Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ điểm: Lớp mẫu giáo của bé

MỞ CHỦ ĐIỂM

- Cô trưng bày tranh ảnh về trường, lớp MN, tranh về các hoạt động của trường, tranh về tết Trung Thu

- Trò chuyện và đàm thoại với trẻ về:

+ Trường, lớp: Tên trường, tên lớp, tên các cô, các khu vực trong trường.

+ Ngày lễ tết Trung Thu

+ Các hoạt động, cách chăm sóc, yêu quý, bảo vệ trường lớp.

Hôm nay cô cháu mình cùng nhau khám phá về chủ đề: “ Lớp mẫu giáo của bé”

Cô cháu cùng nhau trang trí và trưng bày đồ dùng đồ chơi trên giá theo chủ đề , nhắc nhở cháu về nhà sưu tầm tranh, ảnh, các nguyên vật liệu mở để phục vụ cho chủ điểm.

 

doc28 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ điểm: Lớp mẫu giáo của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hoạt động: Lớp học sạch sẽ thoáng mát
III.Cách tiến hành:
 1.Hoạt động 1: Tập đọc thơ “ Trăng trung thu”
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về trăng và trò chuyện với trẻ
-Cô dẫn dắt vào bài thơ “ Trăng trung thu”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả
- Cô đọc diễn cảm bài thơ “ Trăng trung thu “ cho trẻ nghe lần 1 kết hợp điệu bộ
- Cô nhắc lại tên bài thơ .
- Cô đọc diễn cảm lần 2 hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả. 
- Cô đàm thoại với trẻ: 
 + Bài thơ nói về gì? 
 + Trăng giống như cái gì?
	 + Ánh trăng như thế nào?
- Ánh trăng trong bài thơ rất đẹp: mỗi khi đến trung thu hàng năm các bạn nhớ cùng bố mẹ rước đèn dưới trăng để cảm nhận được vẻ đẹp của trăng.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc từng câu đến hết bài (3 lần)
- Cô nhận xét, tuyên dương
2.Hoạt động 2: Vận động theo nhạc “ Rước đèn dưới trăng”
- Cô hát và vỗ xắc xô cho trẻ nghe bài “ Rước đèn dưới trăng”
- Cô mở máy hát ,cho trẻ vận động cùng cô .
- Chuyển hoạt động.
*Nhận xét cuối ngày 
1.Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 
1.1Nội dung chưa dạy được và lý do:
..........................
1.2 Những thay đổi cần thiết :
..........................
2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục)cần quan tâm chăm sóc ,giáo dục riêng(có thể kết hợp với gia đình)
Thứ sáu ngày 12 tháng 09 năm 2014
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ
Nặn bánh tròn
I Mục đích – yêu cầu: 
- Trẻ biết được tính chất của đất nặn ,biết cách nhào đất cho dẻo, biết chia đất thành 2-3 phần , biết các thao tác lăn dọc ,ấn bẹp ,xoay tròn  
- Trẻ nhaò, chai đất, xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc 
- Trẻ ý thức giữ gìn sản phẩm của mình của bạn
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô : Xắc xô, bánh nặn mẫu, đất nặn.
2. Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng, dĩa, khăn lau tay.
3.Môi trường hoạt động: Lớp học thoáng mát.
III.Cách tiến hành:
1.Quan sát vật mẫu
- Cô tạo tình huống sắp đến ngày tết trung thu nên cô chuẩn bị nhiều bánh.
- Cô cho trẻ quan sát và hỏi: 
+ Bánh có hình gì đây?
+ Xung quanh chiếc bánh được trang trí như thế nào? 
+ Để nặn được chiếc bánh ga tô như thế này chúng ta phải làm như thế nào?
- Cô khái quát lại và dẵn dắt vào bài. Giáo dục trẻ không được nghịch đất xuống nền .
2. Cô nặn mẫu:
- Cô làm mẫu kết hợp giải thích: Cô chia đất nặn, nhào đất cho mềm sau đó cô xoay tròn sau đó cô ấn bẹt viên đất, cô lấy 1 ít đất lăn dọc, xoay tròn để trang trí bánh.
- Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng và về chỗ nặn
3.Trẻ thực hiện: 
- Cô cho trẻ nặn bánh, cô đi từng bàn quan sát hướng dẫn cho trẻ để trẻ tạo được sản phẩm 
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát , hướng dẫn trẻ làm 
4.Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm đặt lên bàn
- Sau đó cô gợi ý đẻ trẻ nhận xét
- Con thấy cái nào đẹp nhất? Thích bánh của bạn nào nhất? Vì sao? Bạn đã nặn bánh ga tô này như thế nào?
- Cô khái quát và giáo dục trẻ: 
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
* Nhận xét cuối ngày:
1. Kết quả đạt được sau khi tổ chức hoạt động trong ngày
1.1 Nội dung chưa dạy được và lý do:
1.2 Những thay đổi cần thiết:
.
2. Những trẻ có những biểu hiện đặc biệt( về sức khỏe và về giáo dục) cần quan tâm chăm sóc, giáo dục riêng( có thể kết hợp với gia đình.)
Thứ bảy ngày 13 tháng 09 năm 2014
 ÔN LUYỆN CÁC BÀI THƠ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
 KẾ HOẠCH TUẦN 2 ( Từ ngày 15/ 09-20/09/2014)
Chủ đề: Cô giáo và các bạn
Lớp: Bé 2 
 Thứ
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Đón trẻ, chơi
- Chơi với các đồ chơi trong lớp
Trò chuyện sáng
Trò chuyện với trẻ về những hành động nguy hiểm và những nơi không an toàn
Trò chuyện về cách chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp.
 Trò chuyện về hoạt động của trẻ trong 1 ngày ở trường Mầm non.
Trò chuyện về tên cô giáo và các bạn trong lớp
Trò chuyện về đồ dùng cá nhân của trẻ.
Ôn luyện
Thể dục sáng
1.Khởi động: Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi,chuyển đội hình hàng ngang để tập thể dục sáng
 2.Trọng động: Tập với nơ, tập theo nhạc. Mỗi động tác tập 2l x 2n
- Động tác hô hấp: Ngửi hoa( Đưa hoa lên mũi giả vờ ngửi hoa) 4 lần
- Động tác tay : Hái hoa ( Hai tay đưa lên cao) 
- Động tác bụng: Nhặt hoa( giả vờ cúi người xuống nhặt hoa )
- Động tác chân: Trồng hoa( Ngồi xuống giả vờ trồng hoa) 
- Động tác bật: Bật tại chỗ, bật tách khép chân (4 lần)
3.Hồi tỉnh: Trẻ đi dạo hít thở nhẹ nhàng quanh sân tập
Hoạt động học
 Lĩnh vực thể chất:
Bật tại chỗ
Lĩnh vực nhận thức:
Những hình bé yêu
Lĩnh vực TCXH:
 Đôi bạn tốt
Lĩnh vực ngôn ngữ:
 Thơ “ Cô và mẹ” 
Lĩnh vực thẩm mỹ:
 Vẽ bóng bay
Ôn luyện
Chơi ngoài trời
 - Quan sát các lớp học của anh chị
- TCVĐ: 
+ Tìm bạn
+ Chi chi, chành chành
 - Hoạt động tự chọn
- TCVĐ: 
+ Chạy tiếp cờ.
+ Chim bay 
- Hoạt động tự chọn
- Quan sát sân trường
-TCVĐ:
+Lá và gió
+Gieo haït.
 - Hoạt động tự chọn 
- Quan sát cổng trường
- TCVĐ:
+ Bóng bay
+ Dung dăng, dung dẻ
 - Hoạt động tự chọn 
- Quan sát bầu trời
- TCVĐ:
+ Trốn tìm.
+ Lộn cầu vồng.
- Hoạt động tự chọn
Ôn luyện
Chơi, hoạt động ở các góc
- Phân vai: Đóng vai cô giáo, học sinhBán hàng phục vụ cho các góc chơi.
- Xây dựng: Xây trường mầm non của bé.
-Tạo hình: Tô màu cô giáo và các bạn, vẽ bóng bay, nặn bánh tròn
- Thư viện:Làm album về chủ điểm
* Chuẩn bị: Các đồ dùng đồ chơi gia đình, bán hàng, tranh, đĩa nhạc theo chủ điểm, màu tô, đất nặn,gạch xây dựng, các nguyên vật liệu mở
Ăn, ngủ
- Làm quen cách lau mặt, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn.
Chơi, hoạt động theo ý thích
 Hướng dẫn lấy và cất đồ dùng cá nhân đúng quy định
Cô hát cho trẻ nghe bài “ Cô giáo em”
 Đọc thơ “ Tình bạn” cho trẻ nghe
Cho trẻ làm quen một số ký hiệu thông thường ở trường, lớp, trong cuộc sống
Nhận xét cuối tuần
Ôn luyện
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân, ra về.
 BGH	GVTH
 Trương Thị Hồng Thụy
 Thứ hai ngày 15 tháng 09 năm 2014
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Bật tại chỗ
 I.MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU
 - Trẻ biết bật tại chỗ: 2 tay chống hông, đứng thẳng người khi có hiệu lệnh khuỵu gối nhún bật tại chỗ 3 lần liên tục và chạm đất bằng đầu bàn chân .Trẻ biết tập các động tác của BTPTC.Trẻ chơi được trò chơi vận động. 
 - Trẻ có kỹ năng giữ thăng bằng khi tiếp đất, phản ứng theo hiệu lệnh.
- Trẻ có ý thức trong tập luyện.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Đồ dùng của cô: Xắc xô , hoa 
2. Đồ dùng của trẻ: Hoa 
3.Môi trường hoạt động: Sân tập sạch sẽ, thoáng mát
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1.Khởi động: Cho cháu đi, chạy vòng tròn kết hợp các kiểu chân
 2. Trọng động:
 a.BTPTC: Mỗi động tác tập 2 lần x 2 nhịp, riêng động tác chân tập 3 lần x 2 nhịp
- Động tác hô hấp : Hai tay đưa lên mũi ngửi hoa
- Động tác tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao
- Động tác bụng: Cúi gập người về trước.
- Động tác chân: Chân đưa ra trước.
- Động tác bật: Bật tại chỗ
b.VĐCB: 
- Cô giới thiệu tên vận động: “ Bật tại chỗ”
- Cô làm mẫu lần 1: làm mẫu toàn phần, không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: Hai tay chống hông, khi có hiệu lệnh thì khuỵu gối lấy đà và nhún bật tại chỗ 3 lần liên tục, chạm đất bằng đầu bàn chân đến hết bàn chân.
 - Trẻ tập: Lần lượt cô cho 2 trẻ lên tập cho đến hết.
 - Cho trẻ tập 2 - 3 lần, thi đua giữa các tổ.Khi trẻ tập cô bao quát, động viên cổ vũ để trẻ mạnh dạn lên tập
c. TCVĐ: “ Lộn cầu vồng” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. 
+ Cách chơi : Từng đôi 1 đứng cầm tay nhau vừa đọc lời ca vừa vung 2 tay sang 2 bên theo nhịp đọc đến hết câu thì 2 tay bắt chéo xoay lưng lại với nhau và tiếp tục đọc hết câu xoay người lại như lúc ban đầu.
+ Luật chơi :Trẻ thực hiện động tác phù hợp với lời ca 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần .
- Cô nhận xét trẻ chơi kết hợp giáo dục trẻ .
3.Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi dạo và hít thở nhẹ nhàng.Chuyển hoạt động .
*Nhận xét cuối ngày 
1.Kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày 
1.1Nội dung chưa dạy được và lý do:
..
1.2 Những thay đổi cần thiết :
.
2.Những trẻ có biểu hiện đặc biệt (về sức khỏe và giáo dục)cần quan tâm chăm sóc ,giáo dục riêng; có thể kết hợp với gia đình) 
.
 . 
..
 Thứ ba ngày 16 tháng 09 năm 2014
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Những hình bé thích
 I.MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU :
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tròn, hình vuông. Biết hình tròn lăn được vì không có góc cạnh, hình vuông không lăn được vì có góc, có cạnh.
- Trẻ có kỹ năng đếm cạnh, góc , sờ góc, lăn hình
- Trẻ tập trung chú ý trong giờ học.
II.CHUẨN BỊ :	
1.Đồ dùng của cô: Các hình tròn, hình vuông giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
2.Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 2 hình tròn, 2 hình vuông có kích thước và màu sắc khác nhau. Màu tô đầy đủ cho trẻ.
3.Môi trường hoạt động: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
* Thu hút trẻ: Cho cháu hát bài: “Qủa bóng”	
 - Cô và trẻ cùng đàm thoại về bài hát .
+ Lớp mình vừa nghe bài hát gì? Bài hát nói về gì? 
1. Hoạt động 1: Dạy trẻ nhận biết hình tròn- hình vuông. 
- Trong rổ của các con có rất nhiều hình, các con sẽ chọn hình giống mẫu của cô đưa lên nhé!
- Cô chọn hình vuông giơ lên và yêu cầu trẻ chọn hình giống cô giơ lên, hỏi trẻ tên hình, màu sắc (nếu trẻ không biết cô nói cho trẻ biết)
- Cô cho trẻ nói: Đây là hình vuông màu đỏ (xanh, vàng)
- Cô chọn hình giơ lên và yêu cầu trẻ tìm hình giống cô giơ lên, cô hỏi trẻ tên hình, màu sắc? Cô cho trẻ nói tên hình, màu sắc.
- Cho trẻ chơi hình tròn, hình vuông (cho trẻ sờ đường bao, lăn hình)
- Hỏi trẻ: Hình tròn và hình vuông có lăn được không? Vì sao?
* Cô giải thích: Hình tròn lăn được vì hình tròn không có góc, không có cạnh.Còn hình vuông không lăn được vì hình vuông có góc, có cạnh (cho trẻ đếm 4 cạnh cùng cô)
 * Trò chơi luyện tập. 
- Chọn hình theo mẫu: Cô giơ hình nào trẻ giơ giơ hình đó và đọc tên hình.
- Chọn hình theo yêu cầu: Cô gọi tên hình, trẻ chọn hình giơ lên. Cô chọn hình trẻ gọi tên.
- Cô yêu cầu trẻ chọn hình lăn được, hình không lăn được ( Khi trẻ chọn xong cô yêu cầu trẻ gọi tên hình)
2.Hoạt đông 2: Cho trẻ tô màu hình tròn- hình vuông
- Cô cho trẻ tô màu theo yêu cầu của cô, hình tròn tô màu đỏ, hình vuông tô màu xanh 
- Nhận xét kết thúc
*

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_diem_lop_mau_giao_cua_be.doc