Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Trần Thị Thu Điệp

I/ MỤC TIÊU CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN

1/ Phát triển nhận thức

- Có một số hiểu biết về bản thân, biết mình giống và khác các bạnqua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài của cơ thể, có khả năng và sở thích riêng.

- Có một số hiểu biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc chúng.

- Nhận biết được các giác quan, hiểu sự cần thiết phải chăm sóc giữ gìn các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật, hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

- Có hiểu biết về một số loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ của bản thân.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Chủ đề: Bản thân - Trần Thị Thu Điệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trẻ về tên, lớp, sở thích,. Trò chuyện về những công việc ở nhà, ở lớp của bé, bé làm gì, trò huyện về cơ thể của bé và các giác quan trên cơ thể
- Điềm danh trẻ có mặt và vắng mặt.
- Thể dục sáng: HH2 -T1 – B2 – C2 – B1
HH2: Thổi bóng bay.
T1: 2 tay sang ngang – đưa ra trước.
B2: 2 tay đưa lên cao – cúi người tay tay chạm chân
C2: 2 tay chống hông, chân đá về phía trước.
B1: Bật tại chổ
2/ Hoạt động học
 a/ Mục đích – yêu cầu:
Trẻ biết ném xa bằng một tay, không đùa giởn khi đi.
Sau khi học xong trẻ biết được lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên.
Có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.
b/Chuẩn bị 
Túi cát.
Một số đồ chơi
*Tích hợp: LVPTNT: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
 LVPTTM: “ Em tập lái ô tô”
 c/ Tiến trình tổ chức hoạt động 
* H Đ1: Ổn định trò chuyện, khởi động
- Cô và trẻ cùng xem tranh, trò chuyện về nội dung tranh.
- Cô hỏi trẻ muốn khoẻ mạnh thì mình phải làm gì? (tập thể dục)
- Cô và các con tập bài thể dục này nhé, cho trẻ đứng dậy khởi động với cô theo đội hình vòng, đi các kiểu chân.
* H Đ2: Trọng động
 1/ BTPTC
 Tiếp tục cho trẻ tập BTPTC theo đội hình vòng tròn, hát bài “Ồ sao bé không lắc”
HH2: Thổi bóng bay.
T1: 2 tay sang ngang – đưa ra trước.
B2: 2 tay đưa lên cao – cúi người tay tay chạm chân
C2: 2 tay chống hông, chân đá về phía trước.
B1: Bật tại chổ.
 2/ VĐCB
 Cô hướng dẫn trẻ cách ném bóng bằng một tay và làm mẫu.
 Cô làm mầu lần 2, giải thích: Đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát, đưa thẳng về phía trước, khi nghe hiệu lệnh vòng tay ra sau, đưa lên cao và ném.
 Cho trẻ đứng theo đội hình hai hàng dọc, cô giáo chuẩn bị hai hình bé trai, bé gái, sau khi có hiệu lệnh lần lượt trẻ ném túi cát bằng một tay theo yêu cầu của cô. Cô quan sát sửa sai.
 - Trò chơi: Bóng bay
 Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn cùng làm theo cô.
* H Đ3: Hồi tĩnh. Bạn trai, bạn gái mời lớp uống nước cam (Cho trẻ chơi uống nước cam) 
3/ Hoạt động chuyển tiếp
- Cho trẻ chơi gieo hạt.
4/ Hoạt động góc
- Góc thư viện: Xem truyện tranh “Gấu Con bị đau răng”, xem tranh minh hoạ bài thơ “Bạn của bé”.
- Góc Văn học: Đọc thơ về chủ điểm “Bản thân”.
- Góc Âm nhạc: Hát múa các bài hát về bản thân của bé.
- Góc nghệ thuật: Trẻ tiếp tục hoàn thành tranh vẽ dở dang ở tiết Tạo hình, tập dán tranh “Các bộ phận dễ thương”
 - Góc xây dựng: - Ghép hình “Bé tập thể dục”, “Các bộ phận của bé”.
5/ Hoạt động ngoài trời
 Cho trẻ chơi một số đồ chơi ngoài trời
6/ Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa, ăn phụ chiều
Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn
Khi ăn không được dùng tay để bốc thức ăn, ăn hết suất, không được đùa giỡn, nói chuyện.
Ăn xong biết dọn dẹp, xếp ghế ngay ngắn
Biết tự xúc cơm ăn
7/ Hoạt động chiều:
Tô màu tập toán.
8/ Vệ sinh, trả trẻ:
Vệ sinh cho trẻ sạch đẹp trước khi ra về.
Giáo dục trẻ khi về biết thưa cô giáo, ông bà, ba mẹ và những người lớn xung quanh.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÁI TÓC XINH ĐẸP
I/ Mục đích yêu cầu
Trẻ biết cách vẽ và tô màu, tô không lem ra ngoài, trẻ ngồi đúng tư thế khi tô.
Sau khi học xong trẻ có thao tác cầm bút màu
Có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.Biết quan sát các bộ phận trên cơ thể mình.
Trẻ có hứng thú với tiết học.
II/ Chuẩn bị:
Bút màu.
Giấy có hình bạn trai, bạn gái, tóc chưa đủ, chưa đẹp.
Bàn, ghế.
Nơi trưng bày sản phẩm.
* Tích hợp: LVPTTM: Tay thơm, tay ngoan.
 LVPTNT: Trò chuyện về bé trai, bé gái.
III/ Tiến hành hoạt động:
 * Hoạt động 1: làm mẫu
 Tạo tình huống đến nhà Ty chơi
Cho trẻ quan sát tranh về bé trai , bé gái
Trò chuyện theo tranh
Cô và trẻ hát bài Tay thơm tay ngoan tặng bạn Ty
Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ, nhất là đôi tay.
Hôm nay các bạn hãy giúp cô tặng bạn Ty những kiểu tóc thật xinh nhé.
Cô vẽ và tô màu mẫu cho trẻ quan sát, vừa tô cô vừ nói các thao tác tô màu cho trẻ biết
 * Hoạt động 2: Trẻ vẽ và tô màu
 - Cô cho trẻ ngồi vào bàn, cho trẻ cầm bút màu và làm thao tác cầm bút, tô màu trong chân không
- Vẽ mái tóc đẹp và tô màu.
 * Hoạt động 3: Mang sản phẩm trưng bày
Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
 - Nhận xét, tuyên dương
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI
HÁT: “ CHIẾC KHĂN TAY”
Thời gian thực hiện:Thứ4 , ngày tháng năm 
I/ Mục đích yêu cầu
Sau khi học xong trẻ thuộc và hát được bài hát
Có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.
Biết quan sát các bộ phận trên cơ thể mình.
Trẻ có hứng thú với tiết học.
II/ Chuẩn bị:
Chiếc khăn tay.
Một số dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, phách tre.
* Tích hợp: LVPTNT: Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể.
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
HĐ1: Giới thiệu
Cho trẻ quan sát chiếc khăn tay.
Trò chuyện về chiếc khăn dung để lau sạch đôi bàn tay của mình.
Giáo dục trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ, nhất là đôi tay.
Cô cũng có một bài hát nói về chiếc khăn tay, các con lắng nghe cô hát.
HĐ2: Dạy hát
 - Cô hát lần 1
- Bài hát nói lên: em bé ngoan, đước mẹ may tặng cho chiếc khăn tay thật đẹp, mẹ thêu lên chiếc khăn cành hoa và con chim. Bé rất thích chiếc khăn đó và dùng chiếc khăn đó lau bàn tay hằng ngày.
- Hát lần 2, vỗ trống lắc
- Hát lấn 3 và khuyến khích những trẻ đã thuộc bài hát hát cùng với cô.
* Dạy trẻ hát
Cô dạy trẻ hát: theo lớp, cá nhân, nhóm
Cô cho trẻ chọn nhạc cụ
H Đ3: Nghe hát
- Cho trẻ nghe hát bài: “Biết vâng lời mẹ”, tác giả: Minh Khang.
- Nội dung bài hát: Khi đến lớp mà khóc nhè sẽ không được cô giáo yêu và các bạn không chơi cùng.
- Trò chơi: Tiếng hát ở đâu
- Một bạn bịt mắt, chọn một hoặc một vài bạn hát. Bạn bịt mắt phải biết bạn hát ở phía nào.
- Cô cho cháu chơi 3 – 4 lần
 NHẬN BIẾT TAY PHẢI – TAY TRÁI
I/. Mục đích – Yêu cầu:
- Dạy trẻ nhận biết tay phải – tay trái.
- trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, phát triển tay nghe, ngôn ngữ.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
II/. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ tay phải, tay trái.
- Cây viết.
* Tích hợp: LVPT NN: thơ “cô dạy”.
 LVPTTM: Tô màu tay phải, tay trái. Hát “xòe bàn tay , nắm ngón tay”
III/. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định – Trò chuyện
- Trò chuyện về chủ đề bản thân.
- Đọc thơ “Cô dạy”
- Cô hỏi trẻ: Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ nói gì?
- Tay dùng để làm gì?
Giáo dục trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ, giáo dục bảo vể môi trường.
* Hoạt động 2: Nhận biết tay phải – tay trái:
- Chơi: “Trời tối - Trời sáng”
- Cô xuất hiện cây viết trên tay phải.
- Cô hỏi trẻ: Cô cầm gì? Đây là tay gì? Dùng làm gì?
- Cô dạy trẻ tay cầm bút là tay phải dùng để viết, tô màu.
- Cô đưa tay còn lại và hỏi trẻ là tay gì?
- Cô cho trẻ giơ tay theo yêu cầu của cô.
- Cô xuất hiện tranh tay phải, tay trái cho trẻ xem và hỏi: Tranh vẽ gì? Đây là tay gì? Dùng để làm gì?
- Cho trẻ hát: “xòe bàn tay , nắm ngón tay” 
* Hoạt động 3: Trò chơi.
- Cho trẻ chơi: “Ai nhanh hơn”.
- Cách chơi: Cô cho cả lớp thi đua, đưa tay phải, tay trái lên, bạn nào đưa nhanh và đúng là thắng.
TRUYỆN: “ Gấu con bị đau răng”
I/. Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung truyện và nhớ các nhân vật trong truyện.
- Cung cấp và phát triển thêm vốn từ cho trẻ: Sinh nhật, tặng bánh kem, kẹo socola, linh đình, tấn công.
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh răng miệng để cơ thể khỏe mạnh, răng miệng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đến nét đẹp của gương mặt, biết đánh răng trước và sau khi ăn hay ngủ. Hạn chế ăn bánh, kẹo ngọt.
II/. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa truyện.
* Tích hợp: LVPTTM: Hát “Vui đến trường”
III/. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định – Trò chuyện
- Hát “ Vui đến trường”
- Sáng thức dậy các bạn làm gì?
- Ai đưa các bạn đi học? Con ăn sáng bằng những món ăn nào? 
- Ăn xong con làm gì?
- Có một chú Gấu rất khỏe mạnh nhưng lại bị đau răng, để biết vì sao Gấu bị đau răng, cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “ Gấu con bị đau răng”.
* Hoạt động 2: Kể chuyện trẻ nghe.
- Cô kể diễn cảm lần 1 và giải thích nội dung.
- Cô tóm nội dung câu chuyện: Gấu con rất thích ăn bánh kẹo nhưng lười đánh răng, nên Gấu bị sâu ăn răng, phải đến Bác sĩ khám, dược sự chỉ dẫn của bác sĩ, Gấu con đã biết vâng lời và đánh răng trước khi đi ngủ.
- Cô kể chuyện lần 2 + Xem tranh.
- Lần 3 xem tranh và giải thích từ khó.
 + Đoạn 1: Nói về ngày sinh nhật của Gấu con, Gấu con đã ăn nhiều bánh kẹo ngọt.
 + Đoạn 2: Do ăn nhiều bánh kẹo, Gấu con không đánh răng trước khi ngủ nên bị đau răng.
 + Đoạn 3: Gấu con nghe lời Bác sĩ đánh răng trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt nên không còn bị đau răng
* Hoạt động 3: Đàm thoại.
- Gấu con có rất nhiều quà nhân ngày gì?
- Trước khi ngủ Gấu quen điều gì? Chuyện gì đã xảy ra với Gấu?
- Ai đưa Gấu đến Bác sĩ? Gấu con có vâng lời Bác sĩ không?
- Các bạn có biết giữ gìn VS răng miệng cho mình không? Bạn làm gì?
- GDVS: Các bạn phải đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn để không bị đau răng, không bị hôi miệng và phải hạn chế ăn bánh ngọt.
* Cho trẻ chơi đóng vai nhân vật trong truyện.
TUẦN 3
TRÈO LÊN GHẾ - XUỐNG GHẾ
I/ Mục đích yêu cầu
Trẻ biết trèo lên ghế - xuống ghế, không đùa giởn khi đi.
Sau khi học xong trẻ biết được lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên.
Có ý thức giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh, có ý thức làm những công việc tự phục vụ bản thân.
Trẻ có hứng thú với tiết học.
II/ Các hoạt động trong ngày
1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, điểm danh, thể dục sáng
- Cô cho trẻ xem tranh và trò chuyện cùng trẻ về nội dung của các bức tranh. Trò chuyện về bản than trẻ, hỏi trẻ về tên, lớp, sở thích,. Trò chuyện về những công việc ở nhà, ở lớp của bé, bé làm gì, trò huyện về cơ thể của bé và các giác quan trên cơ thể
- Điềm danh trẻ có mặt và vắng mặt.
- Thể dục sáng: HH2 -T1 – B2 – C2 – B1
HH2: Thổi bóng bay.
T1: 2 tay sang ngang – đưa ra trước.
B2: 2 tay đưa lên cao – cúi người tay tay chạm chân
C2: 2 tay chống hông, chân đá về phía trước.
B1: Bật tại chổ
2/ Hoạt động học
 a/ Mục đích – yêu cầu:
 - Kiến thức: Dạy trẻ trèo lên ghế, xuống ghế.
 - Kỹ năng: 
 +Trẻ biết cách trèo lên ghế - xuống ghế, biết các thao tác với đố vật.
 +Trẻ biết tham gia các hoạt động ngoài trời tích cực và theo sự hướng dẫn 

File đính kèm:

  • docban than lop mam(1).doc