Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Thơ: Giúp mẹ

I. Mục tiêu giáo dục:

- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết từ khó, hình ảnh thay thế.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp 2/2, thể hiện ngữ điệu trong giọng đọc và phát triển kỹ năng ghi nhớ.

- Ngôn ngữ: Trẻ đọc mạch lạc, rõ lời và trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng.

- Giáo dục: Trẻ phải biết vâng lời bố mẹ, người lớn, chăm chỉ học hành. Biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà và môi trường xung quanh.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Giáo án.

 + Đồ dùng dạy học: tranh thơ chữ to, phách tre, vòng nhựa .

 + Phương tiện dạy học: đàn, máy vi tính

- Phương pháp-biện pháp:

+ Đàm thọai, trực quan, đọc thơ diễn cảm, luyện đọc.

+ Bài hát, trò chơi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Thơ: Giúp mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 5 ngày 20 tháng 10 năm 2011.
SỌAN GIÁO ÁN.
MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC.
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH.
ĐỀ TÀI: THƠ “GIÚP MẸ”.
I. Mục tiêu giáo dục:
- Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết từ khó, hình ảnh thay thế.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp 2/2, thể hiện ngữ điệu trong giọng đọc và phát triển kỹ năng ghi nhớ.
- Ngôn ngữ: Trẻ đọc mạch lạc, rõ lời và trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng.
- Giáo dục: Trẻ phải biết vâng lời bố mẹ, người lớn, chăm chỉ học hành. Biết giữ gìn vệ sinh ngôi nhà và môi trường xung quanh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Giáo án.
 + Đồ dùng dạy học: tranh thơ chữ to, phách tre, vòng nhựa .
 + Phương tiện dạy học: đàn, máy vi tính
- Phương pháp-biện pháp:
+ Đàm thọai, trực quan, đọc thơ diễn cảm, luyện đọc.
+ Bài hát, trò chơi.
III. Tổ chức họat động:
 Họat động của cô
Họat động của trẻ.
* Họat động 1: Trò chuyện chủ đề.
- Hát “Mẹ yêu không nào”
- Trong bài hát con cò đi chơi có hỏi mẹ không?
- Còn bạn nhỏ thì như thế nào?
- Các con muốn đi chơi phải làm gì?
- Giáo dục: Trẻ phải biết vâng lời người lớn, khi muốn đi chơi thì phải xin bố mẹ, giữ gìn vệ sinh ngôi nhà và môi trường xung quanh không vứt rác linh tinh mà phải bỏ vào nơi quy định.
- Tác giả Phan Thị Thanh Nhàn đã sáng tác một bài thơ rất hay, đó là bài thơ “Giúp mẹ ”hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu bài thơ.
* Họat động 2: Cô đọc diễn cảm bài thơ.
*Đọc diễn cảm kết hợp với tranh tổng quát
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một bạn nhỏ chủ nhật được nghỉ ở nhà bạn giúp mẹ nhặt rau, quét dọn, xếp áo quần và dỗ em, bạn đã được bố mẹ khen là con ngoan.
* Cô đọc diễn cản lần 1 kết hợp với tranh thơ chữ to.
- Cô giải thích hình ảnh thay thế cho từ trong bài thơ và cho trẻ đọc.
+ Hình ảnh “nhà” thay thế cho từ “ nhà”.
+ Hình ảnh “bạn nhỏ” thay thế cho từ “ em”.
+ Hình ảnh “em bé” thay thế cho từ “bé”.
- Cô giải thích từ khó và cho trẻ đọc:
+ Xếp gọn: quần áo được gấp lại và cất và nơi quy định.
+ Dỗ: hành động cử chỉ nhẹ nhàng, âu yếm đối với em của bạn.
- Cô cho cả lớp đọc diễn cảm bài thơ.
- Cho trẻ đọc thi đua theo tổ.
- Bạn trai, gái đọc thi.
- Cô cho trẻ đọc theo cá nhân
- Cô đàm thọai nội dung bài thơ
+ Được nghỉ ở nhà bạn giúp mẹ cha những việc gì?
+ Cha mẹ như thế nào?
+Cha mẹ khen bạn như thế nào?
- Giáo dục: Các con phải như bạn trong bài thơ được nghỉ ở nhà bạn đã giúp được rất nhiều việc nhà cho bố mẹ trong ngày chủ nhật mà, chúng ta phải giúp đỡ việc nhà cho bố mẹ trong tất cả các ngày khác nữa.
* Họat động 3: Củng cố.
- Trò chơi: “Thi ai nhanh”.
- Cách chơi” : Chia lớp thành 2 đội nhảy qua vòng, chọn hình những công việc mà bạn đã giúp đỡ cho bố mẹ trong bài thơ gắn lên bảng đội nào gắn được nhiều là thắng cuộc.
- Luật chơi: Khi nhảy vào vòng chân giẫm vào vòng thì hình đó không được tính.
- không ạ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Giúp mẹ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ đọc theo cô.
- Trẻ đọc.
- lớp đọc
- Tổ đọc
- Trẻ kể.
- Vui cười.
- Ngoan quá.
- Trẻ chơi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_gia_dinh_de_tai_tho_giup_me.doc