Giáo án Chủ đề: thế giới động vật - Tết nguyên đán

1. Phát triển thể chất:

 * Dinh dưỡng và sức khoẻ:

 - Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người.

 - Biết giữ gìn sức khoẻ trong những ngày tết (Ăn mặc, vui chơi,.)

 - Biết lợi ích của một số món ăn được chế biến từ động vật, một số món ăn trong ngày tết.

 * Phát triển vận động:

- Phát triển một số vận động cơ bản (Bò, chui, chạy, nhảy, bắt chước dáng đi của các con vật.)

- Phát triển sự phối hợp vận động - giác quan

 - Có cảm giác sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên.

2. Phát triển ngôn ngữ:

- Biết sử dụng từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật, rõ nét của một số con vật gần gũi. Kể về những điều trẻ biết được về các con vật., tên gọi các con vật.

 - Biết nói lên những điều trẻ quan sát, nhận xét được và biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn.

3. Phát triển nhận thức:

- Có một số kiến thức hiểu biết sơ đẳng, thiết thực về một số con vật gần gũi, lợi ích cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người.

 - Có một số hiểu biết về môi trường sống, thức ăn, sinh sản.của chúng

 - Có một số kỷ năng đơn giản về chăm sóc con vật sống gần gũi trong gia đình.

 - Phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, óc quan sát, khả năng phán đoán nhận xét các sự vật, hiện tượng xung quanh. So sánh sự khác và giống nhau của 2- 3 con vật.

 

doc80 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Chủ đề: thế giới động vật - Tết nguyên đán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. Trò chuyện cùng trẻ về các động vật sống dưới nước
- Khởi động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi chân, chạy, nhảy với các tốc độ khác nhau. Sau đó về giãn 3 hàng ngang .
- Trọng động: Trẻ tập các động tác: Tay, chân, bụng, bật theo bài hát “Nắng sớm”
- Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu.
Hoạt động 
có
 chủ đích
KPKH:
Trò chuyện về một số động vật sống dưới nước
Thể dục: 
Bật nhảy từ trên cao xuống 30 - 40cm
TCVĐ: Chạy tiếp sức
LQVH: 
Thơ: "Rong và cá"
LQVT: 
So sánh, thêm bớt trong phạm vi 4.
Tạo hình: 
Thi ai kheo tay “Tô màu con ếch”
Âm nhạc: 
Dạy hát: “Cá vàng bơi”
Nghe: “Tôm, cá, cua thi tài”
T/C: “Ai nhanh nhất”
Dạo chơi ngoài trời
Dạo chơi, nhặt lá vàng rơi.
TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
Chơi theo ý thích
Quan sát tranh ảnh, động vật sống dưới nước
TCVĐ: 
“Xúc tôm, xúc tép”.
Chơi theo ý thích
Đọc đồng dao
"Con cua"
TCVĐ: "Thả địa ba ba"
Chơi theo ý thích
Quan sát bể cá
TCVĐ: "Xúc tôm, xúc tép"
Chơi theo ý thích
Nhặt lá xé đàn cá
TCVĐ: "Trời nắng, trời mưa"
Chơi theo ý thích
Chơi
ở
các
góc
- XD: Xây hồ nuôi cá 
- PV: Bán hàng
- NT: Tô màu các con vật sống dưới nước
- TN: Chăm sóc cây
- PV: Người bán cá
- NT: Vẽ đàn cá
- XD: Xây ao thả cá
- TN: Tưới nước cho cây
- NT: Hát và vận động bài: “Tôm, cá, cua thi tài”
- PV: Nấu các món ăn 
- GS: Xem tranh về các con vật
- KPKH: Đong, đo nước
- PV: Cô cấp dưỡng
- NT: Nặn các con cá
- GS: Kể chuyện theo tranh
- TN: Lau lá cho cây
- XD: Xây bể nuôi cá, tôm, cua
- PV: Bác sỹ thú y
- NT: Hát, đọc thơ về chủ đề
- KPKH: Chơi với cát sỏi.
Sinh hoạt chiều
Hướng dẫn trò chơi mới: “Bắt vịt"
- Làm quen bài thơ “Rong và cá”
- Chơi theo ý thích
Giải câu đố về các con vật sống dưới nước
Chơi theo nhóm ở các góc
- Đóng, mở chủ đề
Thứ 2 ngày 28 tháng 02 năm 2013
 I. Hoạt động có chủ đích:
 KPKH: Trò chuyện về một số động vật sống dưới nước
 1. Kết quả mong đợi:
	a. Kiến thức: 
	+ Dạy trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các con vật sống dưới nước như: (Tôm, cá, cua,...) 
	- Biết ích lợi của các con vật đó đối với đời sống con người.
	b. Kỹ năng: 
	- Trẻ biết so sánh, phân loại các con vật
 	- Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ
	c. Thái độ: 
 	- Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống cho các con vật nuôi sống dưới nước
	- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các con vật sống dưới nước
 2. Chuẩn bị:
	- Giấy A4, bút màu
 	- Một số tranh về một số động vật sống dưới nước: Tôm, cá, cua,...
 	- 3 - 4 loại cá, tôm,...
	- Tranh lô tô các loại động vật trên 
 3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Mở đầu hoạt động:
- Cho trẻ hát, vận động bài ‘‘Cá vàng bơi’’ và trò chuyện cùng trẻ.
+ Các con vừa hát bài hát gì? 
+ Con cá sống ở đâu?
+ Ngoài con cá ra thì còn có con vật nào sống dưới nước nữa?
- Cô giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ chúng...
* Hoạt động trọng tâm:
- Cho trẻ đọc bài thơ “Rong và cá" và về chổ ngồi theo hình chữ U.
+ Các con nhìn xem cô có bức tranh gì đây?
+ Con cá sống ở đâu?
+ ở nhà bạn nào nuôi cá?
+ Cá gồm những bộ phận nào?
+ Cá bơi được là nhờ có gì?
+ Cá sống dưới nước thì thở bằng gì? 
+ Thức ăn của chúng là gì?
+ Nuôi cá để làm gì?
- Tương tự cô giới thiệu các con vật: Tôm, cua,...
- Ngoài những con vật cô vừa giới thiệu cho cả lớp bạn nào còn biết con vật nào sống dưới nước nữa?
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ, yêu quý các con vật...
* Cho trẻ chơi trò chơi “Giơ nhanh nói đúng các con vật"
- Cô nêu cách chơi và luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần
- Cô kiểm tra kết quả chơi
* Cho trẻ chơi ghép tranh: Cô chia trẻ thành 3 đội thi nhau ghép nhanh, đúng.
- Cho trẻ lên dán tranh các con vật sống dưới nước và đọc tên các con vật đó.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ "Mèo đi câu cá" và về bàn vẽ các con vật sống dưới nước.
- Trẻ hát và lại gần cô trò chuyện
- Cá vàng bơi
- Sống dưới nước
- Tôm, cua, mực,...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ và về chổ ngồi
- Con cá
- Dưới nước
- Trẻ trả lời
- Đầu, thân, đuôi
- Vây
- Thở bằng mang
- Cỏ, rong rêu...
- Làm thức ăn
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ đọc thơ và về bàn thực hiện
II. Dạo chơi ngoài trời:
	Dạo chơi, nhặt lá vàng rơi.
TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
Chơi theo ý thích
Tiến hành:
- Cô tập trung trẻ lại gần cô trò chuyện
	+ Mùa này là mùa gì? (Mùa thu)
	+ Mùa thu cây cối như thế nào? (Rụng lá)
	+ Trên sân trường có lá gì rụng? (Lá bàng)
	+ Để sân trường được sạch chúng ta phải làm gì? (Nhặt lá)
	- Cô hướng dẫn trẻ nhặt lá bỏ vào sọt rác, cô bao quát trẻ
	- Cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường
 - Giáo dục trẻ: Các con phải biết bảo vệ, chăm sóc chúng...
 	* TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
 - Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ
 - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần
 	* Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn
 III. Chơi ở các góc:
 	Các góc chơi: 
	- Góc chính: Xây hồ nuôi cá 
- Góc kết hợp:
+ PV: Bán hàng
+ NT: Tô màu các con vật sống dưới nước
+ TN: Chăm sóc cây
Tiến hành:
	- Trò chuyện cùng trẻ về các con vật sống dưới nước:
 	+ ở nhà bố mẹ các con có nuôi cá, tôm... không? (1-2 trẻ trả lời)
+ Chúng sống ở đâu? (Dưới nước)
 	+ Thức ăn của các con vật đó là gì? (Rong, rêu, ...)
 	+ Khi tiếp xúc với các con vật các con phải như thế nào? (Nhẹ nhàng, cẩn thận)
 	- Giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ chúng, ăn uống đủ chất để có cơ thể khoẻ mạnh
	- Cô trò chuyện cùng trẻ về góc chơi chính
- Cô giới thiệu các góc chơi
 	- Cho trẻ về góc chơi theo ý thích
- Trẻ thực hiện: Cô bao quát tạo tình huống chơi cho trẻ, nếu trẻ còn lúng túng cô hướng dẫn trẻ chơi lại
 	- Kết thúc: Cô nhận xét các góc chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng
 IV. Sinh hoạt chiều:
 	Hướng dẫn trò chơi mới: “Bắt vịt”
 Tiến hành:
 	- Cô nêu cách chơi và luật chơi
 	+ Luật chơi: Trẻ chỉ được bắt một con vịt ở ngoài vòng tròn và ai đập được vào vai trẻ làm vịt coi như bắt được vịt
 	+ Cách chơi: Chọn 3- 5 trẻ làm người chăn vịt. Các trẻ khác làm vịt. Khi nào người chăn vịt gọi “vít, vít, vít”. Các con vịt đi lên bờ ra khỏi vòng tròn tiến đến người chăn vịt. Khi vịt đến gần cô ra lệnh bắt vịt con người chăn vịt đuổi theo. Các con vịt chạy thật nhanh và kêu vịt vịt. Nếu con vịt nào bị bắt thì phải ra ngoài. Cô đổi vai chơi cho trẻ
 	- Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần
	* Chơi theo ý thích: Cô bao quát trẻ chơi an toàn
* Vệ sinh - trả trẻ
 V. Đánh giá cuối ngày:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 29 tháng 01 năm 2013
 I. Hoạt động có chủ đích:
 Thể dục: Bật nhảy từ trên cao xuống 30 - 40cm
 TCVĐ: “Chạy tiếp sức”
 1. Kết quả mong đợi:
 	a. Kiến thức: 
+ Dạy trẻ biết dùng sức mạnh của đôi bàn chân để bật nhảy từ trên cao xuống.
+ Biết dùng sức mạnh của toàn thân, đôi chân để chạy
 	b. Kỹ năng: 
+ Rèn luyện sự khoé léo, tính kiên trì của trẻ
	c. Thái độ: 
	+ Giáo dục trẻ tập thể dục hàng ngày cho cơ thể khỏe mạnh
 2. Chuẩn bị:
 	- Cờ, ghế thể dục
 	- Sân bãi sạch sẽ, quần áo gọn gàng
 3 Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* ổn định tổ chức:
 - Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề “Các con vật sống dưới nước”
 + Các con hãy kể tên 1 số con vật sống dưới nước?
 + Các con có biết những con vật đó vận động như thế nào không?
 - Cô cho trẻ bắt chước 1 số vận động đặc trưng của 1 số con vật
* Hoạt động trọng tâm:
 a. Khởi động.
 - Cho trẻ vận động theo nhịp bài hát “Cá vàng bơi” Theo đội hình vòng tròn và kết hợp các kiểu chân (Đi kiễng gót, đi bằng, gót chân,...). Sau đó chuyển đội hình thành 4 hàng ngang
 b. Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 + Động tác tay: Hai tay đưa ra trước và bước chân sang ngang, chân rộng bằng vai
 + Động tác bụng: Cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân, đầu gối thẳng.
 + Động tác chân: Co chân trái, cẳng chân vuông góc với đùi
 + Động tác bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau.
 * Vận động cơ bản: “Bật nhảy từ trên cao xuống 30 - 40cm”
 - Cho trẻ chuyển đội hình về 2 hàng dọc đối diện nhau.
 - Cô giới thiệu tên bài tập: “Bật nhảy từ trên cao xuống 30 - 40cm”
 - Cô làm mẫu lần 1
 - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác
 + Đứng trên ghế thể dục cao 30 - 40 cm, 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh của cô thì dùng sức mạnh của đôi chân để bật nhảy từ trên cao xuống, thực hiện xong về đứng cuối hàng.
 - Cho 2 trẻ khá lên thực hiện
 - Cho lần lượt từng trẻ ở 2 tổ lên thực hiện cho đến hết hàng (Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Giáo dục trẻ phải thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh, nhanh nhẹn...
 * TCVĐ: “Chạy tiếp sức”
 - Cô nêu cách chơi, luật chơi cho trẻ
 - Cho trẻ chơi 2- 3 lần
 - Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động vừa học
* Kết thúc hoạt động:
 c. Hồi tĩnh: Cho trẻ hát bài: “Chim mẹ, chim con” và đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân.
- Trẻ trò chuyện cùng cô 
- 3- 4 trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ vận động theo nhịp bài hát
- 2 lần x 4 nhịp
- 2 lần x 4 nhịp
- 3 lần x4 nhịp
- 3 lần x 4 nhịp
- Trẻ chuyển về 2 hàng dọc
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô giải thích
- 2 trẻ lên thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
- Trẻ nhắc lại
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân
II. Dạo chơi ngoài trời:
Quan sát một số tranh ảnh động vật sống dưới nước
 	TCVĐ: “Xúc tôm, xúc tép”
 	Chơi theo ý thích
Tiến hành:
- Cô tập trung trẻ lại cô cùng trẻ hát bài “Tôm, cá, cua thi tài”
	+ Cô cháu mình vừa hát bài hát gì? (Tôm, cá, cua thi tài)
+ Trong bài hát có những con vật gì? (Tôm, cá, cua...)
	+ Những con vật này sống ở đâu? (Dưới nước)
	+ ở nhà các con có nuôi các con vật này không? (Trẻ trả lời)
 + Thức ăn của các con vật này là gì? (Rong, rêu, cỏ...)
 - Giáo dục trẻ: Các con phải biết bảo vệ, chăm sóc các con vật sống dưới nước
 	* TCVĐ: “Lộn cầu vồng”
 + Cô nêu 

File đính kèm:

  • docChu de the gioi dong vat.doc