Giáo án Lý 7 tuần 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

 Tiết 5

 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức :

 - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

 - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

 2. Kỹ năng :

 - Làm thí nghiệm : Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng.

 3. Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được ( Hiện tượng trừu tượng ).

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý 7 tuần 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 01/09/2011
 Tiết 5 
 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 - Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
 - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
 2. Kỹ năng :
 - Làm thí nghiệm : Tạo ra được ảnh của vật qua gương phẳng và xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất ảnh của gương phẳng.
 3. Thái độ : Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu một hiện tượng nhìn thấy mà không cầm thấy được ( Hiện tượng trừu tượng ).
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
+ 1 gương phẳng có giá đỡ,1 tấm kính trong có giá đỡ,2 quả pin tiểu,1 tờ giấy .
III. Tổ chức lớp 
1.Kiểm tra sĩ số 
 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 : Kiểm tra 
 1/Làm bài 4.1 SBT 
 2/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng . Xác định tia tới SI trong trường hợp sau :
 R
 I
HS : Hai học sinh lên bảng trả lời – HS dưới lớp nghe và nêu nhận xét .
HĐ2 : Nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng . 
GV: Yêu cầu các nhóm HS bố trí thí nghiệm như hình 5.2 SGK và quan sát trong gương . ( Lưu ý đặt gương thẳng đứng , vuông góc với tờ giấy )
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm .
GV? So sánh ảnh của vật với vật ?
Kích thước của ảnh như thế nào so với kích thước của vật ? ảnh có hứng được trên màn không ?
So sánh khoảng cách từ ảnh đến gương với khoảng cách từ vật đến gương ?
HS : Đưa ra các dự đoán .
GV ? Làm thế nào để kiểm tra được các dự đoán ?
HS :Nêu phương án : Có thể HS sẽ nêu phương án lấy màn chắn hứng ảnh thì GV để HS làm tiếp thí nghiệm .
GV? ảnh có hứng được trên màn chắn không ?
HS : Không .
GV : ánh sáng có truyền qua gương phẳng đó được không ?
HS : Không .
GV : Như vậy nhận xét trên chưa đủ để rút ra tính chất .
GV gợi ý : Thay gương bằng tấm kính phẳng, trong và làm tiếp thí nghiệm .
- Từ kết quả thí nghiệm yêu cầu HS hoàn thành kết luận .
HS : Điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận .
GV? Bằng quan sát hãy dự đoán độ lớn của ảnh của pin so với độ lớn của pin ?
HS : ảnh của quả pin có độ lớn bằng quả pin .
GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm hình 5.2 SGK . Sau đó yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm .
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm .
GV : Từ kết quả thí nghiệm hãy so sánh độ lớn của ảnh với độ lớn của vật ?
HS : Từ kết quả thí nghiệm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận .
GV : Yêu cầu HS nêu phương án so sánh và cho HS thảo luận .
HS : Đánh dấu vị trí ảnh của pin, gương .
 Đo khoảng cách : Kẻ đường vuông góc từ vị trí của vật đến gương rồi đo .
GV : Yêu cầu các nhóm tến hành thí nghiệm .
GV? Từ kết quả thí nghiệm hãy so sánh khoảng cách từ ảnh của điểm sáng tới gương với khoảng cách từ điểm sáng đó tới gương ?
HS : Nêu kết luận. 
HĐ3 : Giải thích sự tạo thành ảnh của vật bởi gương phẳng .
GV:1 điểm sáng A được xác định bằng 2 tia sáng giao nhau xuất phát từ A . ảnh của A là điểm giao nhau của 2 tia phản xạ tương ứng .
GV : Yêu cầu HS vẽ tiếp vào hình 5.4 hai tia phản xạ và tìm giao điểm của chúng ( Nhắc HS áp dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc dùng tính chất của ảnh ).
HS : Từng HS thực hiện C4 .
GV : Yêu cầu HS điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận .
HS : Hoàn thành kết luận .
GV : Yêu cầu HS đọc thông báo SGK 
HĐ4 : Củng cố - Vận dụng 
GV? ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì ?
HS : Nêu được 3 tính chất của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng .
GV? Vì sao ta nhìn thấy ảnh ảo S/ mà không hứng được S/ trên màn .
HS : Vì tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S/ .
GV : Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương theo yêu cầu C5 .
HS : 1 HS lên bảng vẽ , HS dưới lớp nhận xét .
GV : Yêu cầu HS giải đáp thắc mắc của bé Lan nêu ra ở đầu bài .
GV : Yêu cầu HS đọc phần “ Có thể em chưa biết” và yêu cầu HS khá chứng minh : 
 SH = S/H ; SS/ vuông góc với gương.
HĐ6 : Hướng dẫn học ở nhà 
GV : Hướng dẫn :
 - Học bài kết hợp SGK và vở ghi - Thuộc phần ghi nhớ .
 - Làm bài tập 5.1 đến 5.4 SBT
 - Chuẩn bị bài :Thực hành : Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng .
 Mỗi HS một mẫu báo cáo thực hành , trong đó đã trả lời sẵn các câu hỏi chuẩn bị .
1/Bài 4.4 SBT .
-Vẽ pháp tuyến IN rồi vẽ góc tới i bằng góc phản xạ i/ nghĩa là 
 S1IN = NIM . Ta vẽ được tia tới S1I.
-Tương tự như trên ta vẽ được S2K ( Hình dưới )
* Xác định tia tới SI tương tự như trên .
 N S2 N/ 
 S1 M
 I K
I.Tính chất của ảnh tạo bởi Gương phẳng 
- Thí nghiệm 
1. ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không ?
* Kết luận : ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn , gọi là ảnh ảo .
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không 
- Thí nghiệm : Hình 5.2 SGK 
* Kết luận : Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật .
3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương .
* Kết luận : Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau. 
II.Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng 
C4:
 S R M
 H I K
 S/
-Vẽ ảnh S/ dựa vào tính chất ảnh .
- Vẽ 2 tia phản xạ IR và KM ứng với 2 tia tới SI và SK theo định luật phản xạ ánh sáng .
- Kéo dài 2 tia phản xạ gặp nhau tại S/ .
- ảnh S/ không hứng được trên màn vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài qua S/ ( S/ là giao điểm các đường kéo dài của các tia phản xạ ).
* Kết luận : Ta nhìn thấy ảnh ảo S/ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S/ .
III. Vận dụng 
C5:
 B
 A 
 A/ 
 B/
V.Rút kinh nghiệm 
 Ký duyệt
 Ngày 05/09/2011
 Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docTUAN 5.doc
Giáo án liên quan