Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà bé yêu thương - Nguyễn Thị Phương

Tổ chức thực hiện:

 * Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau”.

 * Hoạt động 2: Bài hát nói về điều gì? Hãy trò chuyện về gia đình của mình.

 Cho trẻ xem những bức ảnh của trẻ mang đến và yêu cầu trẻ trò chuyện theo tổ, sau đó cử đại diện lên giới thiệu cho cả lớp nghe. ( Tôi thưa các bạn đây là gai đình của tôi, gia đình tôi có Bố, Mẹ, anh Hưng )

 Bạn hãy nói co cả lớp biết bố Bạn làm nghề gì? Còn Mẹ?.( Hỏi về công việc của từng thành viên của gia đình để trẻ trả lời

 - Còn gia đình con thì sao? Gia đình có mấy người? Công việc của mọi người như nào?.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Ngôi nhà bé yêu thương - Nguyễn Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Trẻ biết làm đất mềm dẻo, chia đất và sử dụng các kỹ năng đã học để nặn được cái bát. Biết cái bát là đồ dùng trong gia đình.
 - Luyện kỹ năng xoay tròn, làm lõm, vuốt mịn 
 - Biết cảm nhận cái đẹp qua sản phẩm của mình, từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đồ dùng gia đình.
	Chuẩn bị:
 Mẫu của cô cho trẻ quan sát.
 Bát thật để trong hộp kín, đất nặn, bảng con, nơi trưng bày sản phẩm cho trẻ.
	Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động 1: Cho cả lớp đọc thơ “ Cái bát xinh xinh” 
 Trò chuyện qua về nội dung của bài thơ. Bài thơ nói về gì? Đã ai nhìn thấy cái bát chưa? Bát dùng để làm gì? Khi dùng phải như nào?...
	Hoạt động 2:
 * Quan sát cái bát: Các bạn giỏi lắm cô có món quà tặng cho các bạn, bạn nào lên khám phá món quà của cô mang đến ? ( Cho trẻ lên sờ,và đoán rồi lấy cái bát ra và gọi tên).
 - Cái gì đây? Cả lớp gọi tên của nó lên ( Cái bát). Cái bát này như nào? ( miệng tròn, lòng trắng, hơi sâu, dưới cùng có đế bát).
 - Hãy cầm lên tay xem cái bát này được làm bằng gì? Dùng để làm gì? Khi sử dụng nó phải như thế nào?
 Trong mỗi gia đình cái bát là vật dụng không thể thiếu được, nó dùng để đựng cơm, đựng thịthàng ngày. Dù có nhắm mắt lại chúng ta vẫn tưởng tượng ra cái bát có phải không?
 Vậy chúng mình hãy nghe cô đọc câu đố này và nói thật nhanh xem đó là gì nhé. ( miệng tròn, lòng trắng phau phau, đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày?) Đó là gì? ( cái bát). Nhìn xem là gì đây? Truyền tay nhau xem cái bát này có giông với cái bá chúng mình vừa quan sát không?
 ( Cho trẻ quan sát rồi nêu ý kiến nhận xét của mình về chất liệu, kiểu dáng, mù sắc)
 Để làm được cái bát như này cần phải có gì? Các bạn có muốn tự tay mình làm ra cái bát như này không? Hãy quan sát cô làm trước nhé.
 * Quan sát cô làm mẫu: Nói rõ cho trẻ các thao tác cô làm ( Nhào cho đất mềm dẻo, sau đó chia thành phần nhỏ rồi xoay tròn, làm lõm ở giữa tạo lòng bát, sau đó vuốt mịn xung quanh để tạo thành cái bát. Có thể làm cái bát to, nhỏ.
 * Trẻ thực hiện: Cho trẻ thực hiện theo nhóm của mình. Cô gợi ý hướng dẫn thêm cho trẻ còn lúng túng.
 - Nhắc trẻ tập trung làm việc không dùng đất để làm những thứ khác
	Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm. 
 - Cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày. Cả lớp cùng quan sát và nêu nhận xét cuả cá nhân trẻ về sản phẩm của trẻ.
 - Khuyến khích trẻ tự đưa ra ý kiến của trẻ về những sản phẩm đẹp , sản phẩm cần phải bổ sung thêm chi tiết. ( Theo con nếu muốn cái bát này đẹp hơn phải làm như nào?...)
	Hoạt động 4: Cho trẻ hát bài “ Tổ ấm gia đình”. Và cho trẻ ra chơi.
Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 3 ngày 02 tháng 11 năm 2010
	Yêu cầu:
 - Trẻ biết đi trong đường hẹp mà không chạm vạch, trèo lên xuống ghế không bị ngã, không đổ ghế.
 - Rèn khả năng khéo léo cho trẻ, phát triển tố chất thể lực nhanh, mạnh, khỏe cho trẻ.
 - Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động.
	Chuẩn bị: Phấn, ghế ngồi của trẻ để trẻ trèo, một số chai nước, cờ, hoa để tặng cho trẻ.
 Bài hát “ cháu yêu bà”, “ Niềm vui gia đình”.
 	Tổ chức hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hát bài “Cháu yêu Bà”, trò chuyện.
 - Bài hát nói về ai? Ở nhà con có Bà không?
 - Các con có yêu bà không? Vậy mà có một bạn nhỏ không biết thương Bà đó là ai nhỉ ( Tích chu).
 Chỉ vì ham chơi, không quan tâm đến Bà khi Bà bị ốm, vì vậy mà Bà đã hóa thành chim bay đi tìm nước để uống, Tích Chu có hối hận không?
	Hoạt động 2:
 	* Khởi động:
 Các bạn có muốn giúp Tích chu đi lấy nước về cho Bà của Tích Chu uống dể Bà trở lại thành người không? Đường đi đến suối tiên thật là vất vả, phải trải qua nhiều chặng đường. Vậy chúng mình cùng bắt đầu lên đường.
 ( Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn, kết hợp các tư thế sau đó đứng tách thành 3 hàng ).	
	* Trọng động:
	Bài tập phát triển chung:
 Sau chặng đường khá dài chắc các bạn đã mệt, vậy hãy dừng lại tập vài động tác thể dục, để tiếp tục cuộc hành trình nhé.
 - Tay vai: Hai tay giơ ra trước – lên cao.
 - Chân: Ngồi khuỵu gối.
 - Bụng: Nghiêng người sang hai bên.
 - Bật: Bật tách khép chân.
	Vận động cơ bản:
 Bây giờ mời các bạn tiếp tục lên đường, chặng đường này sẽ phải đi trên một cây cầu và trèo qua những ngọn núi.( cho trẻ đứng thành 2 hàng đối diện nhau quan sát cô tập mẫu)
 Lần 1 không phân tích động tác.
 Lần 2 phân tích động tác: Đứng trước vạch, mắt nhìn thẳng, hai tay giang ngang đi thẳng về phía trước, chú ý phải đi thật khéo vì cây cầu rất nhỏ, nếu không cẩn thận sẽ bị ngã xuống vực, do vậu phải đi vào giữa cầu, không dẫm ra mép cầu, đi qua cầu sẽ tiếp tục phải trèo qua 3 ngọn núi nưã, đến suối tiên lấy nước mang về.
 Cho 2 trẻ lên tập mẫu và yêu cầu trẻ quan sát và nhận xét.
 Lần lượt từng đôi lên tập 1 lần.
 Cho 2 tổ thi đua nhau luyện tập xem đội nào mang được nhiều nước về , sau mỗi lần cho trẻ đếm số chai nước, đội nào được nhiều được tặng 3 bông hoa, sau 2 lượt thi đua, tổ nào mang được nhiều nước về là tổ thắng cuộc.
 Các bạn rất giỏi và đã biết quan tâm đến người khác, với lòng nhiệt tình giúp bạn Tích Chu đi lấy nước suối tiên về nên sau khi uống nước Bà của Tích Chu đã trở lại thành người. Tích Chu gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn và hứa sẽ không bao giờ đi chơi như thế nữa.
	Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân, kết hợp hát “ Niềm vui gia đình”
	Hoạt động 3: Nhận xét giờ học và cho trẻ chuyển hoạt động tiếp.
	Đánh giá cuối buổi:
 Thứ 4 ngày 03 tháng 11 năm 2010
PTNN: 
 	Yêu cầu:
 - Trẻ cảm nhận âm điệu vui tươi, nhẹ nhàng của bài thơ; Hiểu nội dung và thuộc thơ.
 - Biết diễn đạt từ ngữ mạch lạc, biết ngôi nhà là nơi gia đình sinh sống.
 - Biết đọc diễn cảm theo âm điệu, nhịp điệu của bài thơ.
 - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, luôn giữ gìn cho ngôi nhà sạch sẽ.
	Chuẩn bị: 
 - Tranh vẽ minh họa nội dung của bài thơ; sân, ao rau muống, ao sen, cây chuối, vườn ngô
 - Cho trẻ đứng quan sát ruộng ngô và vườn chuối của nhà dân ở sau lớp.
	Tổ chức hoạt động:
	Hoạt động 1: 
 Hát bài “ Nhà của tôi” trò chuyện.
 Bài hát nói về gì? Ngôi nhà là nơi dành cho mọi người làm gì? ( Về nghỉ ngơi, quây quần bên nhau
 Hãy kể về ngôi nhà thân yêu của mình cho các bạn nghe.( Cho 1 vài trẻ kể )
 Các bạn có yêu ngôi nhà của mình không? Phải làm gì để ngôi nhà luôn sạch, đẹp?
	Hoạt động 2:
 Các con ạ. Ngôi nhà chính là nơi để mọi người sau một ngày lao động mệt nhọc trở về quây quần bên nhau, nghỉ ngơi trò chuyện, vì vậy mà không ai là người không yêu ngôi nhà của mình. Nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã bày tỏ tình cảm thiết tha với ngôi nhà của mình qua bài thơ “ Em yêu nhà em” các bạn hãy lắng nghe cô đọc nhé. 
 - Đọc diễn cảm toàn bộ 1 lượt. Hỏi tên bài thơ, tên tác giả.
 - Đọc lần 2: Minh họa tranh.Bài thơ có tên là gì? Ai đã sáng tác bài thơ này?
 - Bài thơ nói về điều gì? ( Nói về tình cảm của bạn nhỏ về ngôi nhà thân yêu của mình.).
 Ngôi nhà đó ở Thành phố hay ở nông thôn?
 Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình, một ngôi nhà ở nông thôn, khung cảnh thật êm đềm, và đầm ấm thân thương. Không giống như sự ồn ào náo nhiệt ở thành phố, mà ngôi nhà này lại có tiếng chim hót, có đàn gà dong chơi ở ngoài sân
 Trích dẫn – đàm thoại:
 Ngôi nhà được mô tả như nào? ( Có đàn chim, có gà mái..)
 Xung quanh nhà còn có gì nữa? Câu thơ nào nói lên điều đó?....
 Con có yêu ngôi nhà của mình không? Yêu quý ngôi nhà của mình con sẽ làm gì? Vì sao con làm như vậy
 Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, luôn giữ cho ngôi nhà của mình sạch sẽ, không vẽ hay bôi bẩn lên tường
 Để thể hiện tình cảm của mình với ngôi nhà của mình chúng mình hãy đọc cho hay bài thơ này.
 Cho trẻ luyện đọc nhiều lần luân phiên giữa các hình thức ( cả lớp, tổ nhóm, đọc luân phiên, đọc tiếp nối, cá nhân; khuyến khích đọc thể hiện diễn cảm
 Hoạt động 3: Chơi “ Về đúng nhà”, Hát “ Nhà của tôi”
 Chuyển hoạt động tiếp.
 Đánh giá cuối buổi: 
Thứ 5 ngày 04 tháng 11 năm 2010
PTNT: 
 SO SÁNH SẮP XẾP THỨ TỰ 
VỀ CHIỀU CAO CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG
	Yêu cầu:
 - Biết so sánh sắp xếp thứ tự về chiều cao của 2 đối tượng sử dụng đúng từ cao hơn, thấp hơn. Củng cố việc đếm nhóm 2 đối tượng.
 - Luyện kỹ năng so sánh chiều cao của 2 đối tượng. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, luôn biết giữ sạch sẽ cho ngôi nhà của mình.
	Chuẩn bị:
 Mỗi trẻ 1 rổ dựng hình ảnh 2 con trong gia đình có kích thước cao hơn, thấp hơn; 2 cây hoa có chiều cao tương ứng với hình ảnh.
 Một số vật dụng trong gia đình có kích thước cao hơn, thấp hơn.
	Tổ chức thực hiện:
 	Hoạt động 1: Cho trẻ đọc thơ “ em yêu nhà em”, trò chuyện về ngôi nhà của
Trẻ, về các con vật được gia đình nuôi. Nhà con nuôi con gà để làm gì? ( Nuôi gà 
cho gà đẻ trứng để làm thức ăn).
 Ăn trứng gà cung cấp chất gì? ( Chất đạm giúp cơ thể cao lớn khỏe mạnh).
	Hoạt động 2:
 * Nhận biết chiều cao của 2 đối tượng.
 Các bạn giỏi lắm ăn đủ chấ sẽ giúp cho cơ thể chúng mình mau lớn và khỏe mạnh, cô và chúng mình sẽ cùng chơi trò chơi nhé.
 Trốn cô: Nhìn xem bạn nào đứng ở trên này vậy? có mấy bạn?
 Ai tinh mắt nói cho cô và các bạn biết 2 bạn này như nào? ( Hai bạn không bằng nhau) Ai cao hơn? Ai thấp hơn?...
 Chơi bắt bướm, bạn nào đã bắt được con bướm? Vì sao bạn lại bắt được? ( Vì bạn cao hơn), Bạn nào không bắt được con bướm? Vì sao bạn Cầm không bắt được? ( Vì bạn Cầm thấp hơn)
 Cây cao – cỏ thấp 2 – 3 lần đọc đồng dao đến lấy đồ dùng về ngồi hàng ngang.
 * So sánh chiều cao để sắp xếp chiều cao của 2 đối tượng:
 Các con hãy quan sát xem cô tặng gì trong rổ nào? Hãy đặt rổ sang phía phải và nghe cô kể chuyện này.
 Sau khi được các bạn nhỏ giúp đi lấy nước suối tiên về cho bà uống, Bà của Tích chu đã trở lại thành người. Còn cậu bé Tích chu cũng từ đó mà trở lên rất chăm chỉ làm việc và thương bà của mình. Cuộc sống của 2 Bà cháu ngày một sung túc không còn cảnh thiếu đói nữa, vui hơn nữa được mọi người chung tay giúp đỡ Bà cháu Tích chu đã làm được một ngôi nhà nhỏ. Hôm Bà chaú Tích chu dọn về nhà mới, nên mẹ đã bảo 2 anh em Hải ra vườn chọn 2 cây hoa đẹp đến trồng cho nhà tích chu, Hải Anh nhanh nhẹn ra vườn loáng 1 cái đã có trên tay 1 cây hoa thật đẹp, các bạn nhìn xem cây hoa của Hả

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_chu_de_nhanh_ngoi.doc
Giáo án liên quan