Giáo án Lý 7 tuần 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

 Tiết 6

THỰC HÀNH : QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT

 TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức :

 - Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng .

 - Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng .

 - Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí .

 2. Kỹ năng :

 - Biết nghiên cứu tài liệu .

 - Bố trí thí nghiệm , quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận .

 3.Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tinh thần phối hợp nhóm trong làm thực hành .

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý 7 tuần 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 06/09/2011
 Tiết 6 Ngày dạy :
THỰC HÀNH : QUAN SÁT VÀ VẼ ẢNH CỦA MỘT VẬT
 TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 - Luyện tập vẽ ảnh của vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng .
 - Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng .
 - Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí .
 2. Kỹ năng :
 - Biết nghiên cứu tài liệu .
 - Bố trí thí nghiệm , quan sát thí nghiệm để rút ra kết luận .
 3.Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túc, tinh thần phối hợp nhóm trong làm thực hành .
II.Chuẩn bị của thầy và trò 
 - 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 cái bút chì , 1 thước đo góc, 1 thước thẳng .
 - Cá nhân HS : Một mẫu báo cáo thực hành đã trả lời sẵn các câu hỏi chuẩn bị .
III. Tổ chức lớp 
1.Kiểm tra sĩ 
 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 : Kiểm tra.
GV? Nêu tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ?
HS : Nêu được 3 tính chất :
ảnh ảo 
Kích thước bằng vật .
Khoảng cách từ một điểm trên vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương .
GV? Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng ?
HS : Do các hiện tượng phản xạ ánh sáng trên mặt gương phẳng và các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S/ .
GV : Kiểm tra mẫu báo cáo của HS .
HĐ2 : Tổ chức thực hành : Chia nhóm . 
GV: Yêu cầu HS đọc câu C1 SGK .
HS : Làm việc cá nhân đọc câu C1 .
GV : Yêu cầu nhóm HS chuẩn bị dụng cụ, bố trí thí nghiệm, vẽ lại vị trí của gương và bút chì 
HĐ3 : Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng ( Vùng quan sát ) .
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc C2 .
HS : Đọc C2 .
GV Chấn chỉnh lại HS : Xác định vùng quan sát được : 
 + Vị trí người ngồi và vị trí gương cố định .
 + Mắt nhìn sang phải , HS khác đánh dấu .
 + Mắt nhìn sang trái, HS khác đánh dấu .
GV : Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo câu hỏi C2, C3 .
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm 
 + Để gương ra xa .
 + Đánh dấu vùng quan sát .
 + So sánh với vùng quan sát trước .
GV: Yêu cầu HS có thể giải thích bằng hình vẽ 
 + ánh sáng truyền thẳng từ vật đến gương 
 + ánh sáng phản xạ tới mắt .
 + Xác định vùng nhìn thấy của gương .
HS : Vẽ hình minh hoạ .
GV : Hướng dẫn HS làm C4 
 + Xác định ảnh của N và M dựa vào tính chất
 của ảnh tạo bởi gương phẳng . N/ 
 + Tia phản xạ tới mắt thì nhìn thấy ảnh .
 M/
HĐ4 : Nhận xét - rút kinh nghiệm 
GV: Nhận xét chung về thái độ, ý thức của HS , tinh thần làm việc của các nhóm và rút kinh nghiệm .
 - Thu báo cáo thí nghiệm .
HS : Thu dọn dụng cụ thí nghiệm, Kiểm tra lại dụng cụ .
HĐ6 : Hướng dẫn học ở nhà 
GV : Hướng dẫn :
Chuẩn bị bài : Gương cầu lồi 
1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
C1: 
a/ Đặt bút chì song song với gương 
 Đặt bút chì vuông góc với gương .
b/ Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp .
2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng 
C3: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ hẹp đi .
C4: 
 N
 M
-Không nhìn thấy điểm N vì mắt không đặt trong vùng nhìn thấy ảnh N/ của N.
- Nhìn thấy điểm M vì mắt đặt trong vùng nhìn thấy ảnh M/ của M như hình vẽ .
IV. Rút kinh nghiệm: 
 Ký duyệt 
 Ngày 12/09/2011
 Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docTUAN 6.doc
Giáo án liên quan