Giáo án Mẫu giáo Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình

I. YÊU CẦU

- Cô niềm nở đón trẻ tận tay phụ huynh, rèn trẻ đến lớp biết chào cô, cha mẹ, khách đến thăm trường, các bạn trong lớp.

- Trẻ có thói quen phục vụ: Cất mũ, dép đúng nơi quy định.

- Cô chú ý quan tâm đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của trẻ, nhắc nhở trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân, ăn mặt gọn gàng đầu tóc, tay chân sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ:

- Phòng học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và một số đồ chơi, sách truyện, đồ chơi bằng nhựa cho trẻ chơi theo ý thích.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u các chi tiết nhỏ.
- Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc, làm quen với nhạc cụ ÂN
- Giáo dục trẻ tình cảm đối với bà của mình. 
 II. CHUẨN BỊ:
- Thiết kế giáo án điện tử
- Cho trẻ làm quen với bài hát , đàn organ, máy cassette, băng nhạc.
 - Nhạc cụ : phách tre , trống lắc , xúc xắc.
- Một số tờ giấy trắng có vẽ sẵn hình bông hoa (có thể sử dụng cho hoạt động kế tiếp )
* Nội dung tích hợp: Trò chơi : “Con thỏ”- Tạo hình: Tô màu .
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động 1: Tạo bất ngờ cho trẻ
- Các con ơi hôm nay bạn búp bê cố vẽ một bức tranh rất đẹp tặng cho lớp mình. 
- Các con hảy nhìn xem bạn búp bê vẽ gì nhe!
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Con thỏ”.
- Cho trẻ xem hình bà bế bé trên màn hình.
- Cô hỏi trẻ : Đây là hình gì đây? Các con nhìn thấy gì trong hình?
- Đây là tranh “ Bà bế bé”. Bà rất yêu thương chăm sóc bé. Các con hãy lắng nghe em bé đã bài tỏ tình cảm của mình đối với bà như thế nào nhe.
- Cô cho trẻ nghe bài hát : Cháu yêu bà.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần
- Cô và trẻ hát 1 lần
Hoạt động 2: hãy cùng múa đẹp
- Cô thấy lớp mình hát rất hay. Nhưng để bài hát hay hơn cô sẽ dạy các con minh họa bài hát: “Cháu yêu bà”.
- Cô múa mẫu lần 1
- Cô múa mẫu lần 2+ giải thích.
+ Động tác 1: “ Bà ơi bà bà lắm” từng tay đưa lên ngực, chân nhúng nhẹ.
+ Động tác 2: “ Tóc bà trắngnhư mây” hai tay đưa từ từ lên vuốt nhẹ mái tóc.
+ Động tác 3: “ Cháu yêu bà bàn tay” hai tay đưa ngang ngực vờ nắm nhẹ hai tay với nhau.
+ Động tác 4: “ Khi cháu bà vui”vỗ tay.
- Cô và trẻ cùng nhau minh họa bài hát 2 lần.
- Mời tổ hát+ múa
- Mời nhóm bạn trai ,bạn gái hát+ múa( cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cá nhân trẻ hát + múa.
- Hoạt động 3: Nghe hát
Hôm nay các con hát múa rất đẹp, cô sẻ tặng các con một bài hát: “Tổ ấm gia đình”
Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
Cô vừa hát bài hát có tên là gì?
Bài hát này nói về tình cảm của mọi người trong gia đình. Các con phải yêu thương chăm sóc kính trọng người thân trong gia đình của mình.
Hoạt động 4: Ai đoán giỏi
Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi có tên “ Ai đoán giỏi”.
Cô giới thiệu luật chơi. Sau đó cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I/ Yêu cầu:
-Trẻ biết phân vai, chọn vai chơi, phân nhóm trưởng, chủ công trình.
- Biết tô màu dán ảnh người thân trong gia đình.
- Biết so sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng đủ các góc.
III/ Hướng dẫn:
Thỏa thuận:
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
- Góc tạo hình: Tô màu, dán ảnh người thân trong gia đình.
- Góc khoa học toán: So sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình.
- Góc sách: Xem truyện tranh gia đình.
2. Quá trình chơi:
- Cô đến từng nhóm gợi ý cách chơi, chọn các góc chơi tốt nhận xét cho các nhóm học tập.
- Nhận xét chung, tuyên dương những vai tốt, động viên những vai chơi chưa đạt, cho trẻ thu dọn góc chơi.
- VỆ SINH ĂN TRƯA
- NGỦ TRƯA
- VỆ SINH QUÀ XẾ
- SINH HOẠT CHIỀU
* Ôn bài củ: “ Cháu yêu bà”.
- Làm quen bài mới.
- Nêu gương cuối ngày.
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011
ĐÓN TRẺ- HĐTC- THỂ DỤC SÁNG- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu
- Trẻ biết nói tên các thành viên trong gia đình.
II. Chuẩn bị
Tranh gia đình bé.
III. Hướng dẩn
1.Quan sát có mục đích
- Cô gợi ý trẻ xem tranh và trả lời về các thành viên trong gia đình: Trong gia đình con có những ai? Công việc của từng người trong gia đình.
- Giáo dục trẻ yêu qúi kính trọng những người thân trong gia đình.
2. Trò chơi vận động
- Vẽ trên sân hình ngôi nhà: Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Hoạt động tự chọn
Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. Sau đó chuyển sang hoạt khác.
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Môn: Thể dục
Bài: “Đi theo đường hẹp”
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
- Biết theo đường hẹp, đi không chạm vạch.
- Định hướng và di chuyển theo tín hiệu của trò chơi vận động.
- Phát triển cơ chân, rèn sức mạnh và sự khéo léo, mạnh dạn và tự tin trong vận động.
- Giáo dục trẻ ham thích vận động để rèn luyện cơ thể.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Sân tập hay phòng tập thống mát, sạch sẽ, an tồn.
 - “Nhà bác Gấu”. Đường đi đến nhà các Gấu là đường hẹp cô vẽ trên sân.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 * Hoạt động 1:
 - Cô cho trẻ di chuyển theo ĐH vòng tròn với hiệu lệnh trống lắc của cô : 
 + Trống lắc vỗ từng tiếng thì đi chậm 
 + Trống lắc liên tục thì chạy từ từ  lắc nhanh hơn thì chạy nhanh 
 + Trống lắc vỗ 1 tiếng thì dừng lại 
 - Cho trẻ tập BTPTC với bài hát “ Vỗ tay cho đều ” : vỗ tay, lắc hông, dậm chân 
 - Cho trẻ di chuyển thành 2 hàng ngang đối diện nhau với 2 đường hẹp cô đã vẽ sẵn trên sân 
 * Hoạt động 2 :
 - Cô chỉ cho trẻ 2 đường hẹp trước mặt là đường đến ngôi nhà của Bác Gấu,và trò chuyện với trẻ: Đường đi đến nhà bác gấu như thế nào? ( Đường hẹp) - Cô làm mẫu vận động đi theo đường hẹp 
 - Cô thực hiện lần 2 : Kèm với lời giải thích: Khi đi các con đi tự nhiên mắt nhìn thẳng về trước . đi không chạm vạch.
 - Gọi trẻ lên thực hiện, cô quan sát, sửa sai cho trẻ, nhấn mạnh lại kỹ năng bật 
 - Tổ chức cho trẻ luyện tập: chia trẻ thành 2 nhóm cùng nhau thi xem ai đi đến nhà Bác Gấu trước. 
 - Cô chú ý sửa sai kịp thời, khuyến khích đi tự nhiên không chạm vạch( có thể mở nhạc để giờ học sôi nổi và hấp dẫn hơn )
 * Hoạt động 3 :
 - TCVĐ “ Đoàn tàu lửa” : cho trẻ xếp hàng dọc, tay để lên vai nhau, di chuyển trong 2 đường vạch kẻ 
 song song ( ngồi sân ) hay theo hàng gạch trong phòng học 
 - Cách chơi: chú ý tín hiệu cờ của cô để cùng di chuyển : khi cô giơ “cờ xanh” thì đòan tàu chuyển bánh, khi cô giơ cờ đỏ thì “đồn tàu” dừng lại 
 - Cho đòan tàu di chuyển 2, 3 lần rồi đổi hướng ( quay ra phía sau ) và tiếp tục di chuyển theo tín hiệu của cô 
 - Hồi tĩnh: “Đoàn tàu vào ga” ( rời hàng, đi chậm tự do, hít thở nhẹ nhàng... )
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
MÔN: VĂN HỌC
THƠ: THĂM NHÀ BÀ
I. Yêu cầu
- Trẻ cảm nhận giai điệu bài thơ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi đọc thơ.
- Thông qua bài thơ trẻ biết yêu quí và giúp đở những người than trong gia đình.
II. Chuẩn bị
- Thiết kế giáo án điện tử.
* Nội dung tích hợp: Âm nhạc: “ Cháu yêu bà”.
Môi trường xung quanh: Trò chuyện về gia đình.
III. Hướng dẫn
Cho trẻ chơi trò chơi: Trời tối trời sáng.
Cho trẻ xem tranh về bà và cháu.
- Trò chuyện: Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? Trong tranh các con nhìn thấy gì? Ở nhà các con có bà hay không? Các con có thường đến thăm bà hay không? 
Cô có một bài thơ nói về một bạn nhỏ đến thăm bà và giúp bà làm rất nhiều việc.
1. Dạy thơ
- Cô đọc lần 1+ xem tranh
- Cô đọc lần 2 + diển giải từ khó.
2. Trẻ đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô 1, 2 lần .
- Mời tổ đọc.
- Mời nhóm bạn trai đọc.
- Mời nhóm bạn gái đọc.
- Mời trẻ khá lên đọc.
3. Đàm thoại
- Bài thơ các con vừa đọc có tên gì?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Khi đến thăm nhà bà bé đã thấy điều gì?
- Bé gọi gà như thế nào?
GD: Các con phải yêu thương và giúp đở những công việc trong gia đình.
- Cô và trẻ cùng hát múa bài: Cháu yêu bà.
Kết thúc tiết dạy.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I/ Yêu cầu:
-Trẻ biết phân vai, chọn vai chơi, phân nhóm trưởng, chủ công trình.
- Biết tô màu dán ảnh người thân trong gia đình.
- Biết so sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng đủ các góc.
III/ Hướng dẫn:
Thỏa thuận:
- Góc phân vai: Mẹ con
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé.
- Góc tạo hình: Tô màu, dán ảnh người thân trong gia đình.
- Góc khoa học toán: So sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình.
- Góc sách: Xem truyện tranh gia đình.
2. Quá trình chơi:
- Cô đến từng nhóm gợi ý cách chơi, chọn các góc chơi tốt nhận xét cho các nhóm học tập.
- Nhận xét chung, tuyên dương những vai tốt, động viên những vai chơi chưa đạt, cho trẻ thu dọn góc chơi.
- VỆ SINH ĂN TRƯA
- NGỦ TRƯA
- VỆ SINH QUÀ XẾ
- SINH HOẠT CHIỀU
* Ôn bài củ: “ Thăm nhà bà”.
- Làm quen bài mới.
- Nêu gương cuối ngày.
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
ĐÓN TRẺ- HĐTC- THỂ DỤC SÁNG- TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu
- Trẻ biết nhặt lá trên sân trường.
II. Chuẩn bị
Sân chơi ,đồ dùng, đồ chơi
III. Hướng dẩn
1.Quan sát có mục đích
- Cho trẻ đi tự do trên sân trường và yêu cầu trẻ quan sát sân trường.
- Cô hỏi trẻ: trên sân trường các con thấy gì?
- Lá vàng từ đâu mà rơi xuống sân?
- Vì sao lá lại rơi?
- Cho trẻ nhặt lá vàng trên sân bỏ vào thùng rác.
2. Trò chơi vận động
Gieo hạt: Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Hoạt động tự chọn
Cho trẻ chơi tự do theo ý thích. Sau đó chuyển sang hoạt động khác
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN: TẠO HÌNH
BÀI: DÁN HOA TẶNG MẸ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Nhận biết ngày lễ 20/10 là ngày của bà, của mẹ .
 - Đọc thuộc bài thơ, thể hiện được tình cảm qua nội dung bài thơ, biết ngắt nhịp và thay đổi ngữ điệu giữa các câu thơ phù hợp với nội dung bài thơ.
 - Luyện kỹ năng bôi hồ và dán vào đúng chỗ trong tấm thiệp, rèn khiếu thẩm mỹ trong tạo hình 
 - Phát triển trí nhớ có chủ định, ngôn ngữ vănhọc, tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo trong nghệ thuật 
 - Giáo dục trẻ tình cảm đối với bà, với mẹ, với cô giáo.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Làm quen với bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ ”
 - Tranh minh họa bài thơ, một số hình tròn hay bông hoa cắt sẵn 
 - Những tấm thiệp in sẵn khung và có sẵn bố cục ( vẽ hay dán cành cây , thân cây  )
 III. TIẾN HÀNH:
 * Hoạt động 1:
 - Cô cho trẻ quan sát tranh chủ đề và trò chuyện với trẻ về hình ảnh trong tranh:
 + Theo các bạn đó là hình ảnh của ai?
 + Bạn nhỏ ấy đưa cho mẹ cái gì vậy nhỉ ?
 - Cô giới thiệu bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ” của Khải Minh , cô đọc cho trẻ nghe 
 - Khuyến khích trẻ đọc theo cô vài lần cho thuộc bài thơ 
 - Trò chuyện với trẻ:
 + Bạn nhỏ đã tặng mẹ món quà gì vậy?
 + Vì sao bạn nhỏ ấy lại tặng quà cho mẹ nhỉ ?
 + Ngày 20/10 là ngày lễ gì vậy?
 - À! Đó là ngày lễ "phụ nử Việt Nam" , ngày lễ của bà, của mẹ và của các cô ... Chắc hẳn trong ngày đó mẹ của các bạn rất vui, và niềm vui ấy càng nhiều hơn khi đứa con của mình biết làm quà để tặng mẹ  
 - Cô gọi từng nhóm đọc thơ , luyện đọc thơ diễn cảm 
 * Hoạt động 2:
 - Cô gợi ý cho trẻ l

File đính kèm:

  • docchu diem gia dinh lop 4 tuoi.doc
Giáo án liên quan