Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện giao thông
*Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện vận động bò dích dắc qua 4 chướng ngại vật.
*Kĩ năng:
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi bò, cẳng chân và bàn tay sát sàn, bò theo đúng hướng dích dắc không chạm chướng ngại vật.
- Phát triển tố chất: nhanh nhẹn khéo léo cho trẻ.
- Rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh.
*Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tập theo tập thẻ.
- Trẻ hứng thú thực hiện, chơi đúng luật và lấy đúng theo yêu cầu.
ho trẻ đọc bài thơ: “xe cần cẩu”. Đàm thoại: + Các con vừa đọc bài thơ gì? + Đó là phương tiện giao thông ở đâu? + Các con còn biết phương tiện giao thông nào khác? 3. Nội dung: a.Quan sát và đàm thoại: - Cho trẻ quan sát tranh về các loại phương tiện giao thông và kể về nội dung bức tranh. - Cho trẻ bắt trước tiếng kêu và vận động giống các phương tiện giao thông. - Cho trẻ xem tranh về ngã tư đường phố. Hỏi trẻ: + Các con vừa được xem tranh gì? + Người điều khiển các phương tiện giao thông đi ở đâu? Đi như thế nào? + Khi muốn sang đường người đi bộ đi ở đâu? + Người tham gia giao thông đến ngã tư đường phố cần chú ý điều gì? + Nếu người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật an toàn giao thông thì sẽ xảy ra điều gì? + Khi tham gia giao thông các con phải như thế nào? b.Luyện tập_củng cố: - Cô phát cho mỗi trẻ một tờ tranh trong đó có vẽ các hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông đường bộ - Yêu cầu trẻ nối các hành vi đúng với khuôn mặt cười, hành vi sai với khuôn mặt mếu. - Trẻ thực hiện xong khi hết bài hát: “đường em đi” - Cô kiểm tra và nhắc nhở nếu trẻ làm sai. 3. Kết thúc: - Cho trẻ chơi trò chơi: “đèn đỏ_ đèn xanh”. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 1_2 lần. THỨ 6 NGÀY 03/12/2010 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH GDÂN: -DH: Em đi qua ngã tư đường phố. -NH: Em đi chơi thuyền. -TC: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. *Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát và tên tác giả. - Thông qua bài hát trẻ biết một số luật lệ giao thông đơn giản khi đi đường và tuân thủ luật lệ đó. *kĩ năng: - Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát. - Trẻ chơi thành thạo trò chơi, qua đó phát triển thính giác cho trẻ. - Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích. *Thái độ: Trẻ hiểu một số luật lệ giao thông đường bộ khi đi qua ngã tư đường phố. - Đàn. - Sa bàn ngã tư đường phố. Ổn định tổ chức: - Hôm nay ai đưa con đến lớp? - Con đến lớp bằng phương tiện giao thông gì? - Thế đi trên đường con gặp những phương tiện giao thông nào nữa? * Cho trẻ quan sát sa bàn ngã tư đường phố. 2. Nội dung: a. Dạy hát: - Cô giới thiệu bài hát - Cô hát mẫu lần 1 không đệm nhạc - Cô hát mẫu lần 2 kết hợp nhạc đệm. - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát 2 lần: cô hát từng câu_trẻ hát theo. + Chúng mình vừa tập bài hát gì? + Do ai sang tác? - Cô mời lần lượt từng tổ hát, nhóm hát, cá nhân. - Cô chú ý sửa sai sau mỗi lần trẻ hát. - Cô và cả lớp hát kết hợp nhạc 2 lân. b. Nghe hát: - Cô giới thiệu tên bài hát - Cô hát lần 1 kết hợp nhạc đệm. - Bài hát nói về một bạn nhỏ đi chơi thuyền trong công viên. Bài hát nhắc nhở các bạn khi đi chơi thuyền phải ngồi im, không được nghịch nếu không sẽ rất nguy hiểm. - Cô hát lại lần 2 kết hợp nhac đệm và múa minh họa. + Chúng mình vừa được nghe cô hát bài gì? + Bài hát do ai sang tác? c. Trò chơi: - Cô giưới thiệu tên, cách chơi, luật chơi. - Cho trẻ chơi 3_4 lần. 3. Kết thúc: Cho trẻ sắp xếp lại các phương tiện giao thông đường bộ theo đúng luật giao thông. THỨ 7 NGÀY 04/12/2010 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH LQVT: - NB số 4. PB hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông *Kiến thức: - Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có số lượng là 4. - Nhận biết số 4. - Phân biệt hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. *Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đếm, tạo nhóm có 4 đối tượng. - Phân biệt hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật qua việc dếm các cạnh. - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ đích. - Ngôn ngữ: nói to, rõ rang, đủ câu, biết diễn đạt theo ý của mình. *Thái độ: Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tập thật tốt, - Bộ thẻ số từ 1_5. - Các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. - Một số nhóm đồ vật có số lượng 1,2,3,4. Ổn định tổ chức: - Đàm thoại: + Chúng mình đang học chủ đề gì? + Trong chủ đề giao thông chúng mình được học những gì? Nội dung: Luyện tập nhận biết số lượng 4_chữ số 4: - Cho trẻ hát bài tập đếm - Yêu cầu trẻ tìm nhóm đồ chơi trong lớp có số lượng từ 1_4. - Cả lớp cùng đếm nhóm đồ vật có số lượng 4. cô giáo giới thiệu thẻ chữ số 4 và đặt vào nhóm đồ vật. - Cho trẻ chơi trò chơi:” tai ai tinh”. Ôn hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác: - Cho trẻ chọn hình và đếm số cạnh của từng hình rồi nhận xét. + Yêu cầu trẻ chọn hình có các cạnh bằng nhau. + Hình vuông có mấy cạnh? Chọn chữ số tương ứng với số cạnh. - Cách làm tương tự với những hình còn lại. - Hình vuông và hình chữ nhật có điểm gì chung? - Hình vuông và hình chữ nhật khác nhau ở điểm nào? Luyện tập: - Cho trẻ dùng que tính xếp hình có số cạnh là 4. - Cho trẻ chơi trò chơi: “tìm nhà”. 3. Kết thúc: - Cho trẻ về bàn tập tô màu và đếm các đồ vật có 4 đối tượng trong vở. TUẦN 2: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG ( TỪ NGÀY: 06/12_10/12) NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 THỨ 7 ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG - Cô đón trẻ vào lớp, gợi ý cho trẻ quan sát góc nổi bật về chủ điểm giao thông. - Tập thể dục theo đĩa nhạc. HOẠT ĐỘNG HỌC THỂ DỤC: -Bật chụm tách chân. -TCVĐ: Chuyền bong. VĂN HỌC: - Truyện: Qua đường. TẠO HÌNH: - Vẽ tàu hỏa MTXQ: - Phương tiện giao thông đường sắt. GDÂN: - DVĐ: Đường em đi - NH: Bạn ơi có biết - TC: Ô số kì diệu LQVT: - Đếm đến 4, NB nhóm có 4 đối tượng. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: xây dựng ngã tư đường phố - Góc phân vai: gia đình, bán hàng, cô giáo - Góc tạo hình: vẽ, tô màu tranh ảnh về ngã tư đường phố - Góc nghệ thuật: ca hát các bài hát về chủ điểm giao thông - Góc học tập: xem tranh truyện về phương tiện giao thông, phân loại phương tiện giao thông HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI *Hoạt động có mục đích: - Quan sát: tập đọc một số biển số xe - Làm quen một số biển báo giao thông - Giải câu đố về các loại phương tiện giao thông *TCVĐ: - Em đi qua ngã tư đường phố - Ô tô và chim sẻ - Bánh xe quay *Chơi tự do:với đồ chơi ngoài trời. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Hướng dẫn trò chơi học tập: ai nói đúng - Hướng dẫn trò chơi: truyền tin - Chơi theo góc - Nêu gương bé ngoan cuối tuần - Rèn nếp: cách mặc áo, cài cúc. THỨ 2 NGÀY 06/12/2010 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH THỂ DỤC: -Bật chụm tách chân. -TCVĐ: Chuyền bóng. * Kiến thức: - Trẻ biết dùng sức nhún bật chụm tách chân liên tục vào các ô. - Chơi chuyền bóng: cầm bóng băng 2 tay, không làm rơi bóng. * Kĩ năng: - Khi bật không chạm vào vạch ô. - Chuyền bóng phải bằng 2 tay và không làm rơi bóng. * Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia vận động, chơi đúng luật. - Bóng to. - Vòng 10 cái. Ổn định_Khởi động: Cho cả lớp làm đoàn tàu đi theo hiệu lệnh của cô: - Tàu đi thường. - Tàu đi bằng mũi bàn chân. - Tàu đi thường. - Tàu đi bằng gót bàn chân. - Tàu đi thường. - Tàu chạy chậm_ chạy nhanh_chạy chậm_về ga. Cho trẻ điểm số 1_2. Trọng động: BTPTC: - Động tác tay: 2 tay ra trước, lên cao. - Động tác chân: đứng co 1 chân - Động tác lườn: đứng cúi về phía trước - Động tác bật: bật chụm tách chân b. VĐCB: * Cô hướng dẫn cách vận động: - Làm mẫu lần 1: không giải thích - Làm mẫu lần 2 và phân tích vận động: Đi đến vạch xuất phát, 2 tay chống hông, 2 chân chụm, mắt nhìn thẳng. khi có hiệu lệnh bật, cô bắt đầu nhún 2 chân, dung sức mạnh của chân và cơ thể, bật chụm tách chân vào ô thứ nhất sau đó tiếp tục bật chụm tách chân vào các ô tiếp theo. Chú ý: khi bật 2 mũi bàn chân rơi xuống trước, sau đó 2 gót chân chạm đất. khi bật hết các ô thì bật ra ngoài và đi về cuối hang. Phải bật liên tục không nghỉ. - Làm mẫu lần 3: nhấn mạnh những động tác khó. * Trẻ thực hiện: - Gọi 1 trẻ lên làm thử. Cả lớp nhận xét, cô nhận xét. - Cho 2 hàng thi đua với nhau. - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ. c. Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu - Cô cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. - Cho trẻ chơi. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1_2 vòng THỨ 3 NGÀY 07/12/2010 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH VĂN HỌC: - Truyện: Qua đường. *Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện. *Kĩ năng: - Phát triển ngôn ngữ: nói mạch lạc, trả lời chọn câu. - Luyện kĩ năng ghi nhớ, chú ý có chủ đích. * Thái độ: - Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn. - Khi đi qua đường phải chú ý đèn tín hiệu giao thông. - Đi ra đường phải có người lớn dắt. - Tranh minh họa. Ổn định: Cô và trẻ cùng hát và vận động bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”. - Khi qua ngã tư đường phố nếu thấy đèn đỏ(đèn xanh) các con phải làm gì? 2. Nội dung: a. Kể diễn cảm: - Kể lần 1: kết hợp thể hiện điệu bộ, cử chỉ của cô giáo. - Kể lần 2: kết hợp tranh minh họa. b. Đàm thoại và trích dẫn: - Cô vừa kể câu chuyện gì? - Trong chuyện có những nhân vật nào? - Chị em Mai và An xin mẹ đi đâu? - Người mẹ đã dặn 2 chị em như thế nào? ( Kể trích dẫn từ đầu đến “ nhảy chân sáo ra khỏi nhà”). - Hai chị em Mai và An làm gì khi xuống phố? - Chuyện gì xảy ra khi 2 chị em băng qua đường? - Hai chị em đã qua đường khi đèn báo màu gì? - Hai chị em có đi dung luật giao thông đường bộ không? ( Kể trích dẫn “ ra đườngnguy hiểm quá”) - Ai đã dắt 2 chị em quay lại vỉa hè? - Chú cảnh sát giao thông đã nhắc nhở 2 chị em điều gì? - Kể từ hôm đó 2 chị em Mai và An như thế nào? (Kể trích dẫn “ Chú cảnh sát giao thông chạy đến” cho đến hết). * GD: Câu chuyện nhắc nhở chúng mình phải luôn ghi nhớ, khi qua đường, đèn giao thông có tín hiệu đỏ thì phải dừng lại, tín hiệu đèn xanh mới được đi. Vì các con còn nhỏ nên khi xuống phố phải có người lớn dắt. 3. Kết thúc: - Cô và trẻ đứng dậy hát và vận động bài: “Đèn đỏ, đèn xanh”. - Chuyển tiếp hoạt động. THỨ 4 NGÀY 08/12/2010 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH TẠO HÌNH: -Vẽ tàu hỏa. * Kiến thức: - Trẻ biết vẽ tàu hỏa - Biết được tàu hỏa là phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ. - Biết khi tham gia giao thông đường sắt phải tuân thủ an toàn giao thông đường sắt. * Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng vẽ tàu hỏa, đồng thời biết phối màu để tạo cho các toa tàu thêm sinh động. - Biết sáng tạo và sắp xếp bố cục hài hòa. * Thái độ: -
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_phuong_tien_giao_thong.doc