Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 2: Bản thân

Phát triển thể chất

- Trẻ có kỹ năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân ( Đi, chạy, nhảy, leo.)

- Biết một số kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày ( Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, cài cúc áo, mở cúc áo, cất dọn đồ chơi.)

- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh thân thể, tay, chân, răng, miệng, quần áo luôn sạch sẽ.

- Biết việc ăn đủ chất, việc giữ gìn thân thể sạch sẽ là có lợi cho sức khỏe.

- Trẻ biết được ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, ngủ đủ giấc là giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hòa.

- Trẻ biết mặc quần áo, đội nón mũ phù hợp khi thời tiết thay đổi.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 11/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề 2: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i “Trời nắng trời mưa”
- Hướng dẫn trò chơi với chữ cái
- Tìm các chữ cái đã học trong tên gọi của các đồ dùng học tập...
- Tập vẽ cô giáo em
- Ôn chữ cái: Các nét cơ bản...
- Ôn nội dung bài buổi sáng:
+ Thơ: Làm quen chữ số
+ Chơi tự do ở các góc.
- Nêu gương bé ngoan. 
- Nhận xét cuối tuần. 
- Trả trẻ.
 DUYỆT KẾ HOẠCH
Minh Quang,ngày 6 tháng 10 năm 2012
 Người xây dựng kế hoạch
 Chẩu Thị Ngần
KẾ HOẠCH TUẦN 5 ĐỒNG CHÍ HIẾM SOẠN GIẢNG
KẾ HOẠCH NGÀY
Tuần 6 : ( Từ ngày 8/12/2012 đến ngày 12/8/2012 )
Ngày soạn:01/10/2012
Dạy Thứ hai ngày 08/10/2012
Tiết 1 : PTTC: (Thể dục)
NÉM XA BẰNG HAI TAY. 
I: Mục đích yêu cầu
 * Kiến thức:
 - Giúp trẻ phát triển thê lực và phát triển các cơ ,và rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn khéo léo
 - Trẻ thực hiện đúng yêu cầu của bài tập: Ném đúng động tác
 * Kỹ Năng
- Củng cố kĩ năng ném xa, ném thẳng hướng trước mặt bằng 2 tay, ném mạnh và biết cách chơi trò chơi
 - Tâp các động tác bài tập phát triển chung nhịp nhàng
 * Thái độ
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho người khỏe mạnh
II: Chuẩn bị
 - Cô: Kẻ vạch, 20 túi cát
 - Trẻ: Quần áo gọn gàng
III: Hướng dẫn
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1: Khởi động
 - Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu rồi xếp thành 2 hàng. Cô hỏi trẻ: Phải làm gì để cơ thể khỏe mạnh?Và trò chuyện cùng trẻ về chủ đề......
2: Trọng động
 * Bài tập phát triển chung
 - Cô cho trẻ tập bài thể dục nhịp điệu'' Dậy đi thôi''
 * Vận động cơ bản
 - Cô giới thiệu bài thể dục: Ném xa bằng 2 tay
 - Cô làm mẫu 2 lần
 + Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn động tác
 + Lần 2: Cô phân tích động tác: Cô đi đến vạch, cô cúi xuống cầm túi cát bằng 2 tay đưa cao lên đầu( hơi gập tay và dùng sức để ném xa về phía trước), cô đứng chân trái trước chân phải sau, cô ném liền 2-3 túi cát. Sau đó cô đi nhẹ nhàng về đứng vào cuối hàng 
 - Cô cho trẻ lên tập mẫu
 - Bạn vừa thực hiện vận động gì?
 + Trẻ luyện tập
 - Cô cho trẻ tập cá nhân, tập theo nhóm
 - Cô cho trẻ tập thi đua theo tổ 
 - Trẻ tập cô quan sát và sửa sai cho trẻ, cô động viên khuyến khích, tuyên dương trẻ
 + Củng cố giáo dục
 - Các con vừa được tập bài vận động gì? Bạn nào giỏi lên tập lại cho cô và các bạn xem nào? Cô cho cả lớp khen bạn...
 - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
 *Trò chơi nu na nu nống: Cô cho trẻ chơi theo nhóm, ngồi thành vòng tròn và đọc bài đồng dao nu na nu nống vừa đọc mỗi tiếng cô lại chỉ vào chân của một bạn đến tiếng cuối cùng rơi vào chân bạn nào thì bạn đó được rụt chân lại và lại đọc từ đầu
 - Cô cho trẻ chơi và cô quan sát nhắc nhở trẻ chơi
 * Hồi tĩnh
 - Cô cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng vừa đi vừa hát bài: chim mẹ chim con. 1, 2 vòng rồi cho trẻ ra chơi
- Trẻ đi các kiểu theo cô và trò chuyện về chủ đề.
- Trẻ tập 2 lần cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- 2 trẻ lên làm mẫu
- Trẻ trả lời
- Trẻ tập cá nhân, nhóm
- Trẻ tập theo tổ
- Trẻ trả lời
- Cho 1 trẻ lên tập lại
-Trẻ lắng nghe
- trẻ chơi theo nhóm
- Trẻ làm chim bay và đi nhẹ nhàng theo cô
-------------------------------------------------------------
Tiết 2 ;PTNN ( VĂN HỌC)
ĐÔI MẮT CỦA EM
 Tác giả: Lê Thị Mỹ Phương
I. Mục đích yêu cầu:
	* Kiến thức
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cách đọc rõ ràng, mạch lạc.
	- Trẻ thuộc thơ, đọc bài thơ trôi chảy, rõ ràng.
	* Kỹ Năng
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô qua nội dung bài thơ.
	* Thái độ
- Qua bài thơ giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đôi mắt của mình.
II. Chuẩn bị:
	- Cô: Tranh vẽ nội dung bài thơ, tranh vẽ nội dung các câu thơ theo trích dẫn.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú:
 - Cô cho trẻ hát bài: Cái mũi
 - Cô hỏi trẻ về bài hát trò chuyện cùng trẻ về chủ đề....
 - Cô cho trẻ xem tranh vẽ nội dung bài thơ: Hỏi trẻ về bức tranh.....
2. Hoạt động 2: Nội dung bài học:
 - Cô cho trẻ đi về chỗ ngồi, vừa đi vừa đọc bài thơ
 * Cô giới thiệu bài thơ + tác giả
 - Cô đọc bài thơ lần 1.
 - Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên nhờ có đôi mắt mà em nhìn thấy được mọi vật ở xung quanh và em phải giữ gìn đôi mắt để mắt ngày càng sáng hơn
 - Cô đọc bài thơ lần 2....
 + cô cho cả lớp đọc thơ cùng cô
 + Cô cho cả lớp tự đọc thơ....
 * Đàm thoại, đọc trích dẫn: 
 + Cô cho trẻ đọc cùng cô 4 câu thơ đầu:
 Đôi mắt xinh xinh
 Đôi mắt tròn tròn
 Giúp em nhìn thấy
 Mọi vật xung quanh.
 - Đôi mắt của em như thế nào? Mắt dùng để làm gì?
 + Cô cho trẻ đọc 4 câu thơ tiếp theo:
 Em yêu em quý
 Đôi mắt xinh xinh
 Giữ cho đôi mắt
 Ngày càng sáng hơn.
 - Bạn dành tình cảm gì cho đôi mắt? Để cho mắt sáng đẹp thì ta phải làm gì?
 * Cho trẻ hát bài: Cái mũi.
 - Cô hỏi trẻ về bài hát, giáo dục trẻ: trong cơ thể chúng ta các bộ phận như mắt , mũi, miệng, tai đều rất cần thiết nên chúng ta phải vệ sinh sạch sẽ 
 * Cô cho trẻ đọc thơ luân phiên: Tổ, nhóm, cá nhân....( Sen kẽ hỏi lại tên bài thơ, tác giả)
3. Hoạt động 3: Củng cố
 - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh
 + Cách chơi: Trẻ chơi theo đội, lên vẽ thêm các bộ phận còn thiếu trong bức tranh ( Cô chia số trẻ trong lớp ra làm 3 đội, cho 2 đội lên chơi, 1 đội đứng dưới lớp đọc thơ,) khi đọc xong bài thơ là thời gian đã hết và các đội chơi phải vẽ thêm được các bộ phận còn thiếu cho bức tranh và xem đội nào đã vẽ được nhiều bức tranh...
 - Cô cho trẻ chơi.
 - Cô cùng trẻ nhận xét sau khi chơi.
- Trẻ đi cùng cô....
- Trẻ quan sát, lắng nghe trả lời.
- Trẻ đi về chỗ ngồi và đọc thơ
- Lắng nghe
- Đọc 2 lần cùng cô
- Tự đọc 2 lần
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời, lắng nghe cô nói.
- Trẻ đọc thơ theo các hình thức...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi.
- Nhận xét cùng cô.
---------------------------------------------------------
Ngày soạn:03/10/2012
Dạy Thứ ba ngày 09/10/2012
Tiết 1 :PTNT:(MTXQ)
PHÂN BIỆT MỘT SỐ BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CHÚNG
I: Mục đích yêu cầu:
	* Kiến thức
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nhận biết thêm một số từ ngữ mới về các bộ phận trên cơ thể.
	- Trẻ biết gọi tên các bộ phận trên cơ thể mình
* Kỹ năng
- Biết phân biệt và biết chức năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, biêt cách chăm sóc và bảo vệ cơ thể. 
* Thái độ
- Trẻ ngoan,vâng lời cô giáo
	- Giáo dục: Cháu luôn giữ vệ sinh cho cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.
II: Chuẩn bị:
	- Cô: Tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể bé, tranh vẽ hình người .
	- Cháu: Bút màu.
III: Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
I: Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
 - Cô cho trẻ tập bài thể dục nhịp điệu '' Dậy đi thôi"
 + Các con vừa hát múa bài gì?
 + Các con tập rửa mặt để làm gì? Vì sao?
 - Các con ạ, mặt và tay chân chính là các bộ phận trên cơ thể của chúng mình, các bộ phận đó có chức năng hoạt động ra sao? Bây giờ cô cùng các con khám phá nhé. 
II: Hoạt động 2: Nội dung:
 - Cô cho trẻ quan sát theo nhóm, cô phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh vẽ các bộ phận trên cơ thể người và cho trẻ tự nhận xét và gọi tên các bộ phận đó đồng thời nêu chức năng hoạt động của từng bộ phận.
 - Cô xuống từng nhóm hỏi trẻ và hướng dẫn. sau đó cho từng nhóm cử đại diện đứng lên trả lời.
 + Nhóm con quan sát được những bộ phận gì?
 + Ở phần đầu có những bộ phận gì? Các bộ phận đó có chức năng hoạt động ra sao?
 - Cô cho các nhóm khác bổ xung và kết luận.
 - Trên cơ thể bé có rất nhiều các bộ phận như ở phần đầu gồm có: Mắt, mũi, mồm, taiCô cho trẻ đọc tên các bộ phận đó và nói mỗi bộ phận đều có một chức năng và hoạt động riêng như: Mắt có chức năng để nhìn nhờ có mắt con người mới quan sát nhìn thấy các sự vật xung quanh hoặc mũi có chức năng để thở, để ngửi nhờ có mũi ngửi ta mới phân biệt được các mùi khác nhau ở xung quanh  Tương tự với các bộ phận khác. 
 - Giáo dục: Cháu hàng ngày giữ vệ sinh các bộ phận trên cơ thể mình luôn sạch sẽ.
 * Liên hệ: Cô cho trẻ kể công việc vệ sinh cơ thể hàng ngày của cháu cho các bạn nghe.
 * Chơi trò chơi: Thi xem ai nhanh.
 - Cách chơi: Cô có bức tranh vẽ người nhưng chưa kịp vẽ các bộ phận trên cơ thể, yêu cầu 2 đội lên trong thời gian 5 phút hãy vẽ thêm các bộ phận còn thiếu vào bức tranh cho hoàn chỉnh.
 - Cho trẻ chơi cô động viên trẻ chơi hứng thú.
 - Cô nhận xét kết quả 2 đội và tuyên dương.
 * Cô cho trẻ chơi trò chơi: Bắn tên trả lời đúng.
 - Cách chơi: Khi cô bắn đến tên bạn Dung và chỉ tay lên bất kỳ 1 bộ phận nào trên cơ thể thì bạn Dung phải nói được tên và chức năng hoạt động của bộ phận đó.
 - Cô cho trẻ chơi, cô nhận xét.
 - Cô hỏi trẻ tên trò chơi, bài học
 * kết thúc
 - Cô cho trẻ hát bài: Cái mũi và ra các góc chơi. 
- Trẻ hát.múa
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hoạt động nhóm, quan sát và nhận xét.
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý kiến bổ xung cho bạn
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ kể về mình.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ lắngnghe
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát và ra chơi.
------------------------------------------------------
Tiết 2 :PTTM: Âm Nhạc
TẬP RỬA MẶT
 Nhạc và lời: Hồng Đăng
I. Mục đích yêu cầu:
	* Kiến thức 
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhạc, vận động thành thạo theo bài hát, hứng thú nghe cô hát, thích chơi trò chơi.
	* Kỹ Năng
- Qua bài hát giúp trẻ hiểu rửa mặt để giữ vệ sinh mặt mũi sạch sẽ.
	* Thái độ
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường sạch sẽ...
II. Chuẩn bị: 
	- Cô: Tranh minh họa bài dậy hát, nghe hát: Tập rửa mặt, Rửa mặt như mèo.
	- Trẻ: Mũ chóp kín.
III. Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
 - Cô cho trẻ xúm xít quanh cô, rồi cho trẻ cùng cô đi xem triển lãm tranh về chủ đề. Cô hỏi trẻ về nội dung bức tranh và cô giới thiệu bài dạy hát, nhạc sỹ.
 - Giáo dục trẻ vệ sinh thân thể và giữ vệ sinh môi trường.
2. Hoạt động 2: Ca hát + Vận động
 - Cô cùng trẻ hát bài hát 1 lần.
 - Cô hát lại bài hát 1 lần.
 - Cô chỉ vào bức tranh và giảng nội dung bài hát theo tranh: Bài hát dạy các con cách rửa mặt, trước tiên phải nhúng khăn mặt cho ướt

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_2_ban_than.doc