Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Những nghành nghề phổ biến trong xã hội

1/Hoạt động 1:Cô cho trẻ đi chạy theo cô . Sau đó cho trẻ đi các kiểu chân .

2/Hoạt động 2: Thể dục sáng

+ Bài tập phát triển chung:

-Hô Hấp: Thổi bóng bay

 + 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh.

- Tay vai 1: 2 tay đưa ra ngang , lên cao

+ Nhịp 1: Bước chân trái sang trái 1 bước, đồng thời đưa 2 tay ra ngang, lòng bàn tay sấp

+ Nhịp 2: đưa 2 tay lên cao.

+ Nhịp 3: Như nhịp 1

+ Nhịp 4: Về TTCB.

- Chân 2: Ngồi xổm đứng liên tục

*TTCB: Đứng đứng khép chân,tay thả xuôi đầu không cúi

+ Nhịp 1: kiểng gót chân ,tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau.

+ Nhịp 2: ngồi xổm tay thả xuôi.

+ Nhịp 3: như nhịp 1.

+ Nhịp 4: về TTCB.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Nghề nghiệp - Chủ đề nhánh: Những nghành nghề phổ biến trong xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân.
- Nghề xây dựng
-Dạ có.
- Dạ muốn
- Trẻ lắng nghe cô hat và nhắc lại tên bài hát.
- Trẻ hát.
- Cả lớp hát 2 lần, Tổ, nhóm, cá nhân
- Trẻ tự do trả lời
- Trẻ vừa nhìn cô vừa hưởng ứnglàm theo
- Quan sát vận động
- Cháu hát + vận động.
- Cháu chú ý lắng nghe.
- Cháu hưởng ứng vận động theo cô. 
-Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi.
-Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ làm theo cô
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hát và vận động bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Làm quen đề tài ĐẬP BÓNG VÀ BẮT BÓNG
Thứ 3/29/11/2011
 PTTC-TD 
VĐCB:ĐẬP BÓNG VÀ BẮT BÓNG
TC:CÁO VÀ THỎ
I/. YÊU CẦU:
- Trẻ biết đi ngang bước dồn trên ghế thể dục.
- Phát triển tố chất khéo, cơ chân, cơ tay.
 II/. CHUẨN BỊ: 
- Băng ghế thể dục.
- Rổ đựng các chữ cái đã học.
- Sân thoáng mát, băng nhạc
III/. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/. Hoat động 1: Trẻ đi vòng tròn kết hợp tập theo băng, dĩa và sau đó trở về 3 hàng ngang tập BTPTC.
2/. Hoạt động 2: 
* BTPTC: Giống thể dục sáng,bỏ qua động tác hô hấp.
ĐTNM: tay
*Vận động cơ bản:Đập và bắt bóng:
-Các con nhìn xem trước mặt các con có gì?
-Bóng dùng để làm gì? 
-Đúng rồi bóng dùng để đá banh,chơi bóng chuyền hôm nay cô sẽ cho các con thi đập và bắt bóng.ai đập và bắt bóng giỏi cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi.
*Cô làm mẫu:
 +Cô thực hiện lần 1 cho trẻ quan sát
+Cô thực hiện lần 2 phân tích động tác:Tư thế chuẩn bị:Cô đứng chân rộng bằng vai,2 tay cầm bóng.Khi có hiệu lệnh của cô,các con đập bóng mạnh xuống sàn,khi bóng nẩy lên các con bắt bóng bằng 2 tay,các con không được ôm bóng vào người khi bắt bóng nhé.
-Cho 1 trẻ tập, cả lớp nhận xét
+Cô lần lượt cho 2 trẻ 1 thực hiện.Khi trẻ biết cách thực hiện cô cho 2 tổ thi đua.
 -Cô quan sát và động viên trẻ chơi
*Trò chơi:Cáo và thỏ
 Cách chơi:1 bạn làm cáo ngồi 1 góc lớp,tất cả lớp làm thỏ.Thỏ đi kiếm ăn vừa đi vừa đọc bài thơ:Trên bãi cỏđến câu cuối cùng thì cáo sẽ gừ lên 1 tiếng và bắt thỏ.Còn thỏ khi nghe cáo gừ thì phải chạy nhanh về chuồng của mình.
3/Hoạt động 3:
 Nhận xét giờ hoạt động và cho trẻ ra chơi.
- Trẻ tập
-bóng.
-Đá banh,chơi chuyền bóng...
-Trẻ quan sát cô thực hiện
-Trẻ chơi trò chơi.
MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI
PTNT-KPXH
I/. YÊU CẦU
-Trẻ biết một số nghề phổ biến trong xã hội.
-Giáo dục trẻ biết yêu quý,ghi nhớ công ơn người lao động,kính trọng các nghề
II/. CHUẨN BỊ: 
-Tranh 1 số nghề
III/. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1:
-Cho lớp hát bài:Cháu yêu cô chú công nhân
-Trong bài hát nói đến nghề gì? 
-Nghề thợ xây chú công nhân xây gì?
-Nghề thợ may cô công nhân may gì?
-Đúng rồi, chú công nhân xây nhà còn cô công nhân dệt may áo mới. Nhờ có cô chú công nhân mà chúng ta có nhà để ở, có quần áo để mặc đó. Các con phải nhớ ơn cô chú công nhân đó ,biết không? 
*Hoạt động 2:
-Trò chơi con thỏ.
-Các con nhin xem cô có tranh gì đây?
- Trong tranh có ai?
- Vậy các con có đoán được chú công nhân này làm nghề gì không?
- Chú dùng gì để xây nhà?
- Đúng rồi chú dùng gạch để xây nhà,ngoài ra chú còn dùng thêm xi măng, cát, đá để xây nên ngôi nhà ,ngôi trường chúng ta học đó các con.Vậy các con có yêu quí và nhớ ơn cô chú công nhân không?
- Phải rồi các con phải yêu quí và nhớ ơn cô chú công nhân nhớ chưa?
-Chốn cô.
- Cô đâu?cô còn có tranh gì nữa đây?
- Đúng rồi bác nông dân đang gặt lúa. Các con biết không bác nông dân đang gặt lúa đó làm nghề nông đó các con. Lớp mình đọc lại nào: “Nghề nông”
- Các con nhìn xem gương mặt của bác nông dân có vui không?
- Đúng rồi bác đang rất vui,mặt dù rất mệt khi làm việc dưới trời nắng chang chang nhưng bác vẫn mĩm cười, vì vụ mùa năm nay bác thu hoạch được rất nhiều lúa đó các con.
- Để có hạt gạo cho các con ăn hằng ngày là nhờ bác nông dân đó. Các con nhìn bức tranh xem bác nông dân làm việc có vất vả không?
- Đúng rồi dưới trời nắng chang chang nhưng bác vẫn miệt mài làm việc để tạo ra hạt gạo cho các con ăn. Vậy các con có biết ơn bác nông dân không?Có yêu quí và kính trọng bác không?
- Biết ơn bác nông dân thi các con phải làm gì?
- Các con phải biết quí trọng hạt gạo của bác nông dân làm ra, ăn cơm phải ăn hết không được để dư thừa, không ăn rơi vãi ra ngoài. Các con làm được không?
- Ngay cả ơ trường cũng vậy các con cũng phải ăn hết xuất không được bỏ dư thừa, được không?
-Các con ơi! Ngoài nghề nông nghề xây dựng ra thì các con còn biết những nghề nào nữa?
- Đúng rồi, ngoài nghề nông nghề xây dựng ra còn có rất là nhiều nghề như nghề : thợ mộc, thợ may
-Các con ơi! Các cô chú công nhân, bác nông dân gọi chung là những người lao động,đã bỏ ra nhiều công sức để xây nên ngôi nhà cho chúng ta ở, quần áo cho chúng ta mặcVậy các con phải biết yêu quí và nhớ ơn người lao động nhé!
- Hôm nay các con học rất là giỏi cô sẽ thưởng cho các con trò chơi các con có thích không?
*Trò chơi: Tranh nào biến mất?
 Cách chơi: Cô có 3 bức tranh khi cô giấu đi một búc tranh thì các con phải biết tranh nào biến mất va ngược lại khi cô nói tranh nào vừa xuất hiện thi các con noi tên bức tranh vùa xuất hiện,được không nào?
 3/Hoạt động 3:
-Cô nhận xét tuyên dương lớp
-Thợ xây,thợ may
-Chú công nhân xây nhà.
-Cô công nhân dệt may áo.
-Dạ biết.
-Tranh chú công nhân xây nhà.
- Chú công nhân
- Thợ xây.
- Dùng gạch để xây nhà.
- Dạ có
- Dạ nhớ.
- Tranh bác nông dân đang gặt lúa
- Trẻ đọc 2-3 lần
- Dạ vui.
- Dạ vất vả
- Dạ biết ơn.
- Dạ có
- Trẻ trả lời.
- Dạ được.
- Dạ được.
-Trẻ kể
- Dạ thích.
- Dạ được.
-Trẻ chơi trò chơi.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Cho trẻ làm quen cách chia số lượng 4 làm hai phần rèn đội hình chơi trò chơi cho cháu.
- Nhắc nhở trẻ mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- Xắp xếp đồ chơi trong lớp gọn gàng
Thứ 4/30/11/2011
PTNT-LQVT PTNT
HĐ: LQVT
CHIA NHÓM SỐ LƯỢNG 4 LÀM 2 PHẦN. 
I/. YÊU CẦU:
- Trẻ biết thêm bớt, chia nhóm có 4 đối tượng làm 2 phần theo nhiều cách khác nhau
- Nhận biết và phát âm đúng các thể số từ 1- 4
- Biết yêu quí ngôi nhà của mình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
II/. CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 4 cái áo.
- Thẻ số từ 1 - 4.
- Một vài nhóm đồ dùng các nghề có số lượng 4
III/. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/. Hoạt động 1:
Cô cùng cháu hát + VĐ bài Chiếc khăn tay.
2/. Hoạt động 2:
*Phần 1: Ôn số lượng 4:
- Các con vừa hát bài hát nói gì?
- Ai may cho bạn chiếc khăn tay?
-Vì mẹ của bạn ấy là thô may nên may rất đẹp và bạn rất thích đó các con.
- Vậy các con có được mẹ may cho chiếc khăn tay bao giờ chưa?
- Hôm nay là sinh nhật của bạn búp bê . Mẹ bạn may tặng bạn chiếc khăn tay. Các con có quà gì tặng búp bê không?
- Con có bao nhiêu cái áo trên tay?
- Hôm nay là sinh nhật lần thứ 4 của bạn búp bê. Vậy con hãy chọn thêm để đủ 4 cái tặng bạn búp bê?
- Vậy 2 thêm 2 được mấy?
- Chọn số tương ứng đặt vào?
- Bạn nào có quà khác tặng búp bê?
- Cho trẻ kiểm tra và chọn số tương ứng đặt vào.
* Phần 2: Thêm bớt chia nhóm có 4 đối tượng làm 2 phần:
- Ngoài những cái áo các con định tặng búp bê cô còn chuẩn bị cho các con mỗi bạn 1 món quà để tặng thêm cho búp bê nữa. Nhìn xem trong rỗ các con có gì?
- Thế các con có biết vì sao cô chuẩn bị cho các con nhiều áo như vậy không?
- Vì mẹ bạn búp bê là thợ may, sang năm bạn búp bê vào học lớp lá rồi, mẹ phải chuẩn bị nhiều quần áo mới để búp bê đi học đó. 
- Cô cũng có quà tặng búp bê nữa. Các con đoán xem trên tay cô có gì?
- Cô cũng tặng bạn búp bê nhiều áo để búp bê mặc đẹp.
- Sinh nhật của búp bê vui quá, có rất nhiều quà bánh, để buổi tiệc vui hơn cô cháu mình cùng chơi một trò chơi nhé !
- Cô cùng cháu chơi tập tầm vông. trẻ đoán tay nào không, tay nào có.
- Cô cho trẻ đếm xem cô có bao nhiêu cái áo?
- Cô chia 4 cái áo ra 2 tay cho cháu đoán tay phải của cô có bao nhiêu áo?
- Tay phải cô có 2 áo.
- Vậy các con đoán xem tay trái của cô có mấy áo?
- 2 gộp lại với 2 thì được mấy?
- Các con có thích trò chơi này không?
- Bây giờ các con cùng chơi với cô nè. 
- Các con có bao nhiêu cái áo?
- Các con chia 4 cái áo của mình ra 2 tay theo ý thích các con?
- Cô hỏi cháu kết quả chia.
- Con chia như thế nào?
- Vậy tay phải và tay trái gộp lai nhau con sẽ được bao nhiêu cái áo?
- Vậy 3 thêm 1 hay 1 thêm 3 thì sẽ được mấy?
- Bạn nào có cách chia 1 tay có 3, 1 tay có 1 giống bạn?
- Bạn nào có cách chia khác bạn?
- Bạn có cách chia: Mỗi tay có 2 cái áo.
- Vậy khi gộp 2 tay lại thì con có tất cả bao nhiêu cái áo?
- Ai có cách chia giống bạn?
- Cô kiểm tra một vài bạn.
- Đúng rồi, cách chia này giống cách chia của cô chơi tập tầm vong phải không?
- Vậy khi 2 tay gộp lại con sẽ được mấy cúc áo?
- Vậy 4 thêm 2 được mấy?
- Có ai còn cánh khác không ?
- Như vậy với số lượng 4 ta có tất cả mấy cách chia? Đó là những cách nào?
- Đúng rồi, với số lượng 4 ta có 2 cách chia:
+ 1/3 hay 3/1
+ 2/2 hay 2/2
- Cô thấy các con chơi rất giỏi. Để xem các con có giỏi hơn nữa không. Bây giờ trò chơi cao hơn chút nhé: các con chia theo yêu cầu của cô.
- Cô lần lượt yêu cầu cháu chia theo các cách trên. Sau mỗi lần chia cô hỏi kết quả, gộp lại.
* Phần 3: Trò chơi
Cô cho trẻ chia theo thẻ số.
- Bây giờ bạn búp bê tặng các con 2 thể số. Các con hãy chia theo thể số của mình.
- Cô kiểm tra kết quả của trẻ.
- Bây giờ bạn búp bê tổ chức một trò chơi rất thú vị. Đó là trò chơi gắn quả.
- Cô giới thiệu 3 cây, rổ đựng quả.
- Nhìn xem rỗ quả có quả như thế nào?
- Nếu quả chín quá thì có ở trên cây được không? Sẽ như thế nào?
- Đúng rồi, như vậy thì các con sẽ gắn quả sống trên cành, quả chín gắn dưới gốc nhé.
- Chia lớp mình ra 2 đội. Thi nhau gắn quả vào cây. Sau đó giới thiệu cho bạn biết về cây của mình là cây gì?

File đính kèm:

  • docchu_de_nghe_nghiep_chu_de_nhanh_nhung_nghanh_nghe_pho_bien_t.doc