Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Hiện tượng thiên nhiên

I. YÊU CẦU:

 Cháu biết.

- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa.

- Sự thay đổi của con vật, con người, cây cối theo mùa như: mưa nắng, gió bão, quần áo, ăn , uống, hoạt động của con người phù hợp với thời tiết.

- Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, tô màu về hiện tượng thiên nhiên.

- Biết chơi trò chơi, trò chuyện cùng cô về chủ đề.

- Cháu có một số kĩ năng chống chọi với thời tiết như: Mặc ấm vào ngày gió rét, mặc thoáng mát vào ngày nóng nực,uống nhiều nước vào ngày khô nóng, biết trú mưa hay ở trong nhà khi trời mưa, không ra ngoài khi có mưa bão .

- Cháu biết cây cối, các con vật cũng thay đổi theo thời tiết.

- Cháu thể hiện hiểu biết của mình thông qua các hoạt động như: tô ,vẽ, ca hát ,đọc thơ, kể chuyện, vận động, trò chơi

- Đếm được theo khả năng, sắp xếp theo quy tắc.

- Cháu có ý thức thích nghi với thời tiết và bảo vệ cơ thể.

- Không nghịch mưa, chơi nắng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cơ thể?
- Nắng nhiều quá còn có hại gì với cây cối?
- Buổi trưa con người và con vật làm gì? (Trình chiếu đoạn phim )
Cho mặt trời di chuyển đến cuối sa bàn: Còn đây là thời điểm nào trong ngày? Mặt trời lặn ở hướng nào: Buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn người ta gọi là gì?
Con người và con vật làm gì khi hoàng hôn xuống?
Khái quát:
Nhóm 2:Mặt trăng
Cô khuyến khích các nhóm khác đặt câu hỏi để tìm hiểu bí mật của đội bạn
Sau khi trẻ giới thiệu xong bức tranh của nhóm mình
Yêu cầu trẻ mang tranh lên. Cô dùng sa bàn cho hình ảnh mặt trăng xuất hiện.
Hỏi trẻ: Mặt trăng thường xuất hiện vào thời điểm nào trong ngày?
- Có phải trăng lúc nào cũng tròn không? trăng tròn khi nào? khuyết khi nào? trăng khuyết giống gì?.
ánh sáng mặt trăng như thế nào?
Giới thiệu hình ảnh mặt trăng tròn, lưỡi liềm với bài đồng dao về trăng
* Mặt trăng có đặc điểm gì khác ( giống) mặt trời?
Khái quát:..
Nhóm 3: Các vì sao
Cô yêu cầu nhóm 3 dùng các bộ phận trên cơ thể đểvẽ miêu tả hình ảnh của bức tranh – Các nhóm còn lại đoán.
Các con hãy nói những gì mình biết vể các vì sao?
sao 5 cánh, ở rất xa trái đất, có nhiều vì sao mọc vào những đêm hè, sử dụng sa bàn hình ảnh sao lấp lánh?
- Vào buổi tối con người làm gì? Trẻ em phải đi ngủ lúc mấy giờ? Tại sao?
Cho trẻ hát bài: Chúc ngủ ngon
* Các con vừa tìm hiểu về những gì?
Mặt trời, mặt trăng và các vì sao tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đều được gọi là những hành tinh và chúng ở rất xa trái đất của chúng ta.
Vậy ngoài mặt trời, mặt trăng và các vì sao các con còn biết hành tinh nào nữa không?
Cô giới thiệu: Trái đất của chúng ta cũng là 1 hành tinh. Cho trẻ xem thí nghiệm nhỏ để hiểu Trái Đất luôn quay quanh mặt trời và vì sao lại có ngày và đêm
Bây giờ chúng mình hãy cùng tham gia trò chơi với chú Cuội nhé !?- Mời cuội lên
* Trò chơi 1:Chiếc hộp thông minh
Cách chơi: Trên khay của Cuội đựng 4 chiếc hộp đánh số 1,2,3, 4. Trong mỗi chiếc hộpđể một bức tranh về một hoạt động của bé vào một thời điểm trong ngày. Các đội sẽ cử bạn đội trưởng lên bốc thăm sau đó có 15 tiếng tích tắc để bàn bạc thảo luận trong nhóm. Hết thời gian suy nghĩ các đội phải cử một bạn lên làm động tác minh hoạ hoạt động trong tranh cho các đội đoán. Cùng với số ghi trong hộp các đội sẽ phải trả lời thêm một câu hỏi phụ(câu hỏi chọn dữ kiện đúng hay sai và giải thích.) Nếu vận động giống tranh và trả lời câu hỏi chính xác phần thưởng cho mỗi đội sẽ làmột ngôi sao may mắn
Luật chơi: Nếu đội nào vận động đúng với tranh nhưng trả lời câu hỏi sai thì phải nhường quyền trả lời cho các đội còn lại và không được thưởng sao
Ví dụ:. Chiếc hộp số 1 có tranh bé đang tập thể dục
- Câu hỏi phụ: Thời điểm mặt trời mọc gọi là hoàng hôn. Đúng hay sai?
Chiếc hộp số 2 có tranh bé đang ăn cơm
- Câu hỏi phụ:Buổỉ trưa chơi ngoài nắng rất có lợi đối với cơ thể con người. Đúng hay sai
Chiếc hộp số 3 có tranh bé đang ngủ
Câu hỏi phụ: – Vào những ngày đầu tháng trăng rất tròn. Đúng hay sai
Trò chơi 2: Bé nào giỏi hơn
Cách chơi: Trên màn hình là bốn hình ảnh thể hiện các thời điểm trong ngày: Bình minh; Buổi trưa; Hoàng hôn; Đêm tối và các hình ảnh hoạt động của con người trong ngày. Nhiệm vụ của các con là phải chọn những hình ảnh hoạt động phù hợp với từng thời điểm trong ngày và kích chuột đưa hình ảnh đó vào thời điểm phù hợp. Nếu lựa chọn đúng và đủ các hình ảnh trên màn hình sẽ xuất hiện bức tranh hoàn chỉnh.
Cô chơi mẫu. Cho trẻ chơi thử một lần trên máy chiếu
Tổ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cô cột tóc cho trẻ nữ gọn gàng.
- Cô sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn để cho trẻ ăn xế.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát: Đếm sao
- Cô hỏi trẻ bài hát nói về gì?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về các hiện tượng cảu ban ngày và ban đêm
- Cô hướng dẫn trẻ : Ôn các khối trẻ đã học
- Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Cô hỏi trẻ xem những góc chơi ấy sáng nay chơi những gì? Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. Cô chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết thúc các góc chơi cô nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
Đánh giá cuối ngày: 
- Hoạt động chung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động ngoài trời: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động vui chơi: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động chiều: ......................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 20 tháng 3 năm 2012
MÔN: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Ôn “ Nhận biết gọi tên khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật ”
	I. Yêu cầu:
Trẻ nhận biết khối cầu, trụ, vuông, hình chữ nhật và những đặc điểm, tính chất của chúng.
Phát triển khả năng liên tưởng, suy đoán, cũng cố kỷ năng xếp xen kẻ và kỷ năng tạo hình
Giáo dục trẻ tính tự tin trong khi hoạt động.
II. Chuẩn bị : 
Không gian tổ chức: Trong lớp .
Đồ dùng phương tiện: Đất nặn .Mỗi trẻ có đủ các khối :Cầu, trụ, vuông, chữ nhật. Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn.Giấy vẽ các hình khối, bút màu.
* Tích hợp: Âm nhạc.
III. Tiến trình tổ chức:
1.HoẠT động 1: Mở đầu hoạt động: Đọc thơ “Bốn mùa ở đâu”
Các con vừa đọc bài thơ gì? Mùa hạ ở đâu? Mùa đông thì sao? Mùa thu như thế nào?
Mùa xuân có gì? Mỗi mùa đều có ích cho mọi người, mọi cảnh vật trên trái đất nên các con phải yêu thích thiên nhiên nhé!
2.Hoạt động trọng tâm: Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”.
Nhận biết gọi tên các khối 
Có những đám mây tạo thành những hình khối trông rất đẹp, các con xem đám mây tạo nên hình khối gì nào?
Cô giơ từng loại khối, trẻ chọn khối giống cô và đọc tên từng loại khối.
Cho trẻ chọn khối theo tên gọi và đọc tên khối.
Trẻ tìm những đồ vật có dạng hình khối đặt xung quanh lớp
Luyện nhận biết khối : Đọc thơ “ Mưa”.
Trò chơi : “ Thi xem ai chọn nhanh”
Lần 1 : Chọn khối đứng và chồng được, lăn được.
Lần 2: Chọn khối đứng được nhưng không lăn được.
Lần 3 : Chọn khối không chồng lên nhau được.
Lần 4 : Chọn khối có 6 mặt là hình vuông.
Trò chơi
Chơi: “ Xếp bồn cây”: Nhóm 1-2 : Xếp 2 khối chữ nhật nằm ngang, 1 khối trụ đứng; Nhóm 3-4 : Xếp 1 khối vuông.
Chơi : “ Thi tài vẽ”: Mỗi nhóm chọn cho mình những hình vẽ sẵn và suy nghĩ vẽ thêm nét gì để thành đồ vật.
Ví dụ : Hình khối trụ vẽ thêm quai thành cái ca. Hình khối chữ nhật vẽ thêm nét để thành tủ thuốc, tủ lạnh
Kết thúc : Hát “ Mây và gió”.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Khi trẻ ngủ dậy cô cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cô cột tóc cho trẻ nữ gọn gàng.
- Cô sắp xếp cho trẻ ngồi vào bàn ngay ngắn để cho trẻ ăn xế.
- Cô đọc câu đố về các hiện tượng tự nhiên
- Cô cho trẻ ôn lại các khốiđã học buổi sáng
- Cô cho trẻ xem hình ảnh chú phi công lái máy bay
- Cô cho trẻ tập vẽ cầu vồng
- Cô hát lần 1 bài: nẮNG SỚM
- Cô dạy trẻ hát từng câu.
- Khi trẻ nhớ lời cô dạy trẻ hát cả bài và vận động cùng với nhạc.
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Khúc hát bốn mùa
- Cô hướng dẫn trẻ trò chơi: Ai đoán giỏi
 Cô gợi ý cho trẻ nhắc lại các góc chơi. Cô hỏi trẻ xem những góc chơi ấy sáng nay chơi những gì? Cô hướng dẫn trẻ vào các góc chơi. Cô chơi cùng trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Kết thúc các góc chơi cô nhắc trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi qui định
Đánh giá cuối ngày: 
Hoạt động chung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động ngoài trời: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động vui chơi: ......................................................................................................................................................................................................................................................
- Hoạt động chiều: ......................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 21 tháng 3 năm 2012
MÔN: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI: Vẽ cầu vồng.
I/Yêu cầu:
- Cháu biết được hình dáng của cầu vồng và màu sắc của cầu vồng.
- Cháu biết dùng những nét cong để vẽ lại cầu vồng qua hiểu biết cảm nhận của trẻ.
- Thông qua hoạt động trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cầu vồng.
II/ Chuẩn bị:
- Giấy ,bút chì, bút màu.
- Tranh mẫu, bìa , bút dạ.
* Tích hợp: Toán, âm nhạc
III/ Cách tiến hành:
1/ Hoạt động 1:
* : Đọc thơ “ Cầu vồng”. (Mưa rào vừa tạnh. Có cái cầu vồng. Ai vẽ cong cong. Tô màu rực rỡ: tím, xanh, vàng, đỏ. Ồ 2 cái cơ. Cái rõ, cái mờ. Ai tài thế nhỉ.)
* Giới thiệu: Bài thơ miêu tả về cái gì? 
Cầu vồng xuất hiện lúc nào? 
Cầu vồng có màu sắc ra sao? 
Con thấy cầu vồng có đẹp không? 
Hôm nay cô dạy cho cháu vẽ cầu vồng nhé!
2/

File đính kèm:

  • docchu_de_nhanh_hien_tuong_thien_nhien.doc