Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Hãy ngắm nhìn cơ thể bé

Yêu cầu

 Biết được cơ thể gồm có các bộ phận khác nhau : Tên gọi, và các họat động của chúng.

 Phân biệt được tay phải, tay trái và xác định được hướng không gian của đồ vật so với bản thân.

 Biết sử dụng 5 giác quan để phân biệt đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh ( Hình dạng, màu sắc , kích thước ).

 Nhận ra sự khác nhau, giống nhau của hình tròn, hình tam giác qua đặc điểm nổi bật ( các cạnh, hình dạng, kích thước, màu sắc )

 Có một số hiểu biết và cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và các giác quan.

 Biết được ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Từ đó biết giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân - Chủ đề nhánh: Hãy ngắm nhìn cơ thể bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận động viên”, để các bạn có sức dẻo dai bước vào phần thi , hãy cùng khởi động .
	Hoạt động 2:
	* Khởi động:
 Cho trẻ đi quanh sân vừa đi vừa hát “ Cái mũi”, đi thành vòng tròn kết hợp đi các tư thế sau đó đứng tách thành 3 hàng. Bây giờ sẽ là màn đồng diễn của 2 đội.
	* Trọng động:
 	Bài tập phát triển chung:
 - Hô hấp: Thổi bóng bay.
 - Tay: Đưa ra trước, lên cao.
 - Chân: Đứng co 1 chân.
 - Bụng: Đứng cúi người về phía trước.
 - Bật chụm, tách chân.
	Vận động cơ bản: 
 Vừa rồi các bạn đồng diễn rất đẹp, bây giờ 2 đội chú ý, chúng ta sẽ chuyển sang phần thi chính thức với bài tập “ Bật tách khép chân”. Hai đội sẽ quan sát cô tập trước.
 Cô thức hiện mẫu 2 lần.
 Lần 1 không phân tích động tác.
 Lần 2 phân tích: Từ hàng của mình đi đến vạch xuất phát, 2 tay chống hông, 2 chân chụm, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh bật, cô bắt đầu nhún 2 chân, dùng sức mạnh của chân và cơ thể bật chụm chân vào ô thứ nhất, tiếp tục tách chân bật vào ô thứ 2, lần lượt bật hết các ô sau đó đi về cuối hàng. Các bạn chú ý khi bật mũi bàn chân chạm đất trước sau đó mới đến gót chân.
 Cho 2 trẻ lên tập mẫu cho cả lớp quan sát.
 Ai có nhận xét gì về cách tập của bạn và của cô? Bạn tập đã chính xác động tác chưa?
 Bây giờ 2 đội chú ý mỗi đội sẽ phải trải qua 3 vòng thi, mỗi người tập đúng sẽ được thưởng 1 lá cờ, sau mỗi vòng đội nào được nhiều hoa sẽ được nhận 3 lá cờ. Tổng kết 3 vòng thi đội nào được nhiều cờ sẽ là đội chiến thắng. Hai đội đã nghe rõ luật chưa? Hãy đứng về vị trí của mình. Chuẩn bị. Bắt đầu.
	Trẻ thực hiện cô quan sát trẻ tập, yêu cầu các bạn còn lại cùng quan sát các bạn tập xem bạn nào tập đúng.
 Tổng hợp các phần thi và chọn đội thắng cuộc
	Trò chơi vận động: Chuyền bóng.
 Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi, cho 2 đội cùng chơi. Cô bao quát trẻ chơi, yêu cầu trẻ chơi đúng luật.
	Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1- 2 vòng.
	Hoạt động 3: Nhận xét giờ học của trẻ.
 Cho trẻ nhặt lá về làm kèn.
=========*********=========
Quan s¸t quÇn ¸o cña b¹n
- Xếp hình bạn trai, gái.- Tạo dáng. 
	Yêu cầu:
 - Biết quan sát gọi tên và nhận xét được đặc điểm quần áo của bạn trai và bạn gái. Biết phân biệt trang phục mùa đông và mùa hè. Biết mặc quần áo phù hợp theo mùa.
 - Có ý thức giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ.
 - Biết tạo dáng và nói đúng tên dáng của đồ vật mà mình tạo ra.
	Chuẩn bị: Một số hình ảnh của hai giới được cắt ra thành các hình.- Môi trường để cho trẻ quan sát.
	Tổ chức hoạt động:
	* Quan sát quần áo của bạn
 - Cho trẻ hát bài hát “ Bạn có biết tên tôi” trò chuyện về bản thân và bạn của mình, nói về giới tính của bạn của mình.
 - Cho trẻ nêu nhận xét của mình về trang phục mà bạn mình đang mặc, nêu được lý do vì sao bạn lại mặc trang phục đótrang phục đó dành cho bạn trai hay gái? Vì sao?
	* Chơi vận động: Tạo dáng.
 - Cho trẻ đứng tạo dáng của con vật, đồ vật, hình dángkhi có hiệu lệnh trẻ phải tạo được dáng và nói tên dáng mà mình đã tạo ra được
 - Cô quan sát và khuyến khích trẻ tạo dáng những thứ gần gũi và nói chính xác
	* Xếp hình bạn trai, bạn gái:
 - Cho trẻ đứng theo tổ của mình, mỗi tổ một tranh, trong khoảng thời gian cho phép trẻ phải ghép hoàn thiện bức tranh và gọi tên bức tranh đó.
	Đánh giá cuối buổi
=========*********=========
 Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2011
 Yêu cầu:
 Trẻ nắm được nội dung, cốt chuyện.
 Rèn luyện khả năng chú ý có chủ định; biết lắng nghe và tham gia vào câu chuyện của cô.
 Trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào mỗi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
	Chuẩn bị: 
 Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
 Bàn chải đánh răng, mô hình hàm răng.
 Một số bài hát, bài thơ có liên quan đế nội dung bài học.
	Tổ chức thực hiện:
	Hoạt động 1:
 Hát vận động “ Dậy đi thôi”.
 Mỗi sáng ngủ dậy chúng mình thường làm gì? Tại sao phải đánh răng? Con thường
đánh răng vào những lúc nào? Nếu không đánh răng điều gì sẽ sảy ra? Lớp mình có bạn nào bị đau răng không? Cảm giác lúc bị đau răng sẽ như thế nào nhỉ? Khi bị đau răng sẽ rất đau đớn, khó chịu.
	Hoạt động 2:
 Có bài hát này rất hay các bạn hãy nghe cô hát nhé.( Hát bài anh chàng lười cho trẻ
 nghe), chỉ vì cái tội lười đánh răng mà anh chàng bị đau răng đấy, cũng như một bạn trong câu chuyện mà cô sắp kể cho chúng mình nghe cũng nói về anh bạn cũng bị đau răng đấy.
 Cô kể cho trẻ nghe toàn bộ câu chuyện, nói tên chuyện cho trẻ biết.
 Kể lần 2 minh họa tranh hỏi trẻ tên câu chuyện.
 Kể trích dẫn đàm thoại:
 Câu chuyện có tên là gì? Câu chuyện nói về ai? Câu chuyện nói về tâm sự của ai thế nhỉ? Những con sâu đó sống ở đâu?...
 Trích dẫn và đàm thoại cùng trẻ theo nội dung câu chuyện
 - Cho trẻ xem các hình ảnh trên máy, cho trẻ kể theo ý hiểu của trẻ về nội dung câu chuyện. Cô khuyến khích và gợi mở cho trẻ kể để trẻ tự tin
 Giáo dục trẻ: Gấu con bị đau răng như vậy các bạn có thấy tội cho Gấu con không? Các bạn có cách nào giúp cho Gấu con không? Cho trẻ nói ý nghĩ của trẻ.
 - Còn các bạn đã làm gì để giữ cho hàm răng của mình luôn chắc khoẻ?
	Hoạt động 3: 
 - Cho trẻ cùng thực hành cách chải răng trên mô hình.
 Cô chải trước và nói từng bước chải răng cho trẻ quan sát, yêu cầu trẻ nhắc lại các thao tác và cho trẻ thực hiện.
=========*********=========
L¾ng nghe ©m thanh kh¸c nhau
- Vẽ tự do - Chó sói xấu tính. 
	Yêu cầu: 
 - Trẻ cảm nhận và nhận ra những âm thanh xung quanh, nói đúng tên của âm thanh.
 - Giáo dục cho trẻ biết ý nghĩa của âm thanh với cuộc sống
 - Rèn phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ khi chơi trò chơi.
	Chuẩn bị:
 - Một sô dụng cụ âm nhạc, dụng cụ phát ra tiếng kêu, phấn
	Tổ chức hoạt động:
	* Quan sát: 
 - Cho trẻ ra sân đứng thành vòng tròn, cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và lắng nghe để cảm nhận những âm thanh xung quanh, kèm theo tiếng của dụng cụ âm nhạc.
 - Các bạn có cảm nhận và nghe được những âm thanh gì? ( Tiếng suối chảy, chim hót, gió thổi
 - Tất cả những âm thanh đó tạo ra bản nhạc thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần cho cuộc sống đáng yêu hơn, lạc quan để nhìn về 1 tương lai tươi sáng
	* Chơi: Chó sói xấu tính:
 - Vẽ vòng tròn to giữa sân, 1 trẻ làm sói, các trẻ còn lại sẽ làm các bạn nhỏ dạo chơi, khi cho sói xuất hiện phải chạy nhanh về nhà, nếu ai để bị sói bắt sẽ phải nhảy lò cò
	* Vẽ tự do trên sân: hướng cho trẻ vẽ các bạn của mình.
	Đánh giá cuối buổi
=========*********=========
 Thứ năm ngày 13tháng 10 năm 2011
Yêu cầu: 
 Xắc điịnh được phía phải, phía trái của bản thân. Sử dụng đúng từ phía phải, phía trái.
 Rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng thành thạo cho trẻ, khả năng tập trung chú ý ,ghi nhớ có chủ định , thói quen học tập nghiêm túc.
 Trẻ hững thú tham gia vào hoạt động với cô và bạn.
	Chuẩn bị:
 Mỗi trẻ một rổ đựng đồ chơi.
 Nội dung trò chuyện với trẻ, bài hát “ Đường em đi”
 Xắc xô, mô hình ngã tư đường phố, cờ xanh - đỏ..
	Tiến trình tổ chức hoạt động:
	Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
 Đọc đồng giao “ Đi cầu đi quán”, Hát “ Hãy lắng nghe”
 Các bạn múa hát có vui không? Về chiếu ngồi trò chuyện cùng cô 1 lát.
Hoạt động 2 :
* Ôn xác định phái phải , phía trái
 Sáng nay ai đưa con đi học, Mẹ con đưa con đi bằng phương tiện gì? Khi đi Mẹ con đi bên nào? Tại sao lại đi bên tay phải? Đi bên trái thì sao?
 Hỏi thêm 1 - 2 trẻ nữa. Các bạn rất giỏi, thế các bạn có muốn đi học không? Di học các bạn được cô giáo cho làm những gì? ( Học múa , hát, học vẽ..)
 Khi học vẽ các bạn cầm bút bằng tay nào ? Ngoài cầm bút bằng tay phải các bạn còn làm những gì bằng tay phải nữa? Các bạn giỏi lắm khen tặng cả lớp .
 Bạn nào giỏi haỹ nói cho cô biết tay phải và tay trái của con đâu?
 Bạn Cầm ơi tay phải của con đâu, còn tay trái?
 Lần này khó hơn, bạn nào giỏi lên đây nói cho các bạn biết ngoài tay phải và tay trái ra trên cơ thể của chúng mình còn có những bộ phận nào cùng chiều với tay phải ( trái)?
 - Chơi dấu tay - dấu chân.
 - Vỗ tay ; Nhích vai : Dậm chân; Nghiêng đầu
 Cô có rất nhiều đồ chơi, cô tặng cho các bạn cùng chơi nhé. Tổ 1 cô tặng đồ chơi bên phải của các bạn, tổ 2 cô tặng đồ chơi ở bên tay trái chỗ các bạn ngồi, tổ 3 cô tặng đồ chơi ở phía sau, bây giờ các bạn hãy đến lấy đồ chơi rồi về chỗ ngồi theo hàng 
 ngang.
	* Xác định phía phải , phía trái của bản thân.
 Quan sát xem cô tặng đồ chơi gì? Có màu gì? Bây giờ hãy nghe nhé, chúng ta sẽ chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” Khi cô nói cầm đồ chơi tay nào chúng mình cầm và giơ lên cho cô nhé. Ai lên chơi trước?
 ( Cho 1 trẻ lên chơi trước cho cả lớp quan sát, sau đó cho cả lớp thực hiện)
 Cho trẻ đặt rổ theo yêu cầu của cô.
 Gọi 1 trẻ lên nói phía phải ( trái ) của mình có bạn nào, có gì?...
 Nâng độ khó cho trẻ yêu cầu trẻ nói phía phải ( trái ), trước sau của mình có gì, có ai?
	* Luyện tập xác định phía phải - trái.
 Treo tờ tranh in hình bàn tay lên bảng yêu cầu trẻ xác định tay nào là tay phải, tay trái, bằng cách lên và áp tay của mình vào và nói kết quả..
 Cho trẻ về ngồi tô màu bàn tay.
 	Hoạt động 3: Chơi trò chơi Qua ngã tư đường phố.
 Cách chơi: Vẽ hình ngã tư đường phố cô làm người điều khiển giao thông, cho trẻ hát bài đường em đi và đi qua ngã tư, khi gặp đèn xanh được đi, đền đỏ phải dừng lại. Ai phạm luật phải nhảy lò cò.
 Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
	Kết thúchoạt động và ra chơi.
=========*********=========
Quan s¸t bÇu trêi
- Nhặt đá sỏi để xếp hình -VĐ; Hãy lắng nghe
	Yêu cầu.
 - Biết quan sát và cảm nhận bầu trời buổi sáng, nói được cảm nhận của bản thân về bầu trời buổi trưa và buổi tối như nào. Từ đó biết cách giữ gìn cơ thể khi thời tiết giao mùa để không bị ốm.
 - Biết dùng sỏi, đá để xếp được hình theo ý thích và gọi tên hình xếp được.
	Chuẩn bị.
 - Đá, sỏi, địa điểm quan sát, nội dung trao đổi trong giờ quan sát.
	Tổ chức thực hiện.
	* Quan sát có mục đích: Bầu trời buổi sáng.
 - Cho trẻ ra sân đứng quanh cô trò chuyện về nội dung giờ quan sát. Cho trẻ tự quan sát cùng nhóm của mình và tự trao đổi cùng nhau về bầu trời buổi sáng
 - Cô gợi ý cho trẻ để trẻ có sự nhận xét thực tế hơn.
	* Trò chơi vận động: Hãy lắng nghe trong nền bài hát “ Hãy lắng nghe”.
 - Cho trẻ làm các động tác mô phỏng

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_ban_than_chu_de_nhanh_hay_n.doc
Giáo án liên quan