Giáo án Mẫu giáo Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Một số hiện tượng thiên nhiên

1. Khởi động: Cho trẻ đi khởi động theo nhạc. Đi vòng tròn, đi kết hợp các kiểu đi, sau đó đi thành hàng ngang theo tổ, dãn cách đều .

2. Trọng động:

Trẻ tập cùng cô các động tác PTC

+ Hô hấp 5: Máy bay ù ù

+ ĐT tay: Tay đưa ra phía trước, lên cao.

+ ĐT chân: đứng, đưa chân trước lên cao

+ ĐT bụng: Đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về trước.

+ ĐT bật: Bật chân sáo.

3. Hồi tĩnh:

Trẻ đi bộ hít thở nhẹ nhàng.

Cô cho trẻ ngồi vào vị trí

Cô gọi tên trẻ theo sổ theo dõi trẻ, nhắc trẻ nghe đến tên bạn nào thì dạ to.

Cô chốt sĩ số và báo ăn trong ngày.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Một số hiện tượng thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ 2 ngày 9 tháng 4 năm 2012
 Hoạt động chính:
 PTVĐ: VĐCB: Bật qua mương nước (20cm); Ném trúng đích nằm ngang
 Hoạt động bổ trợ: Phát triển nhận thức 
 Phát triển vận động.
 Phát triển ngôn ngữ.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1/ Kiến thức:
- Trẻ biết thực hiện vận Bật qua mương nước và ném trúng đích nằm ngang.
- Biết chơi trò chơi đuổi bắt.
2/ Kỹ năng: 
- Giúp trẻ hình thành kĩ năng bật qua mương nước chính xác.
- Phát triển tố chất vận động, sức mạnh, khéo léo, sự thăng bằng cơ thể.
 3/ Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ biết nghe hiệu lệnh của cô.có ý thức trong giờ học
 II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Đồ dùng - đồ chơi:
 - Túi cát (15-20 túi).
 - Sân tập sạch sẽ an toàn.
 2/ Địa điểm:
 - Ngoài sân.
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1.Trò chuyện theo chủ đề
- Cô tập chung trẻ lại, kiểm tra sức khỏe chuẩn bị trang phục quần áo cho trẻ vừa làm vừa trò chuyện cùng trẻ:
- Trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày
+ Thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Trời hôm nay có gió không?
+ Vì sao con biết trời hôm nay có gió?
+ Với thời tiết như hôm nay chúng ta phải mặc quần áo như thế nào?
2. Nội Dung
1/ Khởi động.
- Cô cùng trẻ khởi động bài “Cho tôi đi làm mưa với”. Cho trẻ đi thành vòng tròn đi kết hợp với các kiểu đi (kiễng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, khom lưng.....)
2/ Trọng động: 
a) Bài tập PTC
- Trẻ tập cùng cô các động tác PTC:
+ ĐT tay: Tay đưa ra phía trước, lên cao.
+ ĐT chân: đứng, đưa chân trước lên cao
+ ĐT bụng: Đứng đưa tay ra sau lưng, gập người về trước.
+ ĐT bật: Bật chân sáo.
b) Vận động cơ bản. Bật qua mương nước (20cm); Ném trúng đích nằm ngang
 * Cô giới thiệu bài tập: Bật qua mương nước 
+ Trời nắng các chú thỏ ra cánh đồng chơi, có một bãi cỏ rất đẹp nhưng muốn qua đó phải nhảy qua một mương nước. Chúng mình sẽ làm các chú thỏ nhảy qua mương nước nhé.
- Cô làm mẫu lần 1 toàn bộ động tác.
- Làm mẫu lần 2 kềm lời giải thích.TTCB đứng thẳng 2 chân trước vạch kẻ ngang ( bờ mương nước ) tay thả xuôi khi có hiệu lệnh "1" tay đưa ra trước ngang vai khụy gối "2" tay đưa ra sau “ 3” nhún chân bật mạnh qua vũng nước đồng thời tay vung tự nhiên để giữ thăng bằng. 
- Cho trẻ lên tập thử .
- Nếu trẻ chưa tập đúng cô làm mẫu và giải thích lại, nếu trẻ đã tập được cô cho lần lượt 2 trẻ lên tập.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Vận động: Ném trúng đích nằm ngang.
+ Các chú thỏ sang đến bãi cỏ, các chú chơi một trò chơi thi ném trúng đích. Bây giờ chúng mình cùng thi ném trúng đích với các chú thỏ nhé.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách ném trúng đích và cho trẻ lên tập thử
- Cô làm lại động tác vừa làm vừa giải thích: TTCB Cô đứng chân trước chân sau tay cầm túi cát cùng chiều với chân sau, cánh tay giơ thẳng trước mặt, bàn tay ngửa túi cát đặt ngang trong lòng bàn tay ngón tay cái đặt lên túi cát. Khi có hiệu lệnh cô gập khuỷ tay và ném thẳng vào đích. 
- Cô tổ chức cho trẻ tập, cho trẻ thi đua ném trúng đích.
c) Trò chơi vận động: Đuổi bắt
- Cô giới thiệu tên trò cách chơi, luật chơi:
- Trẻ chơi cô quan sát và nhận xét sau mỗi lần chơi.
 3/ Hồi tĩnh
 - Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập.
3. Kết thúc:
_ Nhận xét tuyên dương buổi tập
- Chuẩn bị trang phục trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời 
( Tùy thuộc vào thời tiết buổi tổ chức hoạt động)
Trẻ Khởi động
- Tập cùng cô
+ 3 lần 8 nhịp
+ 2 lần 8 nhịp
+ 2 lần 8 nhịp
+ 3 lần 8 nhịp
- Lắng nghe 
- Quan sát
- Quan sát, Lắng nghe 
- Trẻ tập thử.
- Trẻ tập 
- Lắng nghe 
- Trẻ nhắc lại và lên làm thử
- Quan sát lắng nghe.
- Trẻ tập.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 3 ngày 3 tháng 4 năm 2012
TÊN HOẠT ĐỘNG: Phát triển ngôn ngữ: 
 VĂN HỌC: : Truyện: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
Hoạt động bổ trợ:
 + Phát triển thẩm mĩ
 + Phát triển tình cảm - kỹ năng sống
 + Phát triển nhận thức.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật chính và các tình tiết chính trong truyện 
2/ Kỹ năng:
-Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đúng nội dung câu truyện.
-Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu truyện.
-Trẻ hiểu được một số lời thoại của các nhân vật.
3/ Giáo dục thái độ: 
 - Trẻ thêm hiểu về truyền thuyết của đất nước.
II – CHẨN BỊ 
 1. Đồ dùng của cô và trẻ:
- Tranh minh hoạ truyện.
- Sa bàn, que chỉ, bàn, giá để truyện.
- Đài, băng, đàn.
- Máy chiếu
 2. Địa điểm tổ chức: 
 Tổ chức hoạt động trong nhà.
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tổ chức lớp:
-Tổ chức cho trẻ cùng xem băng hình cảnh mưa bão, lũ lụt.
- Cô hỏi trẻ:
+ Đó là cảnh thời tiết gì ? 
+ Thường xảy ra vào mùa nào ? 
+ Khi có bão thì bầu trời và cảnh vật như thế nào?
- Cô giới thiệu: Hàng năm cứ vào tháng 7 âm lịch trời thường có bão gây lũ lụt, ông cha ta có sự giải thích là do hai vị thần đánh nhau, câu chuyện đó như thế nào? chúng mình cùng tìm hiểu nhé.
2. Nội dung:
2.1 Cô kể chuyện::
- Cô kể diễn cảm lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ.
- Kể xong hỏi trẻ:
+ Trong câu chuyện cô vừa kể có hai vị thần bạn nào còn nhớ tên của hai vị thần đó.
+ Sơn tinh, Thủy tinh là tên của hai vị thần, và cũng là tên câu truyện cô vừa kể.
- Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
- Kể xong cô hỏi trẻ: 
+ Tên câu truyện là gì?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
- Cô giới thiệu tên chuyện bằng chữ to, cho trẻ đọc tên truyện, tìm chữ cái mới học.
- Cô kể chuyện lần 3 bằng tranh chỉ chữ.
2.2 Đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm:
+ Câu chuyện tên là gì?
+ Trong câu truyện có những nhân vật nào?
+ Khi nhà vua mở hội kén rể thì ai đã đến tham dự ?
+ Sơn Tinh là ai? có tài như thế nào? 
+ Thuỷ Tinh là ai, có tài gì? 
+ Nhà vua đòi những lễ vật gì để cưới được công chúa?
+ Ai đã mang lễ vật đến trước?
+ Không đón được công chúa thì Thuỷ Tinh đã cư xử như thế nào? 
+ Sơn Tinh đã làm gì để chống lại Thuỷ Tinh ?
+ Hằng năm cứ đến dịp nào thì Thuỷ Tinh lại dâng nước để đánh Sơn Tinh? và vào dịp ấy mọi người thường làm gì để chống lại mưa bão?
2.3 Dạy trẻ kể lại chuyện:
- Cô đóng là người dẫn chuyện gợi ý để cả lớp cùng kể 1 - 2 lần theo tranh minh họa.
- Cho trẻ đóng các vai để kể chuyện, cô dẫn truyện.
- Mời cá nhân trẻ kể từng đoạn truyện theo tranh.
3.:Kết thúc.
- Củng cố bài học, nhận xét tuyên dương trẻ. 
- Cô cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và đi ra ngoài
- Xem băng hình
- Mưa gió, lũ lụt
- Mùa mưa, tháng 7
- Bầu trời tối đen, cây cối nghiêng ngả.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Sơn tinh, Thủy tinh 
- Trẻ lắng nghe
- Sơn tinh, Thủy tinh 
- Vua Hùng, Sơn tinh, Thủy tinh 
- Trẻ lắng nghe
- Sơn tinh, Thủy tinh 
- Vua Hùng, Sơn tinh, Thủy tinh 
- Sơn tinh, Thủy tinh 
- Chúa miền non cao, vẫy tay về nào thì phía đó mọc lên từng dãy núi đồi.
- Chúa miền biển cả, hô mưa gọi gió
- Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Sơn Tinh
- Giận giữ, hô mưa gọi gió dâng nước sông đánh Sơn Tinh.
- Làm thành từng dãy núi đồi ngăn dòng nước.
- Tháng 7, đắp đê ngăn lũ.
- Trẻ tập kể chuyện
 Cả lớp hát và đi cùng cô.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 04 ngày 11 tháng 04 năm 2012
 TÊN HOẠT ĐỘNG: TOÁN: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày sau. 
Gọi tên các ngày trong tuần
 Hoạt động bổ trợ:
 + Phát triển thẩm mĩ
 + Phát triển vận động
 + Phát triển ngôn ngữ
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 1/ Kiến thức:
 - Trẻ biết gọi tên các ngày từ thứ hai đến chủ nhật, hiểu được hôm qua, hôm nay, ngày mai. - Sử dụng đúng từ “hôm qua, hôm nay, ngày mai”, 
2/ Kỹ năng: 
 - Phát triển trí nhớ có chủ đích cho trẻ.
 3/ Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ biết quí trọng thời gian, có thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc.
 II/ CHUẨN BỊ:
1/ Đồ dùng - đồ chơi:
- Bảng qui ước.
- Lịch thật cho cô và trẻ.
- Giấy cho trẻ làm lịch, bút màu.
2/ Địa điểm:
 - Trong lớp học. 
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
1. Trò chuyện gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát "Cả tuần đều ngoan"
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát:
+ Bài hát có tên là gì?
+ Cả tuần trong bài hát gồm có những thứ nào?
+ Thứ mấy là ngày đầu tuần?
- Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về những ngày trong tuần nhé.
 2. Nội dung: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày sau. 
Gọi tên các ngày trong tuần
2.1.Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày sau. 
- Cô hỏi trẻ:
+ Ngày mà cô và các con đang học được gọi là ngày gì?
+ Ngày mà chúng ta đã trải qua, trước ngày hôm nay là ngày gì?
+ Ngày tiếp theo ngày hôm nay sẽ là ngày gì?
+ Hôm nay là thứ tư, vậy thứ 3 gọi là ngày gì?
+ Hôm nay là thứ tư, vậy thứ 5 gọi là ngày gì?
- Nếu trẻ không trả lời được cô giới thiệu cho trẻ và cho trẻ nhắc lại nhiều lần.
2.2: Gọi tên các ngày trong tuần
- Cô hỏi trẻ:
+ Hỏi trẻ hôm nay là thứ mấy?
+ Hãy kể tên các thứ trong tuần?
+ Những thứ nào các con đi học và những thứ nào các con được nghỉ học?
- Cho trẻ quan sát quyển lịch tờ, cô giới thiệu các tờ lịch và cách ghi thứ trên tờ lịch, màu của các tờ lịch.
2.3 Luyện tập:
* Trò chơi: Ai thông minh?
- Cách chơi: Cô dùng biển kí hiệu ngày hôm qua và ngày mai, phát cho mỗi trẻ 2 biển có kí hiệu trê. Cô nói hôm nay là thứ 2(3, 4, 5, 6, 7, CN) sau đó nói tên thứ đứng trước và đứng sau, trẻ sẽ xác định xem đó là ngày hôm qua hay ngày mai sau đó dơ biển có kí hiệu đúng lên và nói to "Ngày hôm qua" hay "Ngày mai".
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
* Trò chơi: xếp đúng thứ tự
- Cô chuẩn bị tranh có những tờ lịch gắn theo từng tuần nhưng bị xếp thay đổi vị trí.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 tổ mỗi tổ một bức tranh. Nhiệm vụ của các thành viên trong tổ là sắp xếp lại các tờ lịch cho đúng thứ tự các ngày trong tuần.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát và hướng dẫn trẻ khi cần.
- Nhận xét tuyên dương buổi chơi
3.Kết thúc,
- Nhận xét, tuyên dương buổi học
- Trẻ hát
- Cả tuần đều ngoan.
- T2, t3, t4, t5, t6, t7, CN
- Thứ hai.
- Ngày hôm nay
- Ngày hôm qua
- Ngày mai
- Ngày hôm qua
- Ngày mai
- Thứ tư
- T2, t3, t4, t5, t6, t7, CN
- T2, t3, t4, t5, t6, đi học t7, CN nghỉ học.
- Quan sát lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

File đính kèm:

  • docCHU DE NUOC VA HIEN TUONG THIEN NHIEN T30.doc