏi trẻ
+ Đây là cây hoa gì ? (hoa đồng tiền ) 
+ Cây hoa đồng tiền có những gì ? ( gốc cây, lá, hoa...)
+ Lá cây hoa đồng tiền như thế nào ? ( To, Có viền xung quanh, màu xanh )
+ Bông hoa đồng tiền màu gì ? ( màu đỏ )
- Cho trẻ ngửi hoa và nói cảm nhận của mình
- Trồng hoa đồng tiền để làm gì ? ( làm cảnh, tra

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_chu_de_nhanh_2_nga.doc