Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Ôn tập học kỳ I

CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÔN TẬP HỌC KỲ I

 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa học

 ĐỀ TÀI :TRÒ CHUYỆN VỀ MỘT SỐ NGHỀ TRONG XÃ HỘI

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Kiến thức:

 Trẻ biết được trong xã hội có nhiều nghề, biết được công việc của nghề đó, biết được nhiệm vụ, ích lợi của nghề đó.

 2.Kỹ năng:

 Trẻ biết được công việc và sản phẩm của nghề đó làm ra.

 3.Giáo dục:

 Trẻ biết yêu quý tôn trọng người làm ra sản phẩm và người làm 1 số công việc trong xã hội.

 II.CHUẨN BỊ:

 Cô: Tranh vẽ về nghề nông, dụng cụ nghề nông, sản phẩm của nghề nông. Tranh vẽ chú bộ đội. tranh vẽ cô giáo, tranh vẽ bác sĩ, tranh vẽ cô thợ dệt, dụng cụ và sản phẩm của nghề đó.

 Trẻ: Đồ dùng của trẻ giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn. Tranh vẽ dụng cụ và sản phẩm của nghề nông cho trẻ tô màu.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề nhánh: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giáo, tranh vẽ bác sĩ, tranh vẽ cô thợ dệt, dụng cụ và sản phẩm của nghề đó.
 Trẻ: Đồ dùng của trẻ giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn. Tranh vẽ dụng cụ và sản phẩm của nghề nông cho trẻ tô màu.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1.Ổn định:
2.Giới thiệu
3. Vào bài:
a. Trò chơi:
4.Kết thúc:
- Cô cho trẻ đọc thơ “Nghề nào cũng quý” (Trẻ cả lớp đọc)
- Cô hỏi trẻ vừa đọc bài thơ có tên là gì? (Trẻ trả lời)
(Nghề nào cũng quý)
- Cô gợi hỏi trẻ trong bài thơ trẻ vừa đọc có những nghề nào? (Trẻ tự kể)
- Trò chuyện đàm thoại qua tranh.
- Cô gợi hỏi trẻ ba mẹ trẻ làm nghề gì? (Trẻ tự nêu)
- Cô cho trẻ xem tranh quan sát đàm thoại gọi tên một số nghề trong tranh.
- Cô gợi hỏi trẻ bác sĩ làm việc cần những dụng cụ gì? (Trẻ trả lời)
- Dụng cụ này dùng để làm gì?
- Tương tự cô gợi hỏi dụng cụ và sản phẩm của các nghề còn lại.
- Cho trẻ chơi trò chơi (Bắt chước công việc của một số nghề).
* Trò chơi: 1 “Kể đủ ba thứ”
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống sàn kể đủ 3 thứ đồ dùng theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Cô yêu cầu kể đủ 3 thứ sản phẩm nghề nông.
- Luật chơi: Trẻ kể đúng được cô tuyên dương.
* Trò chơi: 2 “Ai nhanh nhất”.
- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội lần lượt từng trẻ mỗi đội bật qua 2 vạch chạy đến chọn một sản phẩm hoặc dụng cụ của nghề nào thì gắn theo nghề đó xong chạy về cuối hàng bạn khác tiếp tục bật lên khi có hiệu lệnh hết giờ dừng lại.
- Luật chơi: Đội nào chọn được nhiều đồ dùng, gắn đúng nhóm đội đó sẽ thắng.
* Trò chơi: 3 “Đôi tay khéo léo”.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi vào bàn dùng bút tô màu dụng cụ sản phẩm của nghề và nối lại với nhau cho phù hợp. Ví dụ Dụng cụ nghề nông nối với sản phẩm nghề nông.
- Cô nhận xét khen trẻ.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÔN TẬP HỌC KỲ I
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: THỂ DỤC
 ĐỀ TÀI :BÀI TẬP TỔNG HỢP:
 BẬT XA – NÉM XA BẰNG 2 TAY – CHẠY NHANH 10m
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: 
 - Trẻ biết lấy đà bật xa, biết ném bóng bằng 2 tay và chạy nhanh đến đích 10m
 2.Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng khéo léo khi bật, ném và chạy. 
 3.Giáo dục: 
 - Giờ học tập trung chú ý, thích vận động.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Cô: Vạch chuẩn, bóng, sân bãi an toàn sạch sẽ.
 - Trẻ: Cổng cho trẻ.
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Khởi động:
2. Trọng động:
a. BTPTC:
b. Vận động cơ bản:
c. Trò chơi: 
 3.Hồi tỉnh:
 - Cô cho trẻ đi các các kiểu chân như gót chân, mũi bàn chân, đi bình thường làm theo người dẫn đầu.
- Hô hấp đt5: Gà gáy ò ó o.
+ Cô hô trẻ tập. (trẻ tập theo nhịp hô)
- Tay vai đt2: Tay đưa ra phía trước, lên cao.
+ Cô cùng tập với trẻ. (Trẻ tập 2 lần * 8nhịp)
- Chân đt4: Đứng đang tay sau lưng, gập người về phía trước.
+ Cô làm mẫu 1 lần sau đó cô cùng tập với trẻ. (Trẻ tập 2 lần * 8nhịp)
- Bụng đt2: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón tay.
+ Cô cùng tập với trẻ. (Trẻ tập 2 lần * 8nhịp)
- Bật đt1: Bật tiến về phía trước.
+ Cô cùng tập với. (Trẻ tập theo nhịp)
- Cô giới thiệu hôm nay sẽ cho trẻ thi đua bật xa, ném bóng bằng 2 tay và chạy nhanh 10m. 
- Cô cho trẻ xung phong lên thực hiện lại 1 lần (Trẻ xung phong)
- Cô nhận xét khen trẻ.
- Cho trẻ cả lớp thực hiện lại 1 lần, mỗi lần thực hiện 2 trẻ. (Trẻ thực hiện)
- Cô nhận xét khen trẻ.
- Cô chia trẻ làm 2 đội cho trẻ chơi thi đua.
- Mỗi lần thực hiện cô quan sát và tặng con vật cho đội nào thực hiện đúng và nhanh. 
- Cuối cùng đội nào được tặng nhiều con vật đội đó sẽ chiến thắng.
* Trò chơi: Cáo ơi ngủ à.
- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ làm cáo còn lại cô và các bạn làm thỏ, các chú thỏ đi chơi cùng cô vừa đi đọc cáo ơi ngủ à đậy thôi và cáo chạy tìm bắt thỏ.
- Luật chơi:
- Chú thỏ nào chạy ra không khỏi vòng mà bị bắt thì nhảy lò cò và quay lại làm cáo.
- Số lần chơi tuỳ tình hình lớp.
- Cô nhận xét khen trẻ.
 - Trẻ đi lại nhẹ nhàng, 1 – 2 vòng.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ ba ngày 04 tháng 01 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÔN TẬP HỌC KỲ I
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: TẠO HÌNH
 ĐỀ TÀI : VẼ THEO Ý THÍCH
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: 
 - Bằng những kiến thức đã học trẻ biết vẽ một số đồ dùng đồ chơi để tặng bạn.
 2.Kỹ năng: 
 - Biết kết hợp những đường nét như nét xiên, nét thẳng ngang, hình tròn, hình vuông tạo thành một số đồ chơi tặng bạn.
 3.Giáo dục:
 - Giờ học tập trung chú ý, biết yêu quý cái đẹp, tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm tạo ra.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Cô: Bóng, gấu bông, thỏ. Tranh vẽ của các bạn học sinh cũ. 
 - Trẻ: Vở tạo hình, bút chì đen, chì màu, kẹp giấy. 
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định:
2.Giới thiệu:
3. Vào bài:
Lớp thực hiện.
Nhận xét sản phẩm:
4. Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài (Quả bóng tròn)
- Cô gợi hỏi trẻ vừa hát bài hát gì? (Trẻ trả lời)
- Ngoài quả bóng ra con còn có các đồ chơi gì mà hàng ngày các con thường chơi. (Trẻ kể) 
- Cô tóm ý và giới thiệu cùng trẻ về nhữngđồ dùng đồ chơi có ở lớp.
+ Quan sát một số đồ dùng đồ chơi ở lớp.
- Cho trẻ xem và gợi hỏi trẻ đây là đồ chơi gì, quả bóng có cấu tạo như thế nào.
- Tương tự cô gợi hỏi một số đồ dùng đồ chơi khác.
- Cô gợi hỏi trẻ đồ dùng đó do ai làm ra, dùng để làm gì.
- Cô lồng giáo dục trẻ biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi.
 + Quan sát tranh nêu cách vẽ.
- Cho trẻ xem tranh của các bạn học sinh cũ.
- Cô gợi hỏi trẻ bạn vẽ đồ chơi gì? (Trẻ trả lời)
(Quả bóng)
- Bạn vẽ quả bóng như thế nào? (Trẻ trả lời)
- Tương tự cô gợi hỏi một số đồ chơi khác.
* Cô gợi hỏi trẻ thích vẽ những đồ chơi gì, vẽ như thế nào: Như trẻ thích vẽ gấu bông cô gợi hỏi trẻ vẽ gấu bông thì vẽ gì trước (Đầu) đầu có cấu tạo như thế nào (Hình tròn nhỏ). Đến vẽ gì (mình) mình có cấu tạo như thế nào(Hình tròn to)
- Đầu búp bê có gì (Mắt, mũi, miệng, 2 tai).
- Tương tự cô gợi hỏi một số bạn khác và cho trẻ nêu lên cách vẽ đồ chơi mà trẻ định vẽ.
- Cho trẻ ngồi vào bàn và vẽ.
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ vẽ, nhắc trẻ vẽ thêm những chi tiết phụ cho bài vẽ thêm xinh động.
- vẽ xong cho trẻ mang bài lên giá để nhận xét.
Cô nhận xét khen trẻ.
 - Trẻ tự nhận xét bài bạn và nêu lên cách nhận xét của trẻ.
 - Củng cố kết thúc. 
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 05 tháng 01 năm 2011
 CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÔN TẬP HỌC KỲ I
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: ÂM NHẠC
 ĐỀ TÀI : BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Kiến thức: 
 Trẻ hát múa các bài hát đã học trong các chủ điểm dưới hình thức biểu diễn văn nghệ nhằm cho trẻ ôn lại những kiến thức đã học .
 2. Kỹ năng: 
 Cho trẻ biểu diễn dưới nhiều hình thức hát đơn ca, tốp ca, múa..
 3. Giáo dục: 
 Trẻ thích vận động mạnh dạn giao lưu trong giờ học.
 II. CHUẨN BỊ:
 Cô: Sân khấu trong lớp học, một số bài hát trong chủ điểm mà trẻ đã học, bài hát cô hát cho trẻ nghe.
 Trẻ: Dụng cụ âm nhạc. Mũ múa
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1. Ổn định:
2. Giới thiệu:
3. Vào bài:
4. Kết thúc:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi (Bé xinh xinh)
- Cô giới thiệu cùng trẻ hôm nay sẽ diển văn nghệ để chọn những bạn hát haymúa đẹp. 
+ Biểu diễn văn nghệ:
- Cô giới thiệu những bài hát hôm nay cô cùng trẻ sẽ biểu diễn. 
- Cô cho toàn lớp sẽ hát vỗ tay theo nhịp những bài hát cô chuẩn bị cho trẻ ôn.
- Cô giới thiệu cùng trẻ hôm nay sẽ cho trẻ hát múa biểu diễn những bài hát trẻ vùa hát.
- Cô mời trẻ thực hiện theo nhóm, tổ, cá nhân
- Số lần hát múa tuỳ tình hình lớp.
- Cho trẻ hát múa những bài hát trong chủ đề.
- Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức như : Múa , hát sử dụng nhạc cụ, hát vỗ tay, hát tốp ca......
+ Cô cũng chuẩn bị bài hát múa và thực hiện giao lưu cùng trẻ trong buổi văn nghệ cô múa cho trẻ xem. 
- Cô nhận xét sau buổi biểu diễn văn nghệ.
* Trò chơi: Nghe thấu hát tài
- Cho trẻ chơi theo tổ, dưới hình thức thi đua.
- Cách chơi: Cô chọn một bạn của một tổ lên cô hát đoạn bài hát bạn chạy về truyền đoạn bài hát đó bại cho bạn mình và bạn cuối cùng sẽ lên biểu diễn lại bài hát đó.
- Đội nào hát đúng được tuyên dương.
- Số lần chơi tuỳ tình hình lớp. 
- Cô nhận xét khen trẻ.
 Nhận xét:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 06 tháng 01 năm 2011
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ÔN TẬP HỌC KỲ I
HOẠT ĐỘNG CHUNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI : ÔN NHẬN BIẾTCÁC SỐ -
 CÁC NHÓM ĐỒ DÙNG TRONG PHẠM VI 4 
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1.Kiến thức: 
 Trẻ nhận biết nhanh các số từ 1 đến 8, các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 8, biết thêm bớt phân chia các nhóm đồ dùng thông qua các trò chơi.
 2. Kỹ năng:
 Nhận biết nhanh đếm số lượng đúng, biết so sánh sự hơn kém, biết chia nhanh nhóm đồ dùng ra làm 2 phần.
 3. Giáo dục: Giờ học tập trung chú ý.
 II. CHUẨN BỊ:
 Cô: Nhóm bạn trai, bạn gái, hoa qủa, thẻ chữ số 1, 2, 3, 4, các nhóm con vật có số lượng tương ứng với chữ số, một số bài hát. 
 Trẻ: Mỗi trẻ có 1 nhóm hạt kỳ na. Thẻ chữ số từ 1- 4. Các ngôi nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Ổn định:
2.Giới thiệu:
3. Dạy bài mới:
4. Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài “Tập đếm” (Trẻ cả lớp hát)
- Cô gợi hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
- Cô gợi hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát đếm tập đếm, đếm đến mấy các con. 
(Trẻ trả lời).
- Cô gợi hỏi trẻ cô đã dạy trẻ đếm đến mấy? (Trẻ trả lời)
a. Ôn chữ số từ 1- 4. 
- Cô cho trẻ gọi tên các chữ số từ 1 – 4
- Cho trẻ chơi trò chơi thi đếm nhanh.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội lần lượt từng bạn chạy lên đếm nhanh các chữ số mỗi bạn đếm đúng được tặng 1 con vật. Đội nào tặng được nhiều con vật đội đó chiến thắng.
b. Ôn nhận biết, thêm bớt, phân chia.
- Cho trẻ đếm câc nhóm con vật. (Trẻ đếm)
- Cho trẻ chọn chữ số tương ứng gắn vào.
- Cô nhận xét khen trẻ.
- Cho trẻ chọn và xếp trên đồ dùng của trẻ.
- Cho trẻ tạo nhóm thêm bớt trong phạm vi 4.
- Cô mời 1 trẻ lên chia 4 con chó làm 2 phần, nêu số lượng của mỗi nhóm.
- Cho trẻ chơi chia dưới đồ dùng của trẻ nêu kết quả. 
* Trò chơi: “Nhặt hạt kỳ na”.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi xuống sàn vừa hát bài ( Hạt kì na) hát 2 lần đến chữ ba lý ba lý tình tan thì các con đưa tay lên và đặc hạt kì xuống đất cùng đếm nhẫm và chọn chữ số tương ứng ngắn vào.
- Cô gợi hỏi trẻ đã nhặt được bao nhiêu hạt kì na và đã chọn số mấy gắn vào. 
- Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
- Cách chơi: C

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_nhanh_on_tap_hoc_ky_i.doc